Hà Nội: “Trái ngọt” nông thôn mới trên những làng quê Đan Phượng
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng và đoàn công tác trong buổi làm việc với UBND TP.Hà Nội về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thăm một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Đan Phượng mới đây.
Nông nghiệp Hà Nội có nhiều khởi sắc
Trước buổi làm việc, Đoàn công tác đã kiểm tra kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Song Phượng; thăm mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại HTX Rau hữu cơ Cuối Quý và mô hình trồng hoa lan hồ điệp của HTX Đan Hoài (huyện Đan Phượng).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng (thứ 2 từ phải sang) và đoàn công tác thăm mô hình trồng hoa lan hồ điệp của HTX Đan Hoài, huyện Đan Phượng. Ảnh: Thu Hà
Mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, TP.Hà Nội sẽ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyên canh tập trung, nâng cao giá trị, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm. Phấn đấu năm 2025, Hà Nội có 5 huyện được phát triển lên quận, 100% các huyện, các xã đạt chuẩn NTM.
Trao đổi với đoàn công tác, bà Bùi Thị Hường Bích – Giám đốc HTX Đan Hoài cho biết: Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Chương trình số 02/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội, HTX đã hợp tác với các đơn vị khoa học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp trong nước như Viện Nghiên cứu rau quả, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Nghiên cứu miền núi phía Bắc để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoa lan hồ điệp.
Điều này giúp HTX kiểm soát được gần như hoàn toàn quy trình sản xuất mà không phụ thuộc vào ngoại cảnh.
Theo bà Bích, hiện nay, HTX Đan Hoài đã có cơ sở vật chất tiên tiến với 20.000m2 nhà lưới công nghệ cao, sản xuất trung bình khoảng 800.000 cây hoa lan hồ điệp các loại, cho doanh thu khoảng 7 tỷ đồng/năm. HTX giải quyết việc làm cho 35 lao động với mức thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở NNPTNT TP.Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Chương trình số 02 về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người nông dân, Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực, với 7 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn NTM và 6 huyện đã trình Trung ương thẩm định đạt chuẩn NTM.
Thành phố có 355/382 xã (chiếm 92,9%) được công nhận đạt chuẩn NTM; 13 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng/người/năm.
Đoàn công tác thăm mô hình trồng hoa lan hồ điệp của HTX Đan Hoài, huyện Đan Phượng. Ảnh: Thu Hà
Bên cạnh đó, công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,3%.
Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 1,81% còn 0,69%, có 3 huyện Đông Anh, Gia Lâm và Hoài Đức không còn hộ nghèo. Dự kiến đến hết năm 2020, thu nhập của nông dân khu vực nông thôn thủ đô đạt 55 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 0,5%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị đạt từ 95 – 100%.
Về nông nghiệp, đến nay toàn thành phố có 164 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ. Các mô hình này đều đang phát huy hiệu quả kinh tế, phù hợp với thực tế của Hà Nội.
Đáng chú ý, ngành nông nghiệp Hà Nội chú trọng khai thác thế mạnh từ các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), với nhiều sản phẩm có thương hiệu. Năm 2020, Hà Nội phấn đấu đánh giá phân hạng khoảng 700 sản phẩm OCOP để đạt mục tiêu đến hết năm 2020, Hà Nội đánh giá, phân hạng được 1.000 sản phẩm.
Hơn 61.200 tỷ đồng làm nông thôn mới
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thu Hà
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết: Là Thủ đô nhưng Hà Nội có tới 382 xã, sản xuất nông nghiệp còn nhiều. Do vậy, thành phố đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 5 năm qua, Hà Nội đã dành nguồn lực rất lớn tập trung cho xây dựng NTM với hơn 61.200 tỷ đồng.
Đặc biệt, Hà Nội đã huy động được nguồn lực xã hội hóa rất lớn từ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để chương trình xây dựng NTM đạt những kết quả nổi bật như hôm nay.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, qua kiểm tra thực tế một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hạ tầng nông thôn tại huyện Đan Phượng, có thể thấy thành quả Chương trình xây dựng NTM Hà Nội đã thực sự hiện hữu trên các làng quê. Hà Nội có rất nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM hiệu quả, tuy vậy, vẫn 27 xã chưa đạt chuẩn NTM.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Hà Nội xem xét nâng cao mục tiêu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn, xây dựng các mô hình xử lý chất thải để giải quyết bài toán môi trường nông thôn. Đồng thời bố trí nguồn lực hợp lý, tiếp tục đưa những xã còn lại về đích và đầu tư xây dựng NTM nâng cao.
Nhân dân đóng góp trị giá gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Báo cáo số 333/BC-UBND về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2016-2020 cho thấy, TP đã huy động được 56.512,8 tỷ đồng (từ năm đầu năm 2016 đến hết tháng 6/2020) để thực hiện chương trình.
Hà Nội đạt nhiều kết quả về xây dựng huyện, xã NTM. Ảnh minh họa: hpa.hanoi.gov.vn
Trong đó: Ngân sách Trung ương 58 tỷ đồng; ngân sách TP hơn 20.911 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp hơn 6.973 tỷ đồng, hỗ trợ theo chương trình lồng ghép hơn 13.937 tỷ đồng); ngân sách huyện hơn 29.275 tỷ đồng; ngân sách xã hơn 1.455 tỷ đồng.
Vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước là 4.812,6 tỷ đồng; trong đó, đóng góp của nhân dân (bằng ngày công lao động trực tiếp, hiến đất làm các công trình công cộng...) là 1.976,6 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã hơn 2.037 tỷ đồng; các nguồn vốn khác là hơn 798 tỷ đồng.
Ngoài ra, TP đã bố trí 1.000 tỷ đồng ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí được phân bổ trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được các cấp, ngành thực hiện đảm bảo theo đúng quy định, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Đến nay, TP Hà Nội không còn tình trạng nợ đọng xây dựng NTM.
Song song thực hiện đạt nhiều kết quả về xây dựng huyện, xã NTM, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng/người/năm.
Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn TP đạt 88,3%. Có 100% số xã kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại.
Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 1,81% xuống còn 0,69% (chưa trừ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội), đến nay có 3 huyện Đông Anh, Gia Lâm và Hoài Đức không còn hộ nghèo.
Dự kiến đến hết năm 2020, thu nhập của nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 55 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 0,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70-75%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị đạt 95-100%.
Bộ Thông tin và Truyền thông có tân Thứ trưởng 37 tuổi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Huy Dũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao quyết định bổ nhiệm cho tân thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng. Ảnh: Tuổi trẻ Được biết, tân Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng sinh năm 1983,...