Hà Nội: Trường đua ngựa 500 triệu USD không “lấn” đất rừng Sóc Sơn
UBND TP Hà Nội khẳng định trường đua ngựa giá trị 500 triệu đô la sẽ không “lấn” đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và cũng không thuộc khu vực lúa năng suất cao ở huyện Sóc Sơn.
TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về dự thảo báo cáo điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Gần 20 năm ấp ủ trường đua ngựa được phép cá cược
Từ năm 1999, dự án trường đua ngựa tại Hà Nội được nghiên cứu lần đầu, dự kiến xây dựng trên địa bàn phường Đại Kim (Hoàng Mai) và xã Thanh Liệt (Thanh Trì). Tuy nhiên, do quy định của pháp luật liên quan đến cấp phép cá cược, đua ngựa chưa hoàn thiện nên phía đối tác nước ngoài xin rút.
Đến năm 2007, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội và Công ty Global Consltanl Network Co.Ltd đã có văn bản đề xuất xin UBND TP Hà Nội được nghiên cứu triển khai dự án này.
Hà Nội khởi động nghiện cứu xây dựng trường đua ngựa từ năm 1999
Tháng 7/2008, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng: “Dự án liên doanh xây dựng và vận hành đua ngựa của TP Hà Nội sẽ được Chính phủ xem xét sau khi ban hành các quy định pháp lý cần thiết để điều chỉnh các hoạt động cá cược, xổ số thể thao”.
Đầu năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định 06 về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, theo đó quy định có nêu: “Địa điểm đầu tư xây dựng trường đua ngựa, đua chó phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”.
UBND TP Hà Nội cho rằng, Nghị định 06 là căn cứ quan trọng và là tiền đề để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này và bổ sung căn cứ pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước quản lý hoạt động có liên quan tới việc cấp phép đầu tư.
Sau khi có căn cứ pháp lý, TP Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự án Tổ hợp vui chơi đa năng – Trường đua ngựa (có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa) vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TP đến năm 2020.
Tháng 3/2018, Văn phòng Chính phủ có bản bản truyền đạt ý kiến Thủ tướng đồng ý với đề nghị của TP Hà Nội. Thủ tướng giao Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo không sai sót.
Video đang HOT
Tăng thu 250 triệu đô la từ trường đua
Gần 20 năm “ấp ủ”, lần này Tổ hợp vui chơi đa năng – Trường đua ngựa được TP Hà Nội đưa vào quy hoạch trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm TP gần 40 km về phía Bắc. TP Hà Nội dự kiến trường đua ngựa có tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu đô la, chiếm tỷ trọng khoảng 1% tổng đầu tư toàn xã hội trên địa bàn.
Chưa nêu đích danh địa điểm sẽ xây dựng trường đua, nhưng Hà Nội khẳng định chức năng dự án đảm bảo tính tiết kiệm, khả thi trong việc huy động nguồn lực và bảo đảm phương án đền bù giải phóng mặt bằng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư. Đặc biệt dự án không ảnh hưởng đến các công trình an ninh, quốc phòng; Không có đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, không thuộc khu vực lúa năng suất cao.
Hà Nội dự tính trường đua ngựa sẽ tăng nguồn thu lớn cho ngành du lịch
Quá trình hình thành và vận hành dự án sẽ tạo thu nhập cho khoảng 5.000 lao động trực tiếp. Ngoài ra, hoạt động phụ trợ (khách sạn, biệt thự, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm và công viên phục vụ cho văn hóa giải trí) dự tính thu hút khoảng 20-25 nghìn lao động.
UBND TP Hà Nội cho biết, Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – Trường đua ngựa có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố thêm nguồn lực đầu tư, tạo ra những sản phẩm du lịch mới chất lượng hơn thúc đẩy mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dự án nếu đi vào vận hành sẽ đảm bảo nguồn thu thường xuyên tương đối lớn cho ngân sách.
Theo tính toán của UBND TP. Hà Nội giai đoạn hình thành Dự án sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thuế doanh nghiệp thu được dự kiến trung bình đạt khoảng 10 triệu USD/năm và khoảng 40-50 triệu USD/năm khi đi vào vận hành toàn bộ. Ngoài ra, tiền thuế tiêu thụ đặc biệt do hoạt động đua ngựa khi Dự án đi vào hoạt động khoảng 100-200 triệu USD/năm.
Tại kỳ họp giữa năm 2018, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, trong đó có quy định về đặt cược thể thao.
Luật quy định cụ thể, kinh doanh đặt cược thể thao là hoạt động có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phải đảm bảo các yếu tố minh bạch, khách quan, trung thực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia; đồng tiền sử dụng để đặt cược thể thao, trả thưởng trong kinh doanh đặt cược thể thao là đồng Việt Nam.
Chính phủ quyết định danh mục các hoạt động thể thao được phép kinh doanh đặt cược thể thao, quy định chi tiết về kinh doanh đặt cược thể thao.
