Hà Nội: Trốn trạm BOT, “xé nát” đường dân sinh
Hơn 2 năm nay, người dân thuộc xã Phù Đổng ( Gia Lâm, Hà Nội) đã phải chịu cảnh “sống trong sợ hãi” khi hàng trăm xe quá tải nối đuôi nhau chạy qua đê Phù Đổng để tránh trạm thu phí “bình cũ rượu mới” Hà Nội – Bắc Giang.
Thời gian vừa qua, cánh lái xe chia sẻ thông tin về cung đường để xe ô tô có thể né trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Theo đó, các tài xế xe ô tô có thể chạy qua cung đường Phù Đổng – đường trục khu công nghiệp Vsip – cầu Đồng Thép hay cung Phù Chẩn – đường trục khu công nghiệp Vsip – cầu Phù Đổng để né trạm thu phí tiết kiệm được 35.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, tài xế phải mất thêm 25 phút đồng hồ để chạy qua cung đường này.
Anh Vũ Văn Hùng – lái xe tải 29C-350.xx phân trần: “Thú thật, cũng chẳng sung sướng gì. Đường vừa xấu, vừa xa hơn, lại nơm nớp bị xử phạt. Nhưng xét cho cùng vẫn còn đỡ hơn nhiều so với khoản tiền đi qua trạm. Trong khi đó, anh em tài xế nhiều người cũng không muốn đưa tiền cho con đường chỉ được sửa chữa “qua loa”, không đạt đủ điều kiện để được công nhận là đường cao tốc nhưng vẫn thu phí với mức giá “chát”. Giới tài xế giống như anh Hùng truyền tai nhau tên gọi mới cho tuyến tránh này là “đường máu”.
Suốt dọc đoạn đường Phù Đổng – Cầu Trạc, đường 179, được cắm nhiều biển hạn chế xe tải trọng 10 tấn trở xuống. Chỉ trong khoảng một giờ quan sát, PV ghi nhận đã có hàng trăm lượt xe “hổ vồ”… nườm nượp đan xen như mắc cửi trên con đường này.
Hình ảnh thường thấy trên tuyến “đường máu” này. Anh Dương Quang Hân, người dân xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm cho hay, ngày cũng như đêm, hàng đoàn xe, đa số là xe tải nườm nượp đi qua tuyến đường đê Phù Đổng khiến đường xuống cấp, người dân phải sống chung với bụi bặm và tiếng còi xe. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là nguy cơ TNGT rình rập. Chính quyền và người dân tại đây ghi nhận hàng chục vụ TNGT, nhiều người bị thương, tử vong.
Việc nhiều xe ô tô đã tìm mọi cách để tránh trạm thu phí bằng cách đi vào đường đê Phù Đổng khiến cuộc sống yên bình của người dân xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) bị đảo lộn.
Video đang HOT
Theo hướng đi từ Hà Nội về Bắc Giang, cánh tài xế đến nút giao Phù Đổng sẽ rẽ vào hướng đê Phù Đổng rồi vòng vào tỉnh lộ 179, đi theo tỉnh lộ này sẽ ra đến cầu vượt Đại Đồng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) rồi hoà vào mạng lưới đường cao tốc. Như thế là thoát trạm. Ở đoạn ngược lại, họ cũng chọn đường tương tự để trốn trạm.
Mỗi khi xe “hổ vồ” qua cầu là các phương tiện chạy theo hướng ngược chiều phải dừng lại nhường cho họ chạy qua.
Xe tải hạng nặng lộng hành khiến nhiều tuyến đường dân sinh trên địa bàn xã Phù Đổng rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, khói bụi và ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân
Lòng đường hẹp, mật độ xe tải hoạt động dày đặc là nguyên nhân gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường
Trao đổi về vấn đề này, nhiều tài xế khác nhận định, cách né trạm này đôi khi mất nhiều hơn được. “35.000 đồng chỉ bị chậm chút thu phí, còn đâu chạy cao tốc băng băng hơn là chạy đường làng. Đi cung đường này tiết kiệm được 35.000 ngàn đồng nhưng mất thêm 25 phút đồng hồ thì tiền xăng cũng mất tương ứng, thậm chí là hơn”.
