Hà Nội trang bị cho học sinh kỹ năng phòng, tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục tuyên truyền cảnh báo cho học sinh, giáo viên về kỹ năng phòng tránh hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản tài chính, ngân hàng, bất động sản, môi giới việc làm, học tập lao động tại nước ngoài, kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử, tiền ảo…
Hà Nội đẩy mạnh trang bị kỹ năng phòng tránh những thủ đoạn phát sinh trong đời sống xã hội
Để thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị giáo dục đẩy mạnh việc tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh những kỹ năng phòng, tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, các đơn vị giáo dục cần cảnh báo về các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như tài chính, ngân hàng, bất động sản, dự án đầu tư, môi giới việc làm, học tập lao động tại nước ngoài, kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử, tiền ảo…
Đặc biệt, Sở GD-ĐT lưu ý về hinh tức lừa đảo trên không gian mạng qua tin nhắn “rác”, tin nhắn trúng thưởng… Các trường cần tuyên truyền tích cực giúp học sinh, giáo viên đề phòng những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản gắn với các vụ việc, vụ án cụ thể mang tính điển hình.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đề nghị các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc lịch trực lãnh đạo trong tất cả các ngày trong tuần, phối hợp các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết dứt điểm những vụ việc xẩy ra gây mất trật tự, an ninh, an toàn trường học; thực hiện nghiêm lịch trực của bảo vệ để quản lý cơ sở vật chất, tài sản của đơn vị đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ, Tết, quản lý và có biện pháp giám sát người lạ vào trong trường học.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, công văn cũng yêu cầu các đơn vị trường học tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục trật tự an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Các trường cần nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường để theo dõi, quản lý học sinh không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, không chơi cờ, bạc và các tệ nạn xã hội; phát hiện kịp thời những diễn biến xấu có nguy cơ làm mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn trong và ngoài nhà trường, chủ động phối hợp cha mẹ học sinh, chính quyền và công an địa phương có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bộ Công an khám xét viện mắt TP.HCM: Đụng đâu...đau đó
Có chuyện khởi tố, truy tố, bắt giam cán bộ vi phạm trong ngành y tế là do có lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.
Dư luận còn chưa hết bức xúc trước những sai phạm liên quan tới lĩnh vực y tế vẫn đang được làm rõ như: nâng khống giá thiết bị y tế lên gấp nhiều lần giữa lúc dịch Covid-19; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ mua sắm, lắp đặt máy thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, rồi trước đó là sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao; đấu thầu thuốc chữa bệnh.... thì mới đây, Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khám xét Bệnh viện Mắt TP HCM để điều tra vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Thực trạng trên đặt ra nhiều câu hỏi trong công tác quản lý, nhất là đối với một lĩnh vực thiết yếu, liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người nhưng lại dễ xảy ra tình trạng động đâu lại sai đó.
Nhiều sai phạm trong lĩnh vực y tế gây bức xúc. Ảnh: TPO
Bình luận về việc này, ĐBQH Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng, những sai phạm trong ngành y tế do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, do luật liên quan tới cơ chế xã hội hóa trang thiết bị y tế chưa theo kịp với thực tiễn. Dù cơ chế xã hội hóa đã thu hút được nguồn lực từ xã hội vào đầu tư, giúp nâng cao chất lượng, năng lực khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế... nhưng, do năng lực quản lý còn hạn chế, các văn bản pháp luật chưa thống nhất, dẫn tới hiện tượng thông qua hình thức xã hội hoá để bắt tay, nâng giá các trang thiết bị gây lãng phí, thất thoát lớn.
Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát làm chưa tốt, đặc biệt là vai trò của những người đứng đầu sở, ngành địa phương chưa có những đánh giá, kiến nghị cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời, dẫn tới những tiêu cực, thiếu sót vẫn xảy ra.
Vị đại biểu cũng đồng tình với quan điểm của Bộ Công an, Bệnh viện Bạch Mai không phải vụ nâng khống giá thiết bị y tế đầu tiên nhưng chưa phải vụ cuối cùng, bởi, ngoài những nguyên nhân khách quan thì còn có cả những nguyên nhân chủ quan do chính con người gây ra.
"Có chuyện khởi tố, truy tố, bắt giam cán bộ vi phạm trong ngành y tế là do còn có chuyện mua bán, đấu thầu máy móc, thiết bị y tế chưa đứng trên lợi ích chung của người bệnh, mà chạy theo lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân mới gây lên sai phạm.
