Hà Nội: Trích xuất dữ liệu giám sát hành trình, thu hồi phù hiệu 567 ô tô
Sau khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, Sở GTVT Hà Nội quyết định thu hồi 641 phù hiệu ô tô vi phạm, trong đó có 121 phù hiệu “ Taxi Hà Nội”, 151 phù hiệu “ Xe hợp đồng”, 230 phù hiệu “Công-ten-nơ”, 53 phù hiệu “Xe chạy tuyến cố định” và 12 phù hiệu “Xe buýt”.
Trong 121 phù hiệu “Taxi Hà Nội” bị thu hồi có taxi Hoàn Kiếm, Thanh Nhàn, Hà Nội…; trong 151 phù hiệu “Xe hợp đồng” bị thu hồi có Công ty CP Đầu tư An Phát Khánh, Công ty TNHH Hưng Thành, Công ty CP dịch vụ vận tải đường bộ Hồng Hà, Công ty CP Trường Minh Tiến, Công ty CP vận tải và thương mại dịch vụ Thuận Phát…
Trích xuất thiệt bị giám sát hành trình nếu phát hiện vi phạm, Sở GTVT Hà Nội sẽ thu hồi phù hiệu ô tô
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các phương tiện vận tải trong tháng 8/2016 cho thấy, có 5 lần vi phạm tốc độ chạy xe, hoặc có 10% số ngày xe hoạt động, lái xe vi phạm quy định về thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc của lái xe liên tục trong ngày.
Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các đơn vị bị thu hồi phải nộp ngay phù hiệu về Sở GTVT Hà Nội, đồng thời chấn chỉnh hoạt động vận tải của đơn vị, có hình thức xử lý vi phạm, báo cáo Sở GTVT Hà Nội.
Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội nhắc nhở, chấn chỉnh và yêu cầu khắc phục đối với hơn 4.800 xe ô tô của 799 đơn vị vận tải có phương tiện vi phạm tốc độ lần đầu.
Video đang HOT
Thời gian Sở GTVT Hà Nội thu hồi phù hiệu trong vòng 1 thán, kể từ ngày 13/9.
Quang Phong
Theo Dantri
"Không có thiết bị giám sát hành trình, lái xe toàn... nói dối!"
"Không có thiết bị giám sát hành trình thì lái xe toàn nói dối, xe ở chỗ này nhưng lại báo là chỗ khác. Các vi phạm của lái xe khi tham gia giao thông cũng không được kiểm soát chặt chẽ, bằng chứng là đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông do lái xe chạy quá tốc độ..".
Đó là vấn đề được ông Tô Văn Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng nêu ra trong Hội thảo chuyên đề về thiết bị giám sát hành trình trong quản lý vận tải và an toàn giao thông, tại Hà Nội sáng 9/10.
Với hơn 20 năm quản lý trực tiếp phương tiện vận tải và nhiều năm gắn bó với các doanh nghiệp trong Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng, ông Hiệp cho biết đã chứng kiến những khó khăn của các nhà quản lý đối với việc giám sát hành trình của phương tiện.
Quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện từ năm 2012
Theo ông Hiệp, khi không có thiết bị giám sát hành trình, nếu muốn biết phương tiện đang ở đâu thì nhà xe chỉ biết dựa vào thông tin từ lái xe và thường những thông tin này không chính xác, gây ra nhiều hệ lụy xấu trong khai thác hiệu quả phương tiện, mất uy tín đối với khách hàng và không chuẩn bị được các giải pháp khắc phục khi cần thiết.
"Không có thiết bị giám sát hành trình thì lái xe toàn nói dối, xe ở chỗ này nhưng lại báo là chỗ khác. Việc kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu trong thực tế rất khó khăn nên nhà xe thường phải khoán cho lái xe, giải pháp này rất thiếu tính khoa học, không hiệu quả. Ngoài ra, chuyện về tai nạn giao thông trên đường do lái xe chạy quá tốc độ, đậu đỗ tùy tiện cũng luôn là nỗi ám ảnh" - ông Hiệp cho hay.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng khẳng định, một trong những lợi ích của việc gắn thiết bị giám sát hành trình là tính khách quan của tín hiệu truyền từ thiết bị giám sát hành trình cho các cơ quan quản lý và nhà vận tải, giúp cho việc xác định lỗi của phương tiện khi vi phạm tốc độ, lấn làn, đậu đỗ sai quy định, lái xe chạy quá thời gian quy định mà không nghỉ ngơi dẫn tới thiếu sáng suốt, thiếu tập trung và mất bình tĩnh khi xử lý tình huống...
Hiệu quả thực tế sử dụng thiết bị giám sát hành trình đã thấy, nhưng vấn đề chế tạo thiết bị này tại Việt Nam cũng được các chuyên gia tham gia hội thảo này quan tâm, bởi thiết bị này ở Việt Nam được lắp đặt nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông nên được thiết kế với những đặc thù riêng.
Thiết bị giám sát hành trình giúp quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn các vi phạm của lái xe (ảnh: Quang Phong)
PGS.TS Nguyễn Thanh Hải - Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật điện tử, trường Đại học Giao thông vận tải - cho biết, trong thực tế vận hành, các tham số giám sát tốc độ của xe đặc biệt hiệu quả, góp phần giảm tai nạn giao thông. Các tính năng thống kê theo xe, theo địa phương mang lại cái nhìn tổng quan về việc quản lý phương tiện mang tính răn đe, nhắc nhở phòng ngừa tai nạn.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thanh Hải cho rằng, thiết bị giám sát hành trình ở Việt Nam đang có những hạn chế về kỹ thuật khi phải phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ của mạng viễn thông di động GMS, GPRS (không phải ở đâu mạng cũng thông suốt).
"Thiết bị giám sát hành trình tại Việt Nam chưa định danh được chính xác lái xe đang điều khiển phương tiện nên lái xe có thể dễ dàng sử dụng thẻ lái xe của người khác để tránh lỗi vi phạm về thời gian lái xe. Thiết bị cũng dễ dàng bị cắt nguồn điện khi chủ phương tiện hay lái xe không muốn bị theo dõi giám sát" - PGS.TS Nguyễn Thanh Hải cho biết thêm.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, kết quả thống kê đến hết ngày 30/9/2015 bình quân có 70,12% tổng số phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống thông tin của Tổng cục này. Tình hình vi phạm tốc độ xe chạy ghi nhận mức độ nghiêm trọng trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố (tính trên 1.000km) là Phú Yên, Ninh Bình, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Hậu Giang, Quảng Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Quảng Trị.
Trong tháng 9/2015, đã có 373 xe bị xử lý vi phạm thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, theo các hình thức: Thu hồi phù hiệu, đình chỉ khai thác tuyến với thời hạn 1 tháng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015 đã xử lý 4.057 phương tiện và xử phạt vi phạm hành chính 499,85 triệu đồng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Uber cù nhầy, chủ xe bối rối Việc Uber không đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước, một mặt làm Nhà nước thất thu thuế và một mặt làm cho người kinh doanh xe và cả khách hàng đi Uber phải đối mặt nhiều rủi ro. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa yêu cầu Sở GTVT Hà Nội và TP.HCM tăng cường quản lý xe hợp...