Hà Nội trước mùa mưa bão: Hàng chục km đê bị “xẻ thịt”
Hàng chục km đê thuộc các huyện Từ Liêm, Mỹ Đức, Long Biên, Thường Tín, Phú Xuyên bị nhiều hộ dân “xẻ thịt” để xây dựng nhà trước sự bất lực của chính quyền.
Nhiều km đê trên địa bàn Hà Nội bị “xẻ thịt” để xây dựng nhà kiên cố
Thành phố thì yêu cầu các địa phương, ban ngành có phương án phòng chống bão lụt, cứu hộ cứu nạn nhưng ngày ngày những tuyến đê thiết yếu vẫn bị “gặm nhấm”.
Theo quan sát của phóng viên, dọc tuyến sông Mỹ Hà, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) kín đặc bèo và rác thải, sát bờ đê, những ngôi nhà 2 – 3 tầng xây lấn cả xuống lòng sông thuộc tuyến tiêu thoát lũ quan trọng từ Hòa Bình chảy qua 5 xã của huyện Mỹ Đức, dài 12km. Mấy năm gần đây, tình trạng lấn chiếm hành lang đê tại khu vực này diễn ra rất phức tạp, riêng xã Hợp Thanh đã có hơn 150 công trình nhà ở của dân xây dựng lấn chiếm, đe dọa an toàn con đê. Dọc tuyến đê thôn Ải, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức là khu chợ tấp nập, nhà ở, hàng quán san sát, vì thế người dân gọi đây là “phố đường đê”.
Ông Nguyễn Văn Duân, Chủ tịch UBND xã cho biết: tình trạng xây dựng lấn chiếm lòng sông xảy ra từ nhiều năm trước nên việc giải tỏa rất khó khăn. Trước mắt, xã yêu cầu các hộ vi phạm giữ nguyên hiện trạng, không tiếp tục cơi nới công trình. Tuy nhiên, khi chúng tôi phản ánh có nhiều nhà đang xây mới thì ông Duân cho biết: “Chính quyền xã có lập biên bản nhưng do bức bối chỗ ở cho nên họ vẫn xây dựng lén lút”.
Về tình trạng lấn chiếm lòng sông Mỹ Hà, ông Lê Văn Cành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức khẳng định: Huyện đã yêu cầu chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, các trường hợp vi phạm và các trường hợp có biểu hiện vi phạm phải ngăn chặn ngay để không xảy ra vi phạm mới, từng bước xử lý những vi phạm đã tồn tại. Trả lời câu hỏi: UBND huyện đã có những biện pháp gì để xử lý tình trạng hàng chục km đê bị “xẻ thịt”? Ông Lê Văn Cành khẳng định: “ Với các vi phạm ở trên dòng sông, đặc biệt là những trường hợp làm nhà trên đê Mỹ Hà, UBND huyện đã tổng hợp lại các dạng vi phạm, xin ý kiến cơ quan chuyên môn để xử lý nhằm đảm bảo tiêu úng, an toàn tuyến đê và xử lý vi phạm đất đai đúng luật”.
Đáng chú ý là tình trạng “xẻ thịt” đê điều để làm nhà kiên cố không chỉ xảy ra tại huyện Mỹ Đức, mà còn xảy ra tại các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Long Biên. Tại các địa phương này, tình trạng lấn chiếm, xâm hại đê điều diễn ra ngang nhiên giữa “thanh thiên bạch nhật” với nhiều công trình xây dựng trái phép và hàng chục điểm trung chuyển vật liệu xây dựng, điểm khai thác cát đang tồn tại. Đơn cử như, khu vực thượng và hạ lưu cầu Thăng Long (Từ Liêm); phường Bồ Đề (Long Biên); xã Hải Bối (Đông Anh); hai xã Thống Nhất, Vạn Điểm (Thường Tín)…, việc xây dựng lò gạch, đổ phế thải ở bờ hữu sông Hồng cũng diễn ra phổ biến.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: “ Để xảy ra tình trạng vi phạm hành lang, xâm phạm các công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống lụt bão, kể cả việc khai thác cát, đá sỏi ở lòng sông, trên bờ sông… không chỉ làm ảnh hưởng đến sản xuất mà còn ảnh hưởng tới đời sống của dân cư trong vùng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi. Chủ tịch UBND các quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về việc để xảy ra những vi phạm”.
Video đang HOT
Theo xahoi
TP.HCM: Ngập nặng, người dân vật vã lội nước
Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 tiếng vào chiều nay (7/5) đã gây ngập nặng tại TP.HCM, trên nhiều tuyến đường người dân phải lội bì bõm, xe chết máy hàng loạt.
Đường Hòa Bình (đoạn trước công viên Đầm Sen, quận 11) bị ngập sâu kéo dài hơn 1km, các phương tiện lưu thông qua đây gặp không ít khó khăn, nhiều phương tiện ô tô và hàng trăm xe máy lưu thông qua đây bị chết máy, người dân phải bì bõm lội trong "biển nước".
Theo ghi nhận của PV tại tuyến đường này, chỉ trong vòng 20 phút đã có hơn 10 trường hợp người đi xe máy, học sinh đi xe đạp bị ngã xuống "biển nước". Tất cả các vật dụng, quần áo bị ướt sạch.
Nhiều người điều khiển xe máy phải leo lề đường nhưng vẫn bị ngập nước. Nhiều đoạn ngập sâu hơn 0,7m.
Trên đường Lũy Bán Bích (đoạn qua kênh Tân Hóa, đường Tân Hòa Đông, quận 6) cũng bị ngập nặng. Nước ngập đến hơn 0,5m. Xe chết máy hàng loạt, nhiều người phải tấp lên lề đường đứng đợi chờ nước rút. Giao thông trên đoạn đường này rất hỗn loạn.
Tại các tuyến đường như: Bà Hom (quận Bình Tân), Âu Cơ (Tân Phú), Nguyễn Văn Quá (quận 12), An Dương Vương (quận 8) cũng bị ngập nặng.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại cảnh người dân khổ sở lội trong "biển nước":
Nước ngập gây kẹt xe kéo dài, người dân khổ sở trong "biển nước" trên đường Lũy Bán Bích (quận 6)
Người đi đường chở con nhỏ loay hoay trong "biển nước" trên đường Lũy Bán Bích
Nước ngập tới bánh xe
Xe chết máy giữa "biển nước"
Leo lên vỉa hè trên đường Hòa Bình (quận 11), đoạn trước công viên văn hóa Đầm Sen vẫn không thoát khỏi nước ngập
Bãi giữ xe của Công viên Văn hóa Đầm Sen cũng bị ngập nặng
Biển nước trên đường Hòa Bình
Xe chết máy
Khổ sở đẩy xe trên đường Hòa Bình
Theo 24h
Công an Hà Nội chủ động ứng phó với thiên tai, bão lụt Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn lực lượng CATP thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, bão lụt và tìm kiếm cứu nạn có hiệu quả trong mùa mưa bão năm 2013. Một trong những nhiệm vụ được Giám đốc CATP yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc là tích cực nắm...