Hà Nội tuyên dương gia đình sinh một bề gái: Có sự hiểu nhầm (?)
Mới đây, Sở Y tế TP.Hà Nội đã phối hợp với quận Ba Đình tổ chức tuyên dương các gia đình sinh con một bề gái tiêu biểu. Sau khi sự kiện này diễn ra, dư luận đã đặt ra nhiều ý kiến xung quanh buổi lễ tuyên dương này.
Hình ảnh buổi lễ tuyên dương các gia đình sinh con một bề gái tiêu biểu do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình tổ chức. (Ảnh: chinhphu.vn)
Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11.10, sáng ngày 7.10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình tổ chức Hội nghị biểu dương các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan, học giỏi.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã biểu dương 60 gia đình sinh con một bề gái tiêu biểu. Trước việc tuyên dương này, nhiều ý kiến cho rằng liệu có sự phân biệt giới tính hay không khi những gia đình sinh con gái một bề thì được tuyên dương, vậy với những gia đình sinh con một bề trai thì sao?
Để giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của dư luận, Dân Việt đã có những trao đổi với Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP.Hà Nội để làm rõ vấn đề này.
Một cán bộ Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP.Hà Nội chia sẻ, dư luận cũng như người dân đã chưa nắm bắt được hết nội dung của chương trình nên đã có những hiểu lầm về việc tuyên dương này.
Video đang HOT
Theo vị cán bộ này, việc tuyên dương các gia đình sinh con một bề gái tiêu biểu tại quận Ba Đình là một trong những chuỗi hoạt động của Chiến dịch truyền thông về Mất cân bằng giới tính khi sinh, hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11.10.
Theo kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội, việc tuyên dương các gia đình sinh con gái một bề tại buổi Gặp mặt biểu dương các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan học giỏi nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11.10 nhằm mục đích giảm thiểu mất cân bằng giới tính tại Hà Nội.
Tại buổi tuyên dương đó, Ban tổ chức biểu dương các gia đình có 2 con gái và không sinh con thứ 3; các bé gái có thành tích xuất sắc trong học tập đang học tại các trường THCS,THPT; làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con tốt và chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ già tốt từ đó nêu gương những gia đình có thành tích tốt trên địa bàn nhằm xây dựng hình ảnh giá trị mới của phụ nữ, con gái trong gia đình và cộng đồng.
Bên cạnh đó, các gia đình cũng chia sẻ kinh nghiệm thực hiện KHHGĐ, giữ gìn hạnh phúc gia đình, làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con tốt và chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ già tốt.
Cũng theo vị cán bộ của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP.Hà Nội, trong thời gian tới, đơn vị này sẽ tiếp tục tổ chức thêm nhiều hoạt động để tuyên truyền, nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính đang báo động tại Hà Nội hiện nay.
Theo kết quả thực hiện công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình 6 tháng đầu năm 2017 của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh trên địa bàn vẫn ở mức cao hơn trung bình của cả nước.
Cụ thể, tỷ lệ giới tính khi sinh của Hà Nội là 114 trẻ trai/100 trẻ gái, trong khi bình quân cả nước là 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái.
Thậm chí, một số huyện ngoại thành có tỷ lệ giới tính khi sinh đạt ngưỡng báo động đỏ như: Ứng Hòa (132,6 trẻ trai/100 trẻ gái); Mê Linh (127/100); Ba Vì (123,6/100); Sóc Sơn (123,5/100); Sơn Tây (123,2/100); Mỹ Đức (121,9/100).
Trước đó, lý giải cho nguyên nhân mất cân bằng giới tính tại Hà Nội, ông Nguyễn Đình Lân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho rằng, vấn đề cốt lõi vẫn là tư tưởng, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân.Nhiều người tìm mọi cách sinh cho bằng được con trai để “nối dõi tông đường”. Chính vì vậy, tổng số sinh trên toàn thành phố tính đến hết quý II-2017 là 46.965 trẻ (tăng 510 trẻ so với cùng kỳ năm 2016), trong đó tỷ lệ sinh con thứ ba cũng tăng và đa số là trẻ trai. Những huyện có tỷ lệ sinh con thứ ba tăng cũng chính là địa bàn có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh ở mức cao nhất. Đây là một trong những nguyên nhân khiến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh “ nóng” trở lại.
