Hà Nội tuyển 500 công chức nguồn từ hệ đào tạo chính quy
Người được tuyển chọn phải có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy trong nước loại khá trở lên hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài loại giỏi, xuất sắc.
UBND Q.
Học viên phải là công dân Việt Nam, hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy trong nước loại khá trở lên hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học (đúng chuyên ngành đã được đào tạo ở bậc đại học) ở nước ngoài loại giỏi, xuất sắc, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn.
Video đang HOT
Công chức nguồn của Hà Nội phải đáp ứng điều kiện cao về bằng cấp và độ tuổi. Ảnh minh họa: Nguyễn Hưng.
Học viên phải có trình độ ngoại ngữ B trở lên một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc; trình độ tin học văn phòng; tuổi đời tính đến thời điểm nộp hồ sơ không quá 27 tuổi đối với người tốt nghiệp đại học, không quá 30 tuổi đối với người có trình độ thạc sĩ, không quá 35 tuổi đối với người có trình độ tiến sĩ.
Trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì phải có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại giỏi, đúng ngành đào tạo công chức nguồn hoặc bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành được đào tạo ở bậc đại học công lập hệ chính quy, phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn.
Nếu là người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại xã miền núi của thành phố Hà Nội, đăng ký về làm việc tại xã phải có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại trung bình khá trở lên đúng ngành, chuyên ngành đào tạo công chức nguồn.
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh, các công chức nguồn sẽ được đào tạo kiến thức chung về quản lý nhà nước tiêu chuẩn ngạch chuyên viên; trung cấp lý luận chính trị; kỹ năng giao tiếp hành chính, dân vận, tổ chức thực hiện công việc, soạn thảo văn bản, xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án và kỹ năng tổ chức thực hiện…
Các lớp nguồn sẽ được chia theo chức danh công chức cấp xã, đào tạo tập trung 18 tháng và học tập tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Người được cử đi học phải cam kết sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo phải công tác ít nhất 5 năm tại xã, phường, thị trấn được phân công. Học viên vi phạm sẽ bị thu hồi kinh phí đào tạo và kinh phí hỗ trợ.
Cũng theo kế hoạch của Hà Nội, nơi có nhu cầu tuyển dụng công chức nguồn nhiều nhất là các huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Ba Vì với khoảng 30 chỉ tiêu mỗi huyện. Các quận nội thành đều từ 10 chỉ tiêu trở xuống.
Để thực hiện kế hoạch chiêu sinh, UBND quận, huyện, thị xã của thành phố sẽ thông báo công khai chỉ tiêu, điều kiện… cũng như thành lập hội đồng xét chọn học viên. Việc đào tạo dự kiến tổ chức ngay trong quý I/2013.
Theo VNE
Hà Nội đào tạo 1.000 công chức nguồn
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 - 2015.
Theo đó, TP sẽ đào tạo 1.000 công chức nguồn chất lượng cao để bổ sung công chức trẻ, được đào tạo cơ bản cho đội ngũ công chức cấp xã và thay thế đội ngũ cán bộ đến tuổi nghỉ hưu tại các cơ quan hành chính thuộc TP giai đoạn 2012-2015. Đối tượng được tuyển là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, học viện công lập, hệ chính quy; Người có bằng tốt nghiệp các trường đại học công lập hệ chính quy, hiện đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp có nguyện vọng trở thành công chức Nhà nước của thành phố. Giai đoạn 2012 - 2013, TP đào tạo 500 người; giai đoạn 2014 - 2015, tiếp tục đào tạo 500 người. Học viên các lớp nguồn được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo; được hỗ trợ tiền ăn theo quy định, trợ cấp kinh phí hàng tháng bằng 2 lần lương tối thiểu...
Theo ANTD
Hà Nội "nói không" với tại chức, dân lập UBND TP.Hà Nội vừa có quyết định đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại xã phường, thị trấn với đầu vào là sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy các trường công lập. Đây là một phần trong Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn giai đoạn 2012-2015 của TP.Hà Nội, để thay thế những...