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội: Trước Tết sẽ công khai trách nhiệm vụ đất rừng Sóc Sơn
"Theo đúng hạn, trước Tết TP sẽ công bố kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn và nêu rõ trách nhiệm trước nhân dân", ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Cử tri: Có truy cứu lãnh đạo huyện Ba Vì trong vụ Sóc Sơn không?
Chiều ngày 14/11, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp HĐND, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận được đề nghị làm rõ phương án giải quyết các công trình xây dựng trái phép trên đất rừng tại huyện Ba Vì và Sóc Sơn.
Cử tri Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền) cho rằng, những vấn đề liên quan đến đất rừng tại hai huyện trên thuộc trách nhiệm lãnh đạo cấp huyện, xã nhiệm kỳ trước đây, gây bức xúc trong nhân dân. Đến nhiệm kỳ này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phải đứng ra giải quyết.
Về đất đai tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì, theo ông Toán thuộc trách nhiệm của lãnh đạo xã, huyện và lãnh đạo Nông trường Việt Mông. Đây là vấn đề tồn tại nhiều năm không được giải quyết triệt để. Đến nay, TP Hà Nội chưa cũng chưa có động thái gì để đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Cử tri Trần Ngọc Toán truy trách nhiệm các đơn vị TP Hà Nội trong vấn đề quản lý đất rừng ở Sóc Sơn
"Cử tri chúng tôi hỏi hướng giải quyết của TP về vấn đề này thế nào, bao giờ giải quyết xong để bà con yên tâm sinh sống. Có truy cứu trách nhiệm của lãnh đạo huyện Ba Vì trong vấn đề này hay không?", cử tri phường Tràng Tiền nói.
Liên quan đến vi phạm trong quản lý sử dụng đất rừng ở huyện Sóc Sơn, cử tri Toán cảm thấy không thể chấp nhận được thái độ thiếu trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền cơ sở.
"Phải chăng tuy biết vi phạm Luật Đất đai nhưng vì vật chất, lợi ích cá nhân mà lãnh đạo xã vẫn ký xác nhận liều. Từ đó đến nay lãnh đạo xã, huyện, TP cũng không thực hiện nghiêm túc kết luận Thanh tra Chính phủ, để đến ngày hôm nay bùng phát như ngọn đuốc", ông Toán nhận định.
Từ bức xúc trên, cử tri Trần Ngọc Toán đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết hướng xử lý triệt để những tồn tại xảy ra ở Sóc Sơn. "Thời gian xử lý đến bao giờ hoàn thành, hay lại như nhà 8B Lê Trực", ông Toán đề nghị.
Ông Toán cũng băn khoăn việc mua bán đất rừng ở Sóc Sơn, có cả xác nhận của lãnh đạo xã liệu lãnh đạo huyện Sóc Sơn, cơ quan chức năng của TP có biết hay không, hay biết mà vẫn làm ngơ?
Cuối cùng, cử tri Toán muốn biết được liệu TP có mạnh tay xử lý trách nhiệm lãnh đạo huyện Ba Vì, Sóc Sơn và các ban ngành của TP chưa làm tròn trách nhiệm của mình hay không.
"TP sẽ xử nghiêm túc và công khai trước cử tri"
Về quản lý đất đai tại huyện Ba Vì, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trước đây TP đã tổ chức thanh tra và kỷ luật lãnh đạo xã Yên Bài và một số lãnh đạo phòng ở huyện.
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời cử tri về vấn đề quản lý đất rừng Sóc Sơn
Theo ông Chung, hiện nay đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra toàn diện trên địa bàn huyện Ba Vì. Do vậy, khi nào có kết luận của đoàn kiểm tra, TP sẽ xử nghiêm túc và công khai trước cử tri.
Liên quan đến sai phạm đất rừng ở huyện Sóc Sơn, ông Chung cho biết, trong cuộc họp tập thể UBND TP trong tháng 10 ông đã nói rõ quan điểm.
Tuy nhiên, theo ông Chung đây là vấn đề tồn tại nhiều năm và liên quan đến chính sách giao đất rừng của huyện cho người dân vào khai hoang. Sau này, lập quy hoạch rừng thì có sự chồng lấn cần phải làm rõ. Những vướng mắc đó đã được TP báo kiến nghị lên Thanh tra Chính phủ.
Về xử lý theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, ông Chung cho biết, thời gian qua TP và huyện Sóc Sơn cũng đã nhận trách nhiệm. TP đã giao cho Thanh tra TP thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng và trật tự xây dựng tại xã Minh Phú và xã Minh Trí, cũng như thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ.
"Theo đúng hạn, TP sẽ công bố kết luận thanh tra trước Tết và nêu rõ trách nhiệm công bố công khai với nhân dân", ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Quang Phong
Theo Dantri
"Điểm mặt" chủ đầu tư 45 công trình "xẻ thịt" rừng Sóc Sơn Chủ 18 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất quy hoạch rừng phòng hộ ở xã Minh Phú không chịu tháo dỡ. Còn xã Minh Trí đang đợi huyện thẩm định hồ sơ 27 công trình mới quy được vi phạm thế nào để xử lý. Cách đây hơn hai tháng (8/2018), Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc...