Hà Nội: Tràn lan vi phạm trên các tuyến phố thí điểm đỗ xe ngày chẵn, lẻ
Dự kiến, vào ngày 17/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2019 (VBS 2019) với chủ đề “Việt Nam – Đối tác kinh doanh tin cậy trong kỷ nguyên số”.
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2019 có chủ đề “Việt Nam – Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối & Sáng tạo”. Ảnh Internet.
Đây là một trong những hoạt động bên lề Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh châu Á lần thứ 10 (ABS) với sự tham gia của lãnh đạo các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, công nghiệp và xúc tiến thương mại của các nền kinh tế quan trọng của châu Á (các quốc gia thành viên ASEAN, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), và doanh nghiệp uy tín hàng đầu của khu vực và Việt Nam.
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) được tổ chức lần đầu tiên trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Đến nay, VBS đã trở thành một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất liên quan đến doanh nghiệp trong năm của Việt Nam.
Hội nghị dự kiến thu hút 600 đại biểu, bao gồm 200 CEO của các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế đến dự ABS lần thứ 10 và đoàn doanh nghiệp Nhật Bản sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có các diễn giả khác là các lãnh đạo của bộ ngành, tổ chức quốc tế, học giả và các doanh nghiệp lớn, uy tín. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự, chỉ đạo VBS 2019.
Hội nghị năm nay sẽ tập trung thảo luận về những đổi mới khoa học công nghệ, sự chuyển dịch nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số và những cơ hội cho Việt Nam. Tham gia Hội nghị, các doanh nghiệp có cơ hội cập nhật những xu hướng phát triển mới nhất của nền kinh tế trong thời đại số, những cơ hội kinh doanh mới, những bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất của các doanh nghiệp sáng tạo đã thành công tại thị trường Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước gặp gỡ trực tiếp, kết nối và chia sẻ thông tin về các dự án hợp tác kinh doanh tiềm năng với 200 doanh nghiệp uy tín là đại biểu của ABS và đoàn doanh nghiệp Nhật Bản.
ABS được Keidanren khởi xướng từ năm 2010 và được tổ chức luân phiên hàng năm tại các nền kinh tế lớn của châu Á với các chủ đề, nội dung khác nhau như: tăng trưởng bao trùm, định hình châu Á thông qua phát triển công nghệ và sáng tạo; tạo giá trị mới thông qua hợp tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; chiến lược tăng trưởng châu Á…
Video đang HOT
Bích Thủy
Theo Dauthau
Vì sao Vườn quốc gia Tam Đảo có sức hút với dự án của các đại gia?
Theo GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, người đã gắn bó gần 60 năm với rừng cho rằng, Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo có ý nghĩa rất quan trọng và tuyệt đối không vì lợi ích này nọ mà đánh đổi..
GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Thưa ông, dư luận hiện đang quan tâm đến VQG Tam Đảo, vậy VQG Tam Đảo có ý nghĩa quan trọng như thế nào với môi trường sinh thái của khu vực?
- Chúng ta cần phải tư duy: Đã là rừng thì rừng nào cũng quan trọng, bất kể phải là VQG hay không? Với tỉnh Vĩnh Phúc, VQG Tam Đảo ngoài quan trọng, nó còn nhiều mang nhiều ý nghĩa lớn lao hơn thế. Đây chính là môi trường sinh sống của 1.436 loài thực vật thuộc 741 chi của 219 họ, thuộc 5 ngành.
Trong đó, có 42 loài đặc hữu và 83 loài quý hiếm đang bị đe doạ được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Với nhiều loại động vật quý hiếm, Vườn Quốc gia Tam Đảo không những nhiều về số lượng, đa dạng về thành phần loài mà còn có nhiều loại đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn như: Vượn đen Đông Bắc, voọc má trắng, báo hoa mai, cá cóc...
Chưa kể môi trường cộng sinh của thảm thực vật nơi đây, trên cây có cây, hơn nữa phủ lên thân cây, rễ, đất và đá là một lớp rêu phong dày đặc. Nhờ thế rừng Tam Đảo là nơi tích tụ và dự trữ nước vô cùng quan trọng cho vùng hạ lưu, đặc biệt là 17 xã thuộc 2 tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc đang sinh sống xung quang đưới chân núi.
