Hà Nội tuyển 116 thanh tra xây dựng
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức làm việc tại sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và công chức làm Thanh tra xây dựng cấp quận, cấp phường thuộc TP Hà Nội năm 2013.
Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển dụng năm 2013 là 628 công chức. Cụ thể, khối sở ban ngành là 231 chỉ tiêu, khối quận huyện thị xã là 281 chỉ tiêu và công chức làm công tác thanh tra xây dựng cấp quận, phường là 116 chỉ tiêu.
Năm 2012, TP đã xử lý kỷ luật 142 cán bộ vì lơi lỏng trách nhiệm, chiếm hơn 10% tổng số thanh tra xây dựng (1.300). Cũng trong 12 tháng qua, kiểm tra 16.233 công trình, đã phát hiện tới 3.028 trường hợp có vi phạm, phải lập biên bản xử lý. Trong đó, các vụ xây dựng không phép nhiều nhất, tới 1.688 vụ.
Theo ANTD
Trắng tay sau "bão" tai xanh
"Nuôi đàn lợn cả mấy tháng trời chờ đến ngày xuất chuồng thế mà dịch tai xanh đến làm cả chuồng không còn một con. Rứa là trắng tay rồi...", anh Vũ Khắc Thư (Yên Thành, Nghệ An) than trời khi dịch tai xanh cướp đi 60 con lợn thịt của gia đình.
Có mặt tại những điểm nóng dịch tai xanh ở Nghệ An những ngày qua, chúng tôi không khỏi chạnh lòng trước nỗi lòng người nông dân.
Xanh mặt vì lợn tai xanh
Video đang HOT
Vào vùng dịch của xã Phú Thành (huyện Yên Thành), từ đầu làng đã thấy treo các biển cảnh báo "Vùng dịch lợn tai xanh, cấm vận chuyển, buôn bán" và các loại hóa chất phòng dịch, vôi được rải trắng đường.
Dịch bùng phát đầu tiên tại 2 hộ chăn nuôi của ông Võ Huy Á (xóm Trung Lai) và Lưu Văn Trọng (xóm Nam Lai) xã Phú Thành. Đàn lợn có các triệu chứng bệnh tai xanh nhưng do chủ quan nên các hộ chỉ gọi thú y viên đến chạy chữa, vì thế chỉ sau mấy ngày đã lan nhanh ra trên 102 hộ thuộc 10 xóm. Gần một tuần qua, dịch tai xanh đã "cướp" tổng cộng 226 con lợn của các hộ dân trong các xóm.
Anh Vũ Khắc Thư rắc vôi khử trùng chuồng trại sau dịch tai xanh "quét" qua trang trang trại mình
Dẫn chúng tôi vào trang trại chỉ còn những chuồng trống không, anh Vũ Khắc Thư (xóm Đồng Lai, xã Phú Thành) buồn bã cho biết, đàn lợn thịt 60 con của gia đình vừa bị đưa đi tiêu hủy vì nhiễm bệnh tai xanh. Gia đình anh Thư chăn nuôi theo mô hình trang trại lớn nhất nhì của xã nhưng cũng là hộ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Trong hai ngày liền, cả đàn lợn bị nhiễm bệnh, phải đập chết và đưa đi chôn lấp khiến gia đình anh lâm cảnh trắng tay. Anh Thư nhẩm tính, nếu lợn không mắc bệnh thì khoảng hơn 1 tháng nữa thì gia đình anh thu được gần 120 triệu đồng.
Trong khi đó, gia đình bà Nguyễn Thị Thành (xã Phú Thành) trông cả vào đàn lợn thịt đến ngày bán thì bỗng dưng bị đổ bệnh. Dù đàn lợn chỉ có 5 con nhưng đã có 4 con mắc bệnh tai xanh phải đưa đi tiêu hủy. "Cả nhà tôi 6 miệng ăn chỉ có 3 sào ruộng, năm được, năm mất. Cũng nhờ đàn lợn mà có thêm chút tiền để nuôi mấy đứa con ăn học. Không biết tại răng mà mấy năm nay dịch tai xanh cứ phát vài ba bận. Bây giờ lợn nhiễm bệnh tai xanh phải tiêu hủy, không biết phải tính sao đây", bà Thành thở dài, đưa tay gạt nước mắt.
Dịch tai xanh bùng phát khiến nhiều người chăn nuôi lợn điêu đứng
Không riêng gì anh Thư, bà Thành, hơn 100 hộ chăn nuôi lợn trong cái xã nhỏ bé này đều cuống cuồng, phờ phạc chống dịch. Nhiều gia đình vùng tâm dịch tai xanh đều lo lắng khi mà nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình ngoài cây lúa chỉ còn lại con lợn đã lần lượt bị nhiễm bệnh. Trong khi người chăn nuôi lợn "điêu đứng" vì dịch tai xanh thì những người buôn bán lợn cũng lâm vào cảnh khó khăn.
