Hà Nội vẫn ì ạch thu hồi dự án ôm đất rồi bỏ hoang, hé lộ loạt nguyên nhân
Thời gian qua, Hà Nội đã mạnh tay hơn trong việc xử lý đối với dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, song thực tế kết quả chưa đạt như mong muốn, thậm chí còn phát sinh thêm dự án khác.
Đây là một trong những nội dung vừa được Thường trực HĐND TP Hà Nội đưa ra sau đợt tái giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội liên quan tới các dự án chậm triển khai đầu năm 2021 đến thời điểm này.
Cụ thể, theo đánh giá của Thường trực HĐND TP Hà Nội, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của HĐND Thành phố, gần 3 năm thực hiện kiến nghị giám sát của HĐND Thành phố và kết luận phiên giải trình của Thường trực HĐND Thành phố, kết quả đạt rất thấp mặc dù UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết các tồn tại, hạn chế trong xử lý vi phạm dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.
Nhiều dự án “ôm đất” rồi để cỏ mọc um tùm suốt nhiều năm (Ảnh minh họa).
Tổng hợp danh mục các dự án vẫn chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cần tiếp tục được các cơ quan, đơn vị theo dõi, đôn đốc, giám sát việc triển khai dự án theo quy định, bao gồm:
Nhóm 63 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt. Trong đó có 18 dự án cần thanh tra, kiểm tra để báo cáo UBND Thành phố chấm dứt dự án theo quy định; 31 dự án chậm, tạm dừng cần điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ chế thực hiện do vướng mắc giữa các Luật; 8 dự án chậm nhưng đề xuất tiếp tục triển khai và đề nghị đẩy nhanh tiến độ; 06 dự án Thành phố đã có chỉ đạo giao các sở chuyên ngành kiểm tra, thanh tra, chờ thực hiện theo kết luận.
Ngoài ra, có nhóm 287 dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật đến thời điểm tháng 5/2021. Trong đó có: 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng đề nghị gia hạn 24 tháng; 59 dự án chậm giải phóng mặt bằng; 20 dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính; 76 dự án có các vi phạm khác; 39 dự án dừng thanh tra (do các cơ quan khác thanh tra hoặc dự án chưa được phê duyệt, chưa được giao đất…); 17 dự án kiểm tra, hậu kiểm và xử lý theo quy định của pháp luật; 16 dự án phát sinh sau thời điểm giám sát của HĐND TP năm 2018 đến tháng 3/2021, hiện đang triển khai nhưng chậm tiến độ so với tiến độ được duyệt.
Trên cơ sở kiểm tra trực tiếp thực địa và kết quả làm việc tại các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Mê Linh, Thường trực HĐND Thành phố đã rà soát hồ sơ 04 dự án để chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị UBND Thành phố giải quyết, xử lý theo quy định.
Video đang HOT
Vạch rõ loạt nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan
Về nguyên nhân khách quan của tình trạng chậm trễ này, Thường trực HĐND TP đã chỉ ra các vấn đề như quy định pháp luật về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng còn chồng chéo, chưa đồng bộ và chậm được tháo gỡ; một số dự án chậm triển khai do phải tạm dừng để rà soát điều chỉnh quy hoạch; một số dự án gặp khó khăn trong công tác thỏa thuận, đền bù GPMB…
Tuy nhiên theo cơ quan, cũng có không ít nguyên nhân chủ quan, đó là việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Nghị quyết về kết quả giám sát và các kiến nghị giám sát của HĐND TP, kết luận phiên giải trình của Thường trực HĐND TP chưa được chính quyền các cấp, các sở ngành triển khai thực sự quyết liệt, thường xuyên.
Cùng với đó, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư chưa kiên quyết, chưa kịp thời, chưa làm hết trách nhiệm trong xử lý vi phạm của các nhà đầu tư; việc quản lý, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện dự án theo tiến độ đã được phê duyệt còn thiếu chủ động; việc hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch còn chậm và chưa quyết liệt.
Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư dự án không chấp hành pháp luật đất đai, chấp hành chế độ báo cáo giám sát đầu tư, vẫn còn tình trạng cố ý sử dụng đất sai mục đích hoặc cố tình chây ỳ triển khai dự án chậm tiến độ…
Từ thực tế giám sát và phân tích nguyên nhân, Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị theo dõi, thực hiện hậu kiểm và xử lý vi phạm đối với nhóm các dự án Đoàn giám sát kiến nghị.
Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư, trách nhiệm kiểm tra dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nói chung và các dự án có sử dụng đất nói riêng.
Ngoài ra, UBND TP cần thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế của từng dự án đầu tư; trên cơ sở hồ sơ cụ thể, kiến nghị biện pháp xử lý dứt điểm với các dự án vi phạm luật đất đai, nợ nghĩa vụ tài chính kéo dài.