Vụ việc đã phải đưa ra truy tố trước pháp luật nghĩa là đã có hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm, không thể bao biện", vị đại biểu nói.
Trong câu chuyện này, vị đại biểu cũng nói rõ trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan, bộ, ngành chủ quản đã thiếu sát sao, thiếu quy định, hướng dẫn cụ thể, không kiểm soát được.
Để hạn chế sai phạm có thể xảy ra, ông Xuyền cho hay, các cơ quan có trách nhiệm như Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT phải rà soát lại toàn bộ cơ chế, chính sách cho lĩnh vực này.
"Hiện nay, các quy định còn bị bỏ ngỏ, còn kẽ hở khiến những nhóm lợi ích lợi dụng", vị đại biểu đoàn Thái Bình nói.
Cần sự giám sát của các hội nghề nghiệp
Tương tự ĐBQH Lê Công Nhường (Bình Định) cũng cho rằng, những sai phạm trong đấu thầu, mua sắm thiết bị, máy móc y tế một phần do tính chất đặc thù trong lĩnh vực này.
Chính vì tính chất đặc thù nên máy móc, thiết bị, kể cả thuốc men cũng có rất nhiều loại, nhiều giá, mỗi loại đều chênh nhau rất lớn. Ví dụ, máy xét nghiệm mua của Trung Quốc sẽ có giá khác, trong khi máy mua của Nhật hay Mỹ sẽ có mức giá khác. Thêm vào đó, các quy định cụ thể về tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại máy cho mỗi cơ sở y tế các cấp, cũng như mức giá khung để các cơ sở y tế tham khảo lựa chọn còn thiếu, đây chính là kẽ hở để các nhóm lợi ích lợi dụng nhập nhèm, đẩy giá lên. Vì thế mới có việc, máy mua của nước này giá rẻ nhưng lại thanh toán theo đơn giá của nước khác với giá cao hơn gấp 2- 3 lần.
Ông lấy ví dụ, chỉ với thiết bị stent tim mạch nếu mua của Trung Quốc rất rẻ, nhưng nếu mua của các nước châu Âu thì sẽ có giá cao hơn gấp 3 lần.
Mặt khác, việc thẩm định các thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực đặc thù, giá cả đa dạng, phức tạp, đòi hỏi phải cần có cơ quan có chuyên môn sâu, hiện nay, vẫn chỉ dựa vào các cơ quan tài chính thông thường là chưa ổn.
Trong khi, người thụ hưởng chính là khách hàng sử dụng sản phẩm lại không có khả năng, không đủ năng lực, chuyên môn để đánh giá, so sánh, hay kiểm soát được giá cả. Nếu sử dụng vật liệu Trung Quốc nhưng tính tiền sản phẩm châu Âu người dùng cũng không thể biết được. Mua sắm máy móc cũng vậy, và đây chính là lỗ hổng trong mua sắm, xã hội hóa thiết bị y tế, dẫn tới những thiệt hại cho người dân hoặc nhà nước.
Do đó, vị ĐBQH kiến nghị việc thẩm định giá máy móc, thiết bị y tế nên giao lại cho các tổ chức nghề nghiệp có chuyên môn phụ trách. Cùng với cơ chế công khai, minh bạch và sự giám sát chặt chẽ của từng hội nghề nghiệp chắc chắn việc làm sai sẽ khó xảy ra.
"Thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh, các nước châu Âu vẫn phải nhập khẩu trang với giá rất cao nhưng người dân vẫn chấp nhận vì họ công khai. Hơn nữa, thời điểm nhập khẩu trang giá cao là do khan hiếm thực sự, thị trường không đủ cung cấp, vì thế, mức giá cao đó vẫn được chấp nhận. Như vậy, cốt lõi vẫn là sự công khai, minh bạch, bên cạnh đó là sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức, hội nghề nghiệp có chuyên môn sâu giúp xác định đúng, chuẩn, sát giá của từng loại máy móc, làm được như vậy sẽ không có vấn đề gì xảy ra", vị đại biểu đoàn Bình Định đề xuất.
14 lần công chứng vay tiền bằng sổ hồng giả Theo VKSND TP.HCM, nhiều vụ án các đối tượng lợi dụng sơ hở trong hoạt động công chứng để thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình thực hành quyền công tố, giải quyết nguồn tin tội phạm, kiểm sát điều tra, xét xử vụ án hình sự, VKSND TP.HCM xử lý nhiều vụ án liên quan đến các tội lừa đảo chiếm...