Theo Danviet
Tâm sự cay đắng của cô gái trót sinh nhầm nhà "trọng nam khinh nữ"
Mười mấy năm trời chưa một lần được bố ôm ấp, ngay cả khi bị xâm hại tình dục cũng không dám nói với ai.
Mỗi trang nhật ký của mình đều đẫm nước mắt vì tủi thân (ảnh minh họa)
Nghe cô gái kể về nỗi khổ, nỗi ấm ức phải trải qua suốt hơn 20 năm cuộc đời vì trót sinh ra là con gái, lại có bố mẹ mang tư tưởng trọng nam khinh nữ, ai nấy đều thấy xót lòng. Thứ cô gái phải chịu đựng không chỉ là những thiệt thòi về vật chất mà còn là nỗi đau tinh thần.
Từ trước khi ra đời, cô đã được cả gia đình kỳ vọng là một đứa con trai. Thế nhưng, trời sinh là con gái nên phải chịu lắm nỗi thiệt thòi: từ bé đến lớn chưa một lần được bố bồng bế, những năm học phổ thông chẳng mấy lần được bố mẹ đi họp phụ huynh, bữa cơm nào cũng bị mắng chửi thậm tệ chỉ vì "vướng mắt", không bao giờ được bố mẹ quan tâm, đến mức bị xâm hại nặng cũng không biết cùng ai chia sẻ...
Ngược lại, cậu em út của cô, vì là độc tôn nên được bố mẹ cưng chiều hết mực, được thừa hưởng mọi sự ưu ái, nâng niu của gia đình.
Em trai có mọi thứ, trong khi cô chưa bao giờ được may một bộ quần áo Tết, mua một món quà trung thu, đồ đạc cá nhân thường là dùng lại đồ cũ của chị.
Những tổn thương ấy đã dồn nén, trở thành nỗi ám ảnh của cô gái, đến mức chỉ cần nghĩ đến lấy chồng thôi cũng sợ, sợ mình không sinh nổi con trai.
"Một đứa trẻ sẽ chẳng bao giờ gào lên rằng bố mẹ bất công, vì nó không được phép nói thế. Nhưng nó sẽ tủi thân lắm, cùng một bố mẹ sinh ra sao lại nhận được tình thương khác nhau?", cô gái đau lòng nói.
Tâm sự ngắn ngủi nhưng mỗi dòng chữ đều thấm đẫm nước mắt của cô gái trẻ trên trang NEU Confession khiến người đọc xót xa. Dân mạng đồng cảm với nỗi khổ cô gái phải chịu đựng và càng căm phẫn trước tư tưởng "trọng nam khinh nữ" còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều bậc cha, mẹ.
"Không ai thương mình thì mình phải tự thương lấy thân chị ạ. Thiếu tình thương của bố mẹ là sự thiệt thòi lớn lắm nhưng chị cứ học thật giỏi đi, cứ làm nên chuyện rồi lấy một người chồng thật tốt, không có tư tưởng trọng nam khinh nữ đó nữa để được yêu thương cả đời", một nick name an ủi.
Theo Kiến Thức
Tòa Ấn Độ đổ lỗi 'lăng nhăng' cho nạn nhân bị cưỡng hiếp Tòa án Ấn Độ đổ lỗi nạn nhân đã "lăng nhăng" khi hút thuốc, uống bia và không kể cho bố mẹ nghe về chuyện bị cưỡng bức. Biểu tình phản đối nạn hiếp dâm ở Ấn Độ. Ảnh: Independent. Hai thẩm phán của hai tòa án tối cao bang Punjab và Haryana đã đồng ý cho ba sinh viên trường Luật Jindal...