Một điều không thể bàn cãi, đó là rừng Tam Đảo giúp cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguồn oxi cho vùng đồng bằng xung quanh nó, đặc biệt trong bối cảnh không khí đang ngày càng ô nhiễm từ khí thải của các khu công nghiệp, từ các phương tiện giao thông thì rừng Tam Đảo như là một cứu cánh quan trọng.
Chính sự phong phú của hệ động thực vật của nơi này mà VQG Tam Đảo trở thành mục tiêu chính của nạn săn bắt trộm, khai thác gỗ từ nhiều năm nay. Nếu không bảo vệ được vườn Quốc gia Tam Đảo chúng ta không chỉ mất đi một cánh rừng nguyên sinh vô giá, mà chúng ta còn phải đối mặt với thảm cảnh của biến đổi khí hậu, đối mặt với thiên tai, sạt lở và hạn hán.
Không chỉ Tam Đảo mà nhiều khu rừng khác cũng đứng trước nguy cơ bị xâm phạm, chẳng nhẽ chúng ta chỉ có thể "khoanh tay đứng nhìn" thôi sao, thưa ông?
- Đối với VQG Tam Đảo đây không phải lần đầu tiên bị xâm phạm, tôi nhớ đã có lần UBND tỉnh Vĩnh Phúc có đề án xây dựng nghĩa trang và xin lấy đất từ rừng đặc dụng của VQG Tam Đảo, chúng tôi đã lên tiếng phản đối rất quyết liệt. Rất may là đề án đó không được thông qua nhưng không có nghĩa VQG Tam Đảo "an toàn" từ ngày đó hoặc trong thời gian tới.
Ở đây tôi không bàn tới những dự án xây dựng đang rất nóng thời gian qua ở Tam Đảo, tôi chỉ nhấn mạnh rằng: Khi xâm phạm rừng với diện tích lớn, từ 50ha trở lên phải được Quốc hội thông qua, được Chính phủ cho phép, không thể cứ nói lấy là lấy được ngay. Chúng ta đều biết việc xây dựng các công trình thủy điện là mang lại lợi ích cho quốc gia, nhưng cũng đều phải cân nhắc rất kỹ lưỡng việc xâm phạm rừng như thế nào.
Làm thủy điện tất nhiên phải chọn nơi đất dốc, cao, những nơi đó chỉ có thể là rừng. Nhưng chúng ta cũng đã thấy bài học rất đau xót từ của nước bạn Lào khi phát triển nóng thủy điện mà không tính toán quy hoạch hợp lý tài nguyên rừng.
Dù chúng ta đã có Luật quy định rất nghiêm về việc lấy đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... nhưng điều tôi lo ngại nhất là người ta đang lấy rừng bằng cách lách luật, mỗi lần lấy 1 ít, dưới mức phải xin phép. Và dần dần chúng ta mất rừng ngay trước mắt mà không làm gì được, đấy chính là nỗi đau vô cùng lớn lao.
Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường, rừng bền vững?
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định: Chúng ta không phát triển kinh tế bằng mọi giá, đặc biệt là không đánh đổi môi trường. Là chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi cho rằng, nên cân nhắc giữa các lợi ích.
Về phía nhà đầu tư, cũng có thể họ có lý khi cho rằng, công trình sẽ mang lại lợi ích lớn lao, sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, sẽ phát triển du lịch, sẽ mang về tỷ đô cho đất nước... nhưng khi mất rừng cũng có nghĩa sẽ ảnh hưởng đến môi trường sau này.
Rừng là cuộc sống, là tương lai, không thể vì bất cứ lợi ích nào để đánh đổi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Kéo giảm tai nạn giao thông phải bền vững Từ đầu năm 2019 đến nay, trật tự an toàn giao thông (ATGT) tiếp tục được giữ vững, tai nạn giao thông (TNGT) trong cả nước được kéo giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người tử vong và người bị thương. Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về các giải pháp đảm bảo ATGT, Pho chu tich...