Hà Nội “truy” rõ các dự án để đất hoang, sử dụng sai mục đích
Sáng 13.8, Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng loạt câu hỏi chất vẫn đã được các đại biểu đặt ra tại phiên họp.
Khai mạc phiên giải trình, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, việc Thường trực HĐND TP lựa chọn nội dung về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai trên địa bàn để yêu cầu UBND TP và các cơ quan liên quan giải trình vì đất đai là nguồn lực rất quan trọng để phát triển Thủ đô.
Tuy nhiên, sau đợt giám sát chuyên đề của HĐND TP tổ chức trong tháng 5, 6 vừa qua về dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai trên địa bàn thành phố (giám sát tại 8 sở ngành, 30 quận, huyện, thị xã) cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được nổi bật vẫn còn tình trạng nhiều dự án chậm đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ thực hiện, sử dụng sai mục đích, để hoang hóa, ảnh hưởng đến sản xuất, cuộc sống của nhân dân…
Những dự án này được cử tri kiến nghị nhiều qua các cuộc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, qua các kênh thông tin báo chí phản ánh.
Những hạn chế, tồn tại này cần được UBND TP và các sở ngành, quận huyện báo cáo giải trình, làm rõ trước nhân dân, cử tri, đồng thời tìm ra giải pháp, lộ trình khắc phục tồn tại, sử dụng hiệu quả đất đai trên địa bàn thành phố – Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội nhấn mạnh.
Toàn cảnh phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội sáng 13.8.2018
Theo Chủ tịch HĐND Hà Nội, thông qua phiên giải trình, bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng là dịp để các nhà đầu tư, chủ đầu tư đang được giao triển khai các dự án sử dụng đất trên địa bàn thành phố thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, để góp phần phát triển Thủ đô đúng quy hoạch, chiến lược đề ra.
Mở đầu phiên giải trình, nhiều đại biểu (ĐB) đã đặt câu hỏi yêu cầu giải trình làm rõ những vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường (TNMT).
Cụ thể, ĐB Trịnh Xuân Quang (Tổ ĐB Thanh Xuân) đặt câu hỏi về việc qua giám sát của HĐND TP.Hà Nội cho thấy rất nhiều dự án chậm triển khai vi phạm Luật Đất đai với thời gian rất dài, chậm tới 5-10 năm. Vậy với trách nhiệm cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành đất đai của TP, đề nghị Giám đốc Sở TNMT cho biết nguyên nhân chính đối với các dự án được giao đất chậm triển khai, chậm xử lý theo quy định, giải pháp để sớm đưa đất vào sử dụng hiệu quả như thế nào?
Video đang HOT
ĐB Hồ Vân Nga (Tổ ĐB Quốc Oai) đề nghị Giám đốc Sở TNMT cho biết, theo quy định, các dự án chậm triển khai thì phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án. Vậy, đến nay đã có bao nhiêu dự án được TP quyết định gia hạn theo quy định của Luật Đất đai năm 2013? Các dự án này đã được tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định hay chưa? Nếu có trường hợp dự án chưa xác định khoản bổ sung này thì lý do vì sao và cho biết biện pháp khắc phục?
ĐB Duy Hoàng Dương (tổ ĐB Hoài Đức) hỏi: với trách nhiệm là cơ quan tham mưu xử lý vi phạm, việc xử lý vi phạm như hiện nay đã đảm bảo mức răn đe hay chưa? Có bao nhiêu chủ đầu tư thực hiện khắc phục sau xử phạt và có bao nhiêu đơn vị không khắc phục và tiếp tục tái phạm?. ĐB Dương cũng đề nghị Giám đốc Sở TNMT cho biết, đối với các dự án chậm tiến độ triển khai trên địa bàn huyện Hoài Đức thì việc xử lý vi phạm các chủ đầu tư này như thế nào?
ĐB Nguyễn Hoài Nam (Tổ Đb Thạch Thất) đặt vấn đề về các sai phạm cũ của các chủ đầu tư trước đây. Trong số các dự án đã được nêu ra, có bao nhiêu nhà đầu tư đã vi phạm. Sở có phối hợp với Sở KHĐT công khai các nhà đầu tư cố tình vi phạm không?
Theo Danviet
Những dự án BĐS nào bị "bêu" tên tại phiên giải trình của Hà Nội?
Hàng loạt chủ đầu tư được đánh giá là có năng lực trên địa bàn TP.Hà Nội đã được các đại biểu bêu tên vì sử dụng đất, triển khai dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai.
Sáng 13.8, Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.
161 dự án vi phạm
Tại đây, trả lời câu hỏi của các đại biểu (ĐB), Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, với các dự án chậm trễ 5-10 năm, có thể nói các dự án trên địa bàn TP.Hà Nội được giao đất, cho thuê đất cơ bản được triển khai đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, song bên cạnh đó có những dự án chậm tiến độ thậm chí vi phạm luật Đất đai.
Các nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án chậm triển khai gồm: Thứ nhất, nhiều dự án chậm GPMB do thay đổi chính sách đất đai. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư (CĐT) chậm, không quyết liệt chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các sở ngành để tháo gỡ các chính sách GPMB, tập trung nguồn lực, thời gian GPMB các dự án.
Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Trọng Đông tại phiên giải trình
Thứ hai, do giai đoạn 2012-20215, thị trường BĐS trầm lắng là nguyên ngân để các CĐT tập trung vốn, thị trường trầm lắng nên khó kêu gọi đầu tư cũng như giải ngân để ngân hàng cho vay.
Thứ ba, về quy hoạch, sau khi sáp nhập Thủ đô, Chính phủ chỉ đạo TP lập quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Chính phủ phê duyệt, sau đó triển khai quy hoạch này thì TP tổ chức lập quy hoạch phân khu. Quá trình rà soát có trên 240 dự án phải điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.
Ngoài ra, Giám đốc Sở TNMT cho rằng, nguyên nhân chủ quan là do các dự án trên địa bàn, sau khi được phê duyệt giao đất, các ban ngành một số nơi chưa phối hợp hậu kiểm chặt chẽ và chưa quyết liệt xử lý.Thứ tư, liên quan đến Luật đê điều quy định không xây dựng nhà cao tầng trong khu nội đô cũng một phần ảnh hưởng đến các dự án đã đầu tư trước đây.
Riêng với dự án Văn La-Hà Đông của Công ty CP Sông Đà, tỉnh Hà Tây trước đây giao đất từ 2008 và hiện còn hơn 1,6 ha chưa được GPMB. Năm 2015, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch, được TP phê duyệt, hiện đơn vị đang điều chỉnh lại dự án đầu tư, sau đó mới được tiếp tục điều chỉnh quyết định giao đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung. Sau đó sở TNMT và các sở ngành sẽ tiếp tục rà soát, tổ chức thanh tra cụ thể và báo cáo lại - Giám đốc Sở TNMT cho hay.
Đối với các dự án chậm tiến độ, ông Đông cho biết: do năng lực tài chính và sự chủ động của các đơn vị. Đối với những đơn vị đã xử lý vi phạm và có kết luận của thanh tra, Sở đã thực hiện công bố công khai các đơn vị này trên cổng thông tin điện tử của Sở và của Bộ TNMT.
Đây là căn cứ để xem xét giao đất chấp thuận dự án đối với các dự án tiếp theo. Vì thế, trong quá trình tham gia liên thông để cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án, thì Sở luôn kiểm tra thông tin này. Nếu các đơn vị có vi phạm chưa được khắc phục thì dứt khoát không được chấp thuận dự án mới - ông Đông nói.
Dự án Văn La-Hà Đông của Công ty CP Sông Đà có nhiều vi phạm. Ảnh: Trần Kháng
Theo Giám đốc Sở TNMT Hà Nội, hiện Sở đã thực hiện thanh kiểm tra với 215 dự án. Qua thanh tra, đã có 64 dự án được khắc phục; 151 dự án qua thanh kiểm tra, có 21 dự án đã kiến nghị thu hồi đất và xử lý phạt, 11 dự án vướng mắc do quy hoạch GPMB, 30 dự án thanh tra chính phủ và các ngành thanh kiểm tra, 84 dự án đang thanh kiểm tra. Các dự án ở Hoài Đức cũng nằm trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Hiện, Sở đang tiếp tục phối hợp với Thành phố xử lý vi phạm.
Sau phiên giải trình này, Sở sẽ cùng các ngành tổ chức các đoàn thanh tra xuống thanh tra cụ thể từng dự án. Trong quý 3 sở sẽ cùng các ngành Thành phố hoàn thành việc kiểm tra xử lý- ông Đông cho hay.
Mức xử phạt chưa đủ sức răn đe
Tiếp tục chất vấn Giám đốc Sở TNMT, ĐB Nguyễn Hoài Nam cho rằng, nhiều CĐT tái phạm dù không vướng mắc về quy hoạch, tài chính.
Tại phiên giải trình, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cho rằng với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức xử phạt vi phạm đất đai hiện hành chưa đủ sức răn đe.
Đại biểu Nam nêu ra hàng loạt CĐT của các dự án như: Dự án tại số 94 Lò Đúc (Hai Bà Trưng), số 22-24 Hàng Bài hay ở Lý Thường Kiệt vẫn án binh bất động. Đặc biệt dự án tại 19 Hàng Khoai của Hapro được vẽ ra hàng chục năm nay, rất đẹp nhưng để lãng phí, gây mất trật tự, đặc biệt là an ninh PCCC.
Đây là những CĐT rất có năng lực tài chính nhưng vẫn để dự án chậm tiến độ. Có phải do chúng ta chưa quyết liệt, chưa thể hiện trách nhiệm đôn đốc, nể nang các nhà đầu tư? - ĐB Nam đặt vấn đề.
ĐB Duy Hoàng Dương cũng tái chất vấn đề nghị làm rõ: mức xử phạt 8,1 tỷ đồng đối với 256 nhà đầu tư và 243 tổ chức sử dụng đất hiện nay chưa đủ sức răn đe hay chưa? và có cần thiết ban hành Nghị quyết xử phạt gấp đôi đối với các đơn vị vi phạm về đất đai?
Trả lời câu hỏi, Giám đốc Sở TNMT cho biết, trong 161 dự án, các dự án vi phạm có thời điểm trong luật đất đai 2003, có dự án vi phạm từ thời điểm Luật Đất đai năm 2013, Sở sẽ thực hiện nghiêm túc việc công khai các dự án vi phạm, gửi Sở KHĐT để tổng hợp.
Về mức xử phạt với các dự án chậm, Giám đốc Sở TNMT cho biết: Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Chính phủ quy định với Thủ đô Hà Nội được xử phạt tới 1 tỷ đồng với 1 dự án là mức cao nhất. Quả thực với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức này chưa đủ sức răn đe. Nên tới đây Sở sẽ cùng các ngành nghiên cứu dự thảo quy định, báo cáo UBND TP, HĐND TP để nâng mức xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô lên gấp đôi.
Theo Danviet
Chưa có Chủ tịch huyện, xã nào bị xử lý vì để "cát tặc" lộng hành Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa Võ Tấn Thái cho biết thông tin trên, khi trả lời chất vấn của đại biểu về việc xử lý trách nhiệm chủ tịch huyện, xã trước nạn "cát tặc" lộng hành trên sông Cái Khánh Hòa. "Cát tặc" hoạt động ngang nhiên giữa ban ngày đoạn chảy qua huyện Diên Khánh, Khánh Hòa Sáng 19/7,...