Hà Nội trồng phượng ở dải phân cách: Nghiên cứu rất kỹ?
Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội khẳng định, trước khi trồng phượng ở dải phân cách đã tổ chức xin ý kiến các nhà chuyên môn.
Nghiên cứu rất kỹ
Liên quan đến việc Hà Nội trồng cây phượng vỹ tại dải phân cách giữa 2 làn đường trên nhiều tuyến đường, chiều 4/7, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội đã có cuộc gặp với báo chí để trả lời một số thắc mắc và ý kiến trái chiều từ dư luận.
Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, đến thời điểm này đơn vị này đã trồng được khoảng hơn 300 cây phượng ở dải phân cách giữa 2 làn đường tại các tuyến phố như Trần Khát Chân, Xã Đàn, Kim Liên – Hoàng Cầu, Tây Sơn, Láng Hạ, Giải Phóng…
“Cây phượng đang được trồng trên các tuyến phố là một trong những cây theo danh mục cây đô thị. Kế hoạch trồng tiếp như nào thì chúng tôi sẽ khảo sát tiếp tại các tuyến phố, nếu đủ các điều kiện sẽ tiếp tục triển khai”, ông Hưng khẳng định.
Vị Phó Tổng giám đốc cũng nhấn mạnh, việc trồng cây phượng tại dải phân cách giữa 2 làn đường hoàn toàn không vấn đề gì vì phượng thuộc chủng loại cây xanh đô thị.
Việc trồng phượng giữa dải phân cách giữa 2 làn đường đã được nghiên cứu rất kỹ.
Ngoài ra, theo ông Hưng, trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều nơi trồng cây phượng như tuyến đường vành đai 2 ven sông Tô Lịch được trồng năm 2010. Các tuyến phố nội đô như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, đường Thanh Niên phượng cũng là cây được ưu tiên lựa chọn.
“Trước khi Hà Nội tiến hành trồng phượng, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp và lấy ý kiến của các nhà chuyên môn và đã đi đến thống nhất. Còn nói phượng rụng lá nhiều, thì các loại cây khác cũng rụng lá không kém, nhưng lá rụng thì đã có công nhân môi trường dọn vệ sinh hàng ngày nên không ngại vấn đề này.
Các tỉnh như Hải Phòng, Đà Nẵng cũng đã trồng phượng, mà các tỉnh này gần biển nếu có mưa bão thì địa phương này còn chịu ảnh hưởng mạnh hơn nhiều so với Hà Nội. Hơn nữa, để hạn chế cây bị gẫy đổ chúng tôi đã tiến hành cắt tỉa cành thường xuyên, đến nay đã cắt tỉa được 26.000 cây xanh”, ông Hưng dẫn chứng.
Bên cạnh đó, ông Hưng còn cho rằng, trồng cây to thì thời gian phủ xanh đô thị sẽ nhanh hơn cây nhỏ rất nhiều. Không chỉ thế, trước nỗi lo sợ nấm mốc xâm nhập làm mục ruỗng cây và dẫn đến cây dễ bị gẫy đổ của nhiều người, vị lãnh đạo trấn an: “Nếu nói là sợ nấm mốc xâm nhập thì đây lại là phương pháp, khi trồng tuân thủ đúng kỹ thuật thì không vấn đề gì. Về nguồn gốc, theo đơn vị này phượng được lấy từ các đơn vị vệ tinh quanh Hà Nội tại các vườn ươm”.
Video đang HOT
Vị lãnh đạo cũng chia sẻ, công ty chưa biết giá mỗi cây là bao nhiêu vì chỉ là đơn vị thực thi. Việc này do Sở Xây dựng Hà Nội và trung tâm thẩm định giá của Sở Tài chính Hà Nội quyết định.
Chuyên gia lo ngại
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải thận trọng khi quyết định trồng phượng tại khu vực dải phân cách giữa 2 làn đường.
Theo GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cây phượng đã được trồng rất nhiều nên việc Hà Nội lựa chọn trồng phượng cũng không có gì lạ.
Các chuyên gia lo ngại trước việc HN trồng phượng.
Tuy nhiên xét trên nhiều góc độ, vị chuyên gia cho rằng, việc trồng loại cây này ở dải phân cách thì chưa phù hợp vì nhiều yếu tố bất lợi.
“Cây phượng có bộ rễ rất lớn, nó cần có một không gian đất rộng, trong khi đó vùng dải phân cách có những biến động theo thời gian, có thể là mở rộng đường hoặc là làm đường điện trên cao, dưới đất,… Đó là nơi chưa ổn định lâu dài cho nên việc trồng cây to, lâu năm tôi nghĩ không phù hợp, trừ trường hợp dải phân cách đó khẳng định được là lâu dài.
Khi nào nhà quy hoạch khẳng định rằng không có chuyện gì làm thay đổi dải phân cách đó thì mới có thể trồng được, nhưng ít khi quy hoạch mà có thể khẳng định được”, GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng đặt câu hỏi.
Trong khi đó, GS.TS Lê Đình Khả, Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam khẳng định: “Trồng hoa phượng thì cũng được nhưng tôi cho rằng trồng ở giữa dải phân cách thì thì không nên. Ở vị trí này, tôi nghĩ rằng nên chọn những cây tán gọn thì hợp lý hơn. Cây phượng tán thưa lại, xòe rộng, không cao cho nên rất khó phù hợp”, GS.TS Lê Đình Khả nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị chuyên gia còn lưu ý, khi trồng phượng vỹ tại các dải phân cách giữa 2 làn đường cũng cần phải chú ý đến việc cắt tỉa cành lá thường xuyên, tránh để xòa xuống đường gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc đảm bảo vệ sinh, quét dọn thường xuyên cũng cần phải được đảm bảo.
Theo Đất Việt
Trồng phượng "chi chít" trên đường phố Hà Nội có hợp lý không?
Thành phố Hà Nội đang triển khai trồng hàng loạt cây phượng ở dải phân cách nhiều tuyến phố. Dư luận xã hội cũng như một số chuyên gia trong lĩnh vực cây xanh đô thị đã có những ý kiến trái chiều về việc này.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc Hà Nội triển khai trồng hàng loạt cây phượng ở dải phân cách giữa 2 làn đường tại nhiều tuyến phố.
Liên quan đến nội dung trên, chiều 4/7, PV Dân trí đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội.
Phóng viên: Hà Nội đang triển khai trồng hàng loạt cây phượng tại dải phân cách giữa ở nhiều tuyến phố, đến thời điểm hiện tại đã trồng được bao nhiêu cây và kế hoạch tiếp theo như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Hưng: Việc triển khai trồng cây phượng là nằm trong kế hoạch chung của thành phố Hà Nội, từ nay đến năm 2020 phấn đấu trồng thêm 1 triệu cây xanh trên các tuyến phố của Thủ đô Hà Nội.
Đến thời điểm hiện tại chúng tôi đã trồng được khoảng hơn 300 cây phượng ở dải phân cách giữa 2 làn đường tại các tuyến phố như Trần Khát Chân, Xã Đàn, Kim Liên - Hoàng Cầu, Tây Sơn, Láng Hạ, Giải Phóng... Kế hoạch trồng tiếp như thế nào thì chúng tôi sẽ khảo sát tiếp tại các tuyến phố, nếu đủ các điều kiện sẽ tiếp tục triển khai.
Việc triển khai trồng cây trên dải phân cách giữa 2 làn đường có hợp lý không, thưa ông?
Thực ra việc tiến hành trồng cây ở dải phân cách giữa 2 làn đường không phải lần đầu tiên mình thực hiện mà đã có từ thời xa xưa. Như các tuyến phố Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Giảng Võ... các cây đã được trồng ở giữa dải phân cách từ thời Pháp thuộc. Trồng ở dải phân cách giữa còn có nhiều ưu điểm như ít công trình ngầm, do đó cây hoàn toàn có thể phát triển bình thường.
Tôi nói thêm là ngoài việc trồng cây ở dải phân cách giữa thì tại các tuyến phố chúng tôi khảo sát nếu còn chỗ để trồng cây xanh trên vỉa hè thì cũng sẽ tiếp tục triển khai. Còn chọn chủng loại cây nào cho từng tuyến phố đã được nhiều đơn vị liên quan tính toán kỹ.
Nhiều ý kiến cho rằng phượng là cây thân mềm, dễ gãy đổ khi có mưa bão và về mùa lá rụng sẽ rất bẩn cho đô thị, ông nghĩ sao về ý kiến này?
