Hà Nội vẫn có gần 2.000 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần, nguy cơ diễn biến nặng ở mọi đối tượng
Nguy cơ diễn biến nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên mô hình diễn biến có thể khác nhau.
Ảnh minh họa: Internet
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (24/11-1/12), toàn thành phố ghi nhận 1.715 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 552 ca so với tuần trước đó.
Hà Nội cũng ghi nhận 33 ổ dịch tại 13 quận, huyện, thị xã; giảm 16 ổ dịch so với tuần trước.
Các ổ dịch ghi nhận gồm: Đống Đa (6 ổ dịch); Hoàng Mai, Hà Đông ( mỗi nơi 4 ổ dịch); Thanh Oai, Ba Đình, Hai Bà Trưng (mỗi nơi 3 ổ dịch); Sơn Tây, Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm ( mỗi nơi 2 ổ dịch); Thường Tín, Thanh Trì, Ba Vì, Sóc Sơn (mỗi nơi một ổ dịch).
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, TP Hà Nội đã ghi nhận 37.441 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 4 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hà Nội ghi nhận 1.923 ổ dịch, hiện còn 88 ổ dịch đang hoạt động tại 19 quận, huyện, thị xã.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội khuyến cáo, mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết đã giảm trong 3-4 tuần gần đây, nhưng vẫn đang ở mức cao, yêu cầu người dân không được chủ quan.
Video đang HOT
BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh, sốt xuất huyết là một bệnh cấp tính nên diễn biến nặng rất nhanh chóng.
Do vậy, bệnh nhân khi đến bệnh viện, tình trạng bệnh phụ thuộc lớn vào việc xử lý ban đầu có kịp thời hay không. Với những bệnh nhân được xử lý ban đầu tốt thì việc khắc phục các diễn biến nặng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, nếu xử lý ban đầu không tốt, nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng sốc rất sâu hoặc suy đa phủ tạng khiến việc điều trị cực kỳ khó khăn.
Theo BS. Cấp, nguy cơ diễn biến nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên mô hình diễn biến có thể khác nhau.
Ở trẻ nhỏ thường gặp tình trạng sốc nhiều hơn, ít có biến chứng chảy máu nghiêm trọng.
Ở người già và người có bệnh nền, biến chứng chảy máu nghiêm trọng hơn, nhất là ở người loét dạ dày tá tràng, xơ gan có giãn tĩnh mạch. Nếu như xuất huyết xảy ra trên những bệnh nhân này thì việc xử lý cực kỳ khó khăn.
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường diễn biến nặng từ ngày thứ 4 trở đi, khi có hiện tượng thoát dịch ra lòng mạch. Rất nhiều trường hợp vào viện đã là ngày thứ 4, thứ 5, tức là bước vào giai đoạn nặng, họ không được kiểm soát tốt việc truyền dịch, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm để đánh giá xác định tình trạng bệnh.
Bệnh viện kín giường vì sốt xuất huyết
Mặc dù sắp hết mùa dịch nhưng nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tiếp nhận nhiều người bị sốt xuất huyết.
Theo BSCKII Nguyễn Thị Oanh, Phụ trách Đơn nguyên Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, năm nay đơn vị tiếp nhận người bị sốt xuất huyết từ cuối tháng 7. Tháng 10 là cao điểm của dịch, 25 người nhập viện mỗi ngày. Hiện mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 15-18 bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Khổng Chí)
Để không quá tải số lượng bệnh nhân lưu lại tại các khoa phòng, các bác sĩ theo sát sức khoẻ người bệnh, kê thuốc kịp thời giúp bệnh nhân đủ điều kiện có thể xuất viện sớm, tiếp tục đón bệnh nhân mới. (Ảnh: Khổng Chí)
Hiện số người nhập viện và điều trị sốt xuất huyết có xu hướng giảm, tuần trước có thể mỗi ngày tiếp nhận và điều trị khoảng 40 ca, nhưng hiện còn khoảng 20-25 ca/ngày. (Ảnh: Ngô Nhung)
Ang Nguyễn Tăng Cường (SN 1974, Hà Nội) nhập viện sau 6 ngày sốt cao, uống nhiều thuốc nhưng không thuyên giảm. Anh vào viện trong tình trạng tiểu cầu giảm, chảy máu chân răng, cô đặc máu. Bác sĩ cho bù dịch theo đúng phác đồ điều trị sốt xuất huyết. Hiện tình trạng bệnh cải thiện tốt.
Theo ThS.BSCKII, Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, tháng 10 và 11 là thời điểm khoa tiếp nhận nhiều người bị sốt xuất huyết nhất. Để đảm bảo việc điều trị, đơn vị phải phân bổ người bệnh ở các chuyên khoa khác. (Ảnh: Ngô Nhung)
Chuyên gia thông tin, từ tháng 11, tuy lượng người mắc sốt xuất huyết giảm nhưng lại xuất hiện bệnh nhân đồng mắc như sốt kèm cúm, sốt xuất huyết kèm COVID-19, cũng có trường hợp cùng lúc vừa sốt xuất huyết, vừa cúm và COVID-19. (Ảnh: Ngô Nhung)
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ 17 đến 24/11, thành phố ghi nhận 2.237 ca mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã (giảm 239 ca so với tuần trước đó). Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội có 35.726 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 4 ca tử vong. Số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (14.445). (Ảnh: Ngô Nhung)
Về số ổ dịch, trong tuần ghi nhận 49 ổ dịch tại 14 quận, huyện, thị xã, giảm 20 ổ dịch so với tuần trước. Tổng số ổ dịch cộng dồn từ đầu năm đến nay là 1.878 ổ dịch, hiện còn 116 ổ dịch đang hoạt động tại 22 quận, huyện, thị xã. (Ảnh: Khổng Chí)
Hà Nội phát hiện thêm tuýp vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết Ngoài 2 tuýp vi rút Dengue lưu hành chủ yếu là D1 và D2, kết quả giám sát mới đây cho thấy, Hà Nội ghi nhận thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết. Ngày 20-11, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 đến 17-11), trên địa bàn thành phố ghi nhận...