Hà Nội vẫn đang bế tắc trong việc xử lý rác thải
Sau một năm rưỡi “lắng xuống”, tình trạng rác thải sinh hoạt chất đóng, ùn ứ… lại tiếp diễn tại nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội.
Những ngày qua, trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội như cửa khẩu An Dương quận Tây Hồ, phố Hòa Mã quận Hai Bà Trưng, đường Duy Tân, Xuân Thuỷ, Trần Quốc Hoàn… quận Cầu Giấy và nhiều khu vực tại quận Nam Từ Liêm tái diễn tình trạng rác thải sinh hoạt tập kết ven đường từ ngày này qua ngày khác, mà không thể vận chuyển về nơi chôn lấp. Người dân xung quanh những điểm tập kết này phải chấp nhận sống chung với mùi của rác rưởi, nước bẩn rỉ ra.
“Mấy hôm nay mình thấy rác thải ở đây rất nhiều, ảnh hưởng đến không khí, cảnh quan xung quanh. Mong rằng cơ quan chức năng can thiệp để xử lý rác thải tốt nhất”- một người dân chia sẻ.
(Ảnh minh họa)
Nhằm hạn chế tình trạng rác thải vứt, bỏ bừa bãi tại các tuyến phố cũng như tác động môi trường khi nắng, mưa bất thường những ngày qua, công nhân môi trường đô thị đã phải tăng giờ làm, thực hiện che chắn kín nhất có thể các xe rác.
“Bình thường sẽ rác đi cẩu từ tối là khoảng 7h đi được khoảng 11-12h là về tới địa bàn và cẩu tiếp thì 1-2h về. Nhưng bây giờ có khi về đến đây là phải 2h sáng và cẩu đến 3-4h có khi đến 6h sáng. 6h sáng mà vẫn không thể hết được mà vẫn còn một số điểm nhỏ thì lại có xe tăng cường cẩu tiếp”- chị Nguyễn Thị Kim Yến, công nhân công ty môi trường đô thị Hà Nội, chi nhánh Hai Bà Trưng cho biết.
Theo ngành chức năng Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác thải ùn ứ tại một số tuyến phố trên địa bàn thời gian qua là do Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn quá tải, khi bãi rác này phải “gánh” thêm số lượng lớn rác từ Nhà máy Đốt rác phát điện Thiên Ý đang chậm tiến độ. Theo kế hoạch, từ cuối tháng 4/2022, một lượng lớn rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố sẽ được chuyển về Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý. Tuy nhiên, việc nhà máy “vỡ” kế hoạch đưa vào khai thác vận hành, số lượng rác phát sinh lại phải chuyển về các bãi chôn lấp. Bên cạnh đó, thời tiết bất lợi, mưa to tập trung kéo dài những ngày qua, làm hỏng, lầy lội các đường dẫn vào khu chốn lấp cũng ảnh hưởng đến khả năng tiệp nhận tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.
“Đáng ra năm nay chỉ khoảng 2.000 tấn rác vào bãi Nam Sơn/ngày thôi. Nhưng do nhà máy rác Thiên Ý chưa vào hoạt động nên bãi Nam Sơn phải tiếp nhận khoảng 5000 tấn/ngày-hơn gấp đôi….”- ông Phạm Cao Thắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết.
Trước tình trạng quá tải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sở Xây dựng Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND thành phố về việc tiếp nhận, xử lý rác. Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận chỉ đạo nhà thầu duy trì vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn về Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn theo quy định. Đối với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chưa vận chuyển về khu xử lý do các yếu tố khách quan, UBND các quận chỉ đạo nhà thầu có phương án bảo đảm vệ sinh môi trường, không gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) – đơn vị quản lý, vận hành bãi rác Nam Sơn tập trung bố trí lao động bảo đảm điều kiện tiếp nhận rác 24/24 giờ; tính toán đến điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp trong các ngày tiếp theo. Đồng thời, tăng cường thời gian tiếp nhận rác tại khu xử lý 24/24 giờ.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại bãi rác Xuân Sơn, Sơn Tây cũng vừa xảy ra sự cố rò rỉ nước rác ra môi trường. Ngay khi xảy ra sự cố, cơ quan chức năng đã kịp thời hoành triệt, tạo hố tụ và bơm tuần hoàn về hồ với khối lượng khoảng 500m3/ngày đêm. Đại diện Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, rất may sự cố đã kịp thời xử lý, nếu không phải tính đến phương án tạm thời đóng cửa bãi rác Xuân Sơn./.
Hà Nội có 8 chuỗi lây nhiễm Covid-19 chưa rõ nguồn lây
Sau 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Hà Nội có 11 chuỗi lây nhiễm, trong đó 8 chuỗi chưa rõ nguồn lây
"Hà Nội hiện có 8 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây", đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu ra trong Cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, diễn ra chiều 5/9. Cuộc họp do Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp (Ảnh: TTXVN).
Cụ thể, cập nhật diễn biến dịch bệnh tại các "điểm nóng" trên cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, tại Hà Nội có 11 chuỗi lây nhiễm gồm 3 chuỗi đã xác định được nguồn lây và 8 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây. Trong đó, ổ dịch phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; ổ dịch phường Văn Miếu và Văn Chương; ổ dịch Giáp Bát, Hoàng Mai đang là những ổ dịch có diễn biến phức tạp nhất trên địa bàn thành phố.
Trong 7 ngày gần đây số ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội có xu hướng tăng, trung bình mỗi ngày trên 70 ca.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo, cập nhật diễn biến dịch bệnh tại cuộc họp (Ảnh: TTXVN).
Ban chỉ đạo quốc gia nêu mục tiêu, đến 15/9, tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất 3 lần (2-3 ngày/lần); các khu vực khác lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất một lần (từ 5-7 ngày/lần).
Cùng với đó, cơ quan điều hành chống dịch quán triệt khẩn trương tiêm vắc xin ngay khi được phân bổ, ưu tiên tiêm cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người dân tại khu vực nguy cơ cao, rất cao, khu vực có mật độ dân cư cao.
Trước đó, tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra vào chiều 3/9, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nhận định, thực hiện giãn cách thời gian qua là cơ hội để xét nghiệm sàng lọc diện rộng, bóc tách F0, triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, sau gần 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng. Điều này do Hà Nội là trung tâm giao lưu, dân cư cư trú, sinh hoạt đông, là nơi đặt nhiều trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Tình hình dịch tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp (Ảnh minh họa).
Về việc thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, Hà Nội đã kích hoạt 2.000 giường bệnh cho 8 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, trong đó có 500 giường bệnh cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, 1.500 giường điều trị cho các bệnh nhân trung bình.
Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng đợt 12. Đáng chú ý, trong đợt tiêm chủng vắc xin lần này, Sở Y tế yêu cầu đối với 80.739 liều vắc xin của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi một và tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng và các đối tượng theo thứ tự sau:
- Người mắc bệnh mạn tính;
- Người trên 65 tuổi;
- Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Với nhóm đối tượng này, sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Ổ dịch "nóng" nhất Thủ đô phát hiện hơn 400 F0 chỉ sau 2 tuần
Ổ dịch phức tạp nhất Thủ đô hiện tại là ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Ổ dịch được phát hiện từ ngày 23/8, sau khi 2 mẹ con sống tại ngõ 330 Nguyễn Trãi đi xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh có kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Khu vực phong tỏa tại phường Thanh Xuân Trung.
Từ ngày 26/8, lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa toàn bộ ngõ 328 và từ số nhà 2B đến hết ngõ 330 đường Nguyễn Trãi. Tính từ khi khởi phát ngày 23/8 đến hết ngày 5/9, chùm ca bệnh liên quan đến "điểm nóng" này đã ghi nhận 463 F0.
TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhận định, từ số liệu thu thập được, có thể thấy các F0 được phát hiện tại ổ dịch này chủ yếu gồm những người bán hàng tại chợ Ngã Tư Sở hoặc tại các cửa hàng nhỏ, nhân viên nhà thuốc, nhân viên bán hàng, bảo vệ siêu thị, người hay đi chợ/mua đồ/cắt tóc và cả những người thường xuyên ở nhà nên không rõ nguồn lây. Nhiều người đã có dấu hiệu ho sốt, chứng tỏ chùm ca bệnh này đã lây lan một thời gian. Phân bố tuổi, giới của các ca nhiễm cho thấy đây là một chùm lây lan cộng đồng.
Theo thông tin từ Sở Chỉ huy Phòng, chống dịch quận Thanh Xuân, từ ngày 1/9 đến ngày 3/9, các lực lượng chức năng đã cơ bản hoàn thành việc đưa người dân khu vực phong tỏa phường Thanh Xuân Trung đi cách ly tại 2 điểm cách ly tập trung của thành phố.
Phương án ban đầu, người dân sẽ được đưa đi cách ly tại khu ký túc xá Đại học FPT, dự kiến đáp ứng 1.200 chỗ. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng chống dịch tại khu vực cách ly, quận đã phối hợp Ban Quản lý ký túc xá sắp xếp cho khoảng 900 người cách ly tại đây. Số còn lại được cách ly tập trung tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây cũng là địa điểm cách ly tập trung của thành phố Hà Nội, cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đáp ứng sinh hoạt của người dân.
Hà Nội bắt đầu cấp giấy đi đường theo mẫu mới Chiều 5/9, 500 giấy đi đường đầu tiên được Phòng Cảnh sát Giao thông (PC08) cấp cho cá nhân, tổ chức hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu. Trong sáng cùng ngày, PC08 nhận được mail đề nghị của Sở Công Thương cấp giấy cho hàng nghìn trường hợp. Cán bộ của Phòng liên tục nhận được các cuộc gọi từ các...