Hà Nội: Từ đầu tháng 5, vé xe buýt sẽ tăng từ 11-43%
Nếu việc tăng giá vé xe buýt lần này bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/5 tới, sẽ có thêm gần 260 tỷ đồng cho hoạt động của xe buýt.
Tăng vé xe buýt từ tháng 5
Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 18/3, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh đã báo cáo chương trình điều chỉnh giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố.
Hiện, Liên ngành Giao thông Vận tải, Tài chính và Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội đã có tờ trình đề nghị tăng giá vé xe buýt, dự kiến thực hiện từ ngày 1/5. Theo đó, giá vé lượt đối với các tuyến có cự ly dưới 25km tăng từ 5.000 đồng lên 7.000 đồng/lượt, tăng 40%; tuyến từ 25-30km tăng từ 6.000 đồng lên 7.000 đồng/lượt, tăng 16% và tuyến có cự ly trên 30km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt, tăng 14%.
Vé tháng sẽ tăng từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng/tháng đối với những đối tượng ưu tiên gồm học sinh, sinh viên, người cao tuổi, công nhân các khu công nghiệp (một tuyến) còn loại ưu tiên liên tuyến tăng từ 90.000 đồng lên 100.000 đồng/tháng.
Những đối tượng không thuộc diện ưu tiên nhưng mua theo hình thức tập thể cũng được giảm 30%, ở mức vé một tuyến là 70.000 đồng và liên tuyến là 140.000 đồng.
Video đang HOT
Các đối tượng không thuộc diện ưu tiên, giá vé một tuyến tăng từ 90.000 đồng lên 100.000 đồng, tăng 11% và liên tuyến tăng từ 140.000 đồng lên 200.000 đồng, tăng 43%.
Mục tiêu của việc tăng giá vé lần này nhằm đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng mạng lưới tuyến, thu hút tối đa người dân đi lại bằngxe buýt. Mặt khác, cũng đảm bảo chi trợ giá của ngân sách thành phố ở mức hợp lý, từng bước giảm bớt gánh nặng hỗ trợ từ ngân sách, song vẫn đảm bảo dịch vụ công ích và chính sách an sinh xã hội của thành phố.
Lý giải cho việc trong vòng hai năm thành phố hai lần tăng giá vé xe buýt, ông Linh cho biết việc điều chỉnh giá vé xe buýt lần này nằm trong lộ trình điều chỉnh giá vé của năm 2012.
Giá vé xe buýt tăng từ 11%-43%, chủ yếu tập trung vào vé lượt và liên tuyến. Điều này nhằm khuyến khích người dân đi xe buýt bằng vé tháng nhiều hơn, giảm bớt phương tiện cá nhân lưu thông trên đường, tình trạng ùn tắc giao thông cũng sẽ giảm đi.
Theo ông Linh, năm 2012, thành phố điều chỉnh giá vé xe buýt nên năm 2013 đã thay thế được trên 140 xe buýt mới, giảm được xe buýt cũ xả khói đen làm ô nhiễm môi trường.
Dự kiến năm nay, thành phố chi khoảng 1.000 tỷ đồng để trợ giá cho xe buýt, như vậy vẫn còn thiếu trên 200 tỷ để bù cho các hoạt động của xe buýt hiện tại (chưa kể các tuyến mở rộng vùng phục vụ).
Nếu việc tăng giá vé xe buýt lần này bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/5 tới, sẽ có thêm gần 260 tỷ đồng cho hoạt động của xe buýt. Tuy nhiên, số kinh phí này chưa đủ, ngân sách thành phố vẫn phải bù cho xe buýt mới đảm bảo an sinh xã hội và mở rộng vùng phục vụ.
Theo Xahoi
HN: Hạn chế xe cá nhân bằng... cho thuê xe đạp
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng để hạn chế phương tiện cá nhân.
Đó là một trong những nội dung Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh chỉ đạo các đơn vị liên quan tại kế hoạch quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, xích lô, xe điện và dịch vụ hỗ trợ nhằm thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị 2014".
Theo kế hoạch, Sở GTVT sẽ phối hợp với các ban ngành triển khai đề án thí điểm dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng tại thành phố Hà Nội để hạn chế phương tiện cá nhân, bố trí thí điểm các điểm làm dịch vụ cho thuê xe đạp.
Ngoài ra, Sở GTVT sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND thành phố, Bộ GTVT thực hiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải khách bằng xe xích lô, xe điện trên địa bàn.
Cũng theo kế hoạch, Sở GTVT sẽ thực hiện rà soát, điều chỉnh các luồng tuyến, đặt hàng 12 tuyến buýt không trợ giá, điều chỉnh tần suất các tuyến buýt cho hợp lý. Đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng dịch vụ, đặc biệt chú trọng thái độ phục vụ văn minh giao tiếp trên xe buýt.
Hà Nội sẽ bố trí thí điểm các điểm làm dịch vụ cho thuê xe đạp để hạn chế xe cá nhân
Sở GTVT còn chỉ đạo lực lượng thanh tra phối hợp với công an kiểm tra, kiên quyết xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử lý trách nhiệm quản lý và các doanh nghiệp có nhiều vi phạm trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, lực lượng này sẽ tập trung tại các bến xe khách liên tỉnh, các tuyến đường thường hay xảy ra vi phạm, ga Hà Nội...
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ phải tập trung triển khai đề án thí điểm cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng.
Đề án này nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc tại 5 thành phố lớn nêu trên.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu, trong quý III năm nay (2014), UBND các thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ GTVT xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án thí điểm phát triển cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu vực trung tâm thành phố.
Nhiệm vụ trong quý III năm 2014 của UBND 5 thành phố lớn là xác định chỉ tiêu, mục tiêu định hướng cho việc giảm phương tiện cá nhân trên địa bàn. Các cơ quan này cũng nghiên cứu áp dụng các phương thức, mô hình phù hợp để đẩy mạnh xã hội hóa xe buýt, camera giao thông,...
Theo Khampha
Vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình: "Nhóm lợi ích" đang hoành hành, cố thủ Sau khi Dân trí có loạt bài phản ánh vụ "vỡ trận" tại bến xe Mỹ Đình đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đích thân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu TP. Hà Nội làm rõ tình trạng "xe dù, bến cóc" tràn lan, có dấu hiệu tham nhũng... Tuy nhiên, trong cuộc trả lời...