Tôi có thể nói rằng phượng thuộc chủng loại cây xanh đô thị, do đó trồng loại cây này là hoàn toàn không vấn đề gì. Ngoài ra, trước khi Hà Nội tiến hành trồng phượng, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến của các nhà chuyên môn và đã đi đến thống nhất. Còn nói phượng rụng lá nhiều, thì các loại cây khác cũng rụng lá không kém, nhưng lá rụng thì đã có công nhân môi trường dọn vệ sinh hàng ngày nên không ngại vấn đề này.
Các tỉnh như Hải Phòng, Đà Nẵng cũng đã trồng phượng, mà các tỉnh này gần biển nếu có mưa bão thì địa phương này còn chịu ảnh hưởng mạnh hơn nhiều so với Hà Nội. Hơn nữa, để hạn chế cây bị gãy đổ, chúng tôi đã tiến hành cắt tỉa cành thường xuyên, đến nay đã cắt tỉa được 26.000 cây xanh.
Nhiều ý kiến cho rằng, phượng trồng với khoảng cách dày như này sẽ rất khó để cây phát triển.
Có chuyên gia trong lĩnh vực cây xanh đô thị cho rằng, Hà Nội không nên trồng cây phượng có đường kính thân lớn như vậy bởi khi trồng cây lớn sẽ buộc phải cắt bớt cành, vết cắt đó là cơ hội cho nấm mốc xâm nhập vào thân cây, từ đó làm mục ruỗng cây và dẫn đến cây dễ bị gãy đổ. Ngoài ra, phượng có tuổi đời khá ngắn, chỉ khoảng 30-40 năm nên không phù hợp lắm cho việc trồng ở đô thị. Ông đánh giá thế nào về quan điểm điểm này?
Thực ra trồng cây to thì thời gian phủ xanh đô thị sẽ nhanh hơn cây nhỏ rất nhiều. Còn nếu nói là sợ nấm mốc xâm nhập thì đây lại là phương pháp, khi trồng tuân thủ đúng kỹ thuật thì không vấn đề gì. Phượng có tuổi đời trung bình khoảng 60-70 năm nên phù hợp trồng ở đô thị.
Nguồn gốc những cây phượng này lấy từ đâu, giá mỗi cây là bao nhiêu tiền, tại sao Hà Nội lại triển khai trồng cây giữa thời điểm mùa hè như vậy, thưa ông?
Phượng được chúng tôi lấy từ các đơn vị vệ tinh quanh Hà Nội tại các vườn ươm. Giá mỗi cây là bao nhiêu thì thời điểm này chúng tôi cũng chưa biết, vì việc này do Sở Xây dựng Hà Nội và trung tâm thẩm định giá của Sở Tài chính Hà Nội quyết, còn chúng tôi là đơn vị thực thi thôi.
Còn việc trồng cây thời điểm mùa hè như này cũng không vấn đề gì, vì giờ cũng chuẩn bị sang mùa Thu thời tiết cũng dần mát mẻ nên cây sẽ sống và phát triển được.
Khoảng cách giữa các cây phượng mới trồng trên các tuyến phố có vẻ khá dày, có đoạn tại phố Xã Đàn giữa các cây chỉ khoảng 4m trở lại, theo ông khoảng cách như nào là phù hợp?
Khoảng cách giữa các cây phù hợp là từ 5-7m, tuy nhiên trong quá trình tiến hành trồng nhiều khi gặp những chỗ có vấn đề không thuận lợi phía dưới lòng đất thì sẽ phải xê dịch khoảng cách nhất định. Còn như anh phản ánh về khoảng cách giữa các cây khá dày trên phố Xã Đàn thì chúng tôi sẽ cho kiểm tra sau.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Dương (thực hiện)
Theo Dantri
Hà Nội sắp có thêm nhiều tuyến phố hoa phượng đỏ Hà Nội đang triển khai trồng hàng loạt cây phượng có đường kính lớn tại dải phân cách của nhiều đường phố như đường Xã Đàn, Láng Hạ, phố Tây Sơn... Hàng loạt cây phượng đã "xuất hiện" trên phố Xã Đàn. Theo khảo sát của PV Dân trí trong ngày 1/7, tại các tuyến đường như Xã Đàn kéo dài đến hết...