Đã gần nửa tháng trôi qua, hàng loạt chủ lò mổ và những tiểu thương kinh doanh loại thực phẩm chủ lực này phải chịu cảnh thất nghiệp vì phải ngừng hoạt động theo lệnh cấm khi dịch tai xanh bùng phát. Ông Phạm Minh Chuân - PCT UBND xã PhúThành cho hay: "Để chống dịch, chúng tôi đã lập chốt trực gác 24/24h kiểm dịch gia súc ra, vào địa bàn xã Phú Thành nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán gia súc ra vào vùng dịch, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh ra các địa phương khác".
"Gồng mình" chống dịch
Với trên 80.000 con lợn, huyện Yên Thành được coi là địa phương có tổng đàn gia súc lớn của tỉnh Nghệ An. Sau khi dịch tai xanh bùng phát, huyện Yên Thành đã ban hành quy định bắt buộc tiêu hủy toàn bộ lợn nhiễm bệnh, cũng như nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn. Chi cục Thú y Nghệ An cũng đã cấp khẩn cấp 4.000 liều vắc-xin tai xanh tiêm bao vây các ổ dịch, cấp 250 lít hóa chất phun khử trùng vùng dịch và các xã thuộc vùng bị dịch uy hiếp, vùng nguy cơ cao tại huyện Yên Thành.
Người dân thắt lòng khi phải đem đàn lợn đi tiêu hủy
Ông Nguyễn Khắc Minh - Trưởng Trạm thú y huyện Yên Thành - cho biết thêm: "Huyện Yên Thành đã hỗ trợ kinh phí mua vôi bột rải dọc các đường giao thông chính vùng dịch, khu vực chăn nuôi, hố tiêu hủy lợn, chốt kiểm dịch. Đồng thời phát động các hộ chăn nuôi tự dọn vệ sinh, ủ phân, phun hóa chất khử trùng, rải vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh. Các xã có dịch cũng đã tổ chức thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời trên các trục đường chính ra, vào vùng có dịch để ngăn chặn vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh".
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An, tính đến chiều 19/3, dịch tai xanh đã xảy ra tại 193 hộ, thuộc 41 xóm của 10 xã ở 3 huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và đã tiêu hủy tổng cộng 402 con lợn bị bệnh.Trước tình hình dịch tai xanh đang có những diễn biến phức tạp, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An và Chi cục thú y tỉnh Nghệ An đã tích cực chỉ đạo và thực hiện các biện pháp dập dịch, tiêu hủy lợn chết, khoanh vùng, không cho dịch lây lan.
Chốt kiểm dịch bệnh tai xanh được lập tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu (Ảnh: Nguyễn Duy)
Ông Đặng Văn Minh - Phó Chi cục thú y tỉnh Nghệ An cho biết, đây những ổ dịch tai xanh đầu tiên trong năm nay, nhưng cũng là ổ dịch cũ của năm 2012, xảy ra trên đàn lợn chưa được tiêm phòng vắc-xin tai xanh (do giá vắc-xin cao, chăn nuôi đang thua lỗ, người chăn nuôi còn lơ là trong khâu phòng bệnh...) và có tốc độ lây lan rất nhanh.
Để triển khai dập dịch, Chi cục Thú y Nghệ An đã huy động nguồn vắc-xin tai xanh dự trữ và 10.000 liều được trung ương hỗ trợ để cung ứng cho huyện Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu.
UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ 50.000 liều vắc-xin tai xanh chủng JXA1-R để bao vây ổ dịch khẩn cấp. Chi cục Thú y tỉnh cũng đã trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua 25.000 lít Benkocid phun khử trùng cho vùng dịch và vùng bị dịch tai xanh uy hiếp. "Khi số lượng vắc-xin nói trên về đủ vẫn không đáp ứng được nhu cầu dập dịch đang rất nóng bỏng tại các địa phương. Bởi với tổng đàn lợn 456.000 con của các xã, huyện có nguy cơ cao trong tỉnh thì lượng văc xin ấy chẳng thấm vào đâu", ông Minh lo lắng.
Ngày 18/3, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn số 95/TB-UBND yêu cầu các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan cần triển khai thực hiện các biện pháp tổng hợp phòng chống dịch tai xanh trong đó chú trọng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điểm thu mua, trung chuyển, giết mổ gia súc, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát việc buôn bán gia súc trên thị trường thành lập đoàn đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh lợn tai xanh tại các địa bàn có nguy cơ cao, kiên quyết không để dịch lây lan trên diện rộng.
UBND tỉnh Nghệ An cũng đề nghị người dân tích cực khai báo với cơ quan thú y, chính quyền địa phương khi phát hiện có gia súc có mắc bệnh, không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ lợn mắc bệnh tai xanh, không vứt xác gia súc ra sông, rạch nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng áp dụng chính sách hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi...
Theo Dantri
"Nể nang" phụ huynh mà dạy thêm cũng phải chịu xử lý Gần một năm sau khi Bộ GDĐT ra quy định siết chặt việc dạy thêm học thêm (DTHT), Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển đã có nhận xét về việc thực hiện trong thời gian qua. Theo ông Hiển: "Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực chỉ đạo các sở ban ngành cùng vào cuộc chấn chỉnh hoạt động...