Cũng theo Thường trực HĐND TP, cần quan tâm giải quyết các đề nghị của cơ quan thuế đối với các hồ sơ có vướng mắc trong quá trình xác định nghĩa vụ tài chính, xác định số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được khấu trừ (nếu có) của các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, Thường trực HĐND TP đề xuất Chính phủ tổng hợp, trình Quốc hội sửa đổi Luật đất đai đồng thời với sửa đổi các quy định liên quan của Luật khác về các lĩnh vực: Quy hoạch, Đầu tư, Đầu tư công, Xây dựng, Thanh tra…. để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Đồng thời cơ quan này đề nghị Thanh tra Chính phủ nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động thanh tra, đôn đốc, xử lý sau thanh tra; quy định về cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, xây dựng hệ thống mạng thông tin quản lý thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, thống nhất hệ thống mạng thông tin quản lý thanh tra từ khi thanh tra, đến khi thực hiện xong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra từ Trung ương đến địa phương.
Ngoài ra, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tổng hợp, nghiên cứu và tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết một số bất cập, vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Chủ tịch quận kết luận về đơn tố cáo đội trưởng quản lý trật tự xây dựng
Ông Lưu Ngọc Hà - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vừa ký kết luận nội dung của công dân tố cáo ông Nguyễn Ngọc Mạnh - Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Bắc Từ Liêm.
Kết luận cho biết, công dân tố cáo ông Nguyễn Ngọc Mạnh có hành vi vi phạm trong việc quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chức trách được giao, thiếu trách nhiệm buông lỏng quản lý để vi phạm trật tự xây dựng tại khu đất số 12, ngõ 220 đường Tây Tựu gây hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả xác minh của UBND quận Bắc Từ Liêm cho thấy, từ tháng 4/2018, UBND phường Tây Tựu đã nhận được đơn của Công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà Hồ Gươm đề nghị ngăn chặn việc xây dựng công trình trái phép của ông Phạm Hùng trên diện tích đất 3.359 m2 tại ngõ 220 đường Tây Tựu (đã được UBND TP Hà Nội cấp chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2004 cho doanh nghiệp này).
Trụ sở UBND quận Bắc Từ Liêm (Ảnh: Quang Phong).
Theo báo cáo giải trình của ông Nguyễn Ngọc Mạnh - Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng quận Bắc Từ Liêm, kể từ thời điểm phát hiện vi phạm về trật tự xây dựng của ông Phạm Hùng, tổ thanh tra xây dựng phụ trách địa bàn đã phối hợp với UBND phường Tây Tựu lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, đề xuất UBND quận ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ dừng thi công.
Tuy nhiên, cán bộ phụ trách địa bàn gặp khó khăn trong việc lập biên bản ghi nhận hiện trạng khi công trình đã xây xong do chủ đầu tư không hợp tác, khóa cửa cổng, không cho lực lượng chức năng tiếp cận công trình vi phạm.
Vì vậy, UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định, ngay sau khi nhận được đơn thư phản ánh của Công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà Hồ Gươm, Đội Thanh tra xây dựng quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với phường Tây Tựu tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm.
Thực hiện chỉ đạo của UBND quận Bắc Từ Liêm tại Kết luận số 76/KL-UBND ngày 21/12/2020, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận này đã phối hợp với các phòng ban kiểm tra. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cấp ngành tập trung cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nên đến nay chưa tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm.
Quận Bắc Từ Liêm cho rằng, trách nhiệm giám sát, giữ nguyên hiện trạng, áp dụng biện pháp ngăn chặn, không để vi phạm tiếp diễn sau khi có biên bản vi phạm hành chính thuộc trách nhiệm của UBND phường Tây Tựu; không phải trách nhiệm của Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận.
"Do đó, không có việc ông Nguyễn Ngọc Mạnh - Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách được giao"- văn bản của ông Lưu Ngọc Hà nêu rõ.
Dù vậy, Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm đã giao Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận phối hợp với các phòng ban chức năng liên quan củng cố, hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế công trình vi phạm trước ngày 30/7.
UBND phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.
Liên quan đến sự việc này, như Dân trí phản ánh trước đó, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm từng ban hành kết luận khẳng định việc UBND phường Tây Tựu không có biện pháp ngăn chặn, đình chỉ thi công có hiệu lực, để ông Phạm Hùng tiếp tục xây dựng công trình, dẫn đến gây bức xúc, đơn thư tố cáo của công dân.
Phòng Nội vụ quận Bắc Từ Liêm đã được giao hướng dẫn Đội Quản lý trật tự xây dựng và UBND phường Tây Tựu tổ chức kiểm điểm các cá nhân liên quan, báo cáo UBND quận Bắc Từ Liêm trước ngày 30/12/2020. Tuy nhiên đến nay công trình vi phạm vẫn "vô tư" tồn tại.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...