Quân Đỗ
Theo Dantri
Nhiều văn bản pháp luật bất cập cần chấn chỉnh ngay
"Tình trạng một số văn bản pháp luật gây bất cập khi triển khai trong thực tiễn như quy định trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ cần phải được chấn chỉnh..." - đây là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa nêu ra tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng nay (2.7)
Tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ báo cáo tình hinh kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm quán triệt các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Nhiều văn bản luật chưa hợp lý
Thứ trưởng Thừa đánh giá tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2017. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đã có những bước tiến rõ rệt, góp phần thúc đẩy tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Số ít văn bản quy phạm pháp luật chưa hợp lý, gây khó khăn, bất cập khi triển khai trong thực tiễn, điển hình như quy định liên quan đến Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. PLO
Tuy nhiên, Thứ trưởng Thừa cũng cho biết, thời gian qua vẫn còn tình trạng số ít văn bản quy phạm pháp luật có những quy định chưa hợp lý, dẫn đến khó khăn, bất cập khi tổ chức triển khai trong thực tiễn, điển hình như quy định liên quan đến Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Ngoài ra, một số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các bộ chủ trì soạn thảo chưa đạt yêu cầu, chất lượng chưa cao và phải lùi thời điểm trình, ban hành so với tiến độ đề ra.
Đối với, công tác cải cách tổ chức bộ máy, báo cáo của Bộ Nội vụ cho rằng cơ cấu số lượng lãnh đạo cấp phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở một số nơi còn chưa hợp lý. Vẫn còn tình trạng lãnh đạo nhiều hơn số lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo. Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn khó khăn, vướng mắc, chưa đạt yêu cầu đề ra.
Một số địa phương công khai số liệu, kết quả giải quyết TTHC trên phần mềm còn chưa đúng so với kết quả kiểm tra thực tế. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn phổ biến ở một số lĩnh vực trọng tâm, như: đất đai, xây dựng, lao động thương binh và xã hội...
Giải quyết hồ sơ trực tuyến còn chậm
Việc giải quyết TTHC bằng hình thức trực tuyến cũng là một vấn đề nan giải tại nhiều địa phương. Theo Bộ Nội vụ, việc triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử còn chậm. Mặc dù có nhiều TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4; thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích, nhưng số thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ còn rất thấp.
Tại đầu cầu truyền hình địa phương, đại diện các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Thuận, Quảng Ninh, Lào Cai... đề nghị Hội đồng tư vấn CCTTHC, các bộ, ngành cần hỗ trợ nhiều hơn nữa việc kết nối, thống nhất cổng giải quyết hồ sơ trực tuyến để giải quyết TTHC và quản lý nhà nước tại địa phương được thông suốt, đồng bộ.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đã triển khai phần mềm Egov quản lý hồ sơ một cửa, bảo đảm liên thông nhưng chưa thể kết nối với các phần mềm do bộ, ngành triển khai để chia sẻ dữ liệu.
Tỉnh Đồng Nai cũng đang triển khai mô hình "phi địa giới" trong giải quyết TTHC. Theo đó, người dân, doanh nghiệp có thể lựa chọn nơi nộp hồ sơ TTHC sao cho thuận lợi nhất.
Do vậy, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Hội đồng tư vấn CCTTHC, Văn phòng Chính phủ chấp thuận cho các địa phương được tiếp nhận hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền của bộ, ngành. Sau đó, địa phương sẽ chuyển liên thông hồ sơ đến bộ, ngành xử lý và trả kết quả giải quyết nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Việc giải quyết hồ sơ trực tuyến còn chậm tại nhiều địa phương. Ảnh: Chí Cường
Tỉnh Quảng Ninh thì đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Quyết định thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Ninh.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Thừa cho biết Văn phòng Chính phủ đang khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt trong hoạt động gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước các cấp.
Sắp tới, Bộ Nội vụ sẽ giúp Chính phủ tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Về phần mình, Bộ Nội vụ cũng nêu đề xuất, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành các nghị định quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện để làm cơ sở cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở địa phương.Chính phủ cần sớm quy định danh mục các TTHC hoặc nhóm TTHC (do nhiều cơ quan tham gia giải quyết) bắt buộc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất triển khai trong cả nước; giảm phiền hà và giảm thời gian, chi phí cho người dân, tổ chức.
Theo Danviet
Vì sao HN đề nghị "xóa sổ" trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài? TP. Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xem xét giải tỏa trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài. Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội có kiến nghị dỡ bỏ trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài. Nhiều năm liền, Hà Nội cũng đã kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT...