Hà Nội, TPHCM lo những ca Covid-19 trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây
Báo cáo Thường trực Chính phủ trong phiên họp chiều 17/2, Bộ Y tế nêu nhận định, các ổ dịch tại Hà Nội, TPHCM nguy cơ thường trực do có những trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây.
Cuộc họp của Thường trực Chính phủ diễn ra buổi chiều ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để bàn về tình hình Tết, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết và công tác phòng chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 17/2 (ảnh: VGP).
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các cấp, các ngành đã chỉ đạo đồng bộ, toàn diện để nhân dân có tết an toàn, lành mạnh, đầm ấm. Thủ tướng gợi ý bàn các giải pháp để xử lý vấn đề cấp bách trước mắt, như sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phòng chống hạn mặn, thiên tai thời tiết thất thường, phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt một số chủ trương biện pháp để bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, để ngay đầu năm bảo đảm hoạt động bình thường, bắt tay ngay vào việc, triển khai quyết liệt đồng bộ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo về tình hình phòng chống dịch và vấn đề đặt ra trong công tác quan trọng này, trong đó có chủ trương của Thường trực Chính phủ tại phiên họp trước (chiều mùng 4 Tết) về mua vaccine ngừa Covid-19 để tiêm chủng tại Việt Nam.
Theo báo cáo chung của Bộ Y tế, trong vòng 7 ngày nghỉ Tết vừa qua đã ghi nhận tổng cộng 243 trường hợp mắc Covid-19 trong nước tại 7 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương (213 ca, chiếm 89,9%), Hà Nội (8 ca, chiếm 3,4%), TPHCM (8 ca, chiếm 3,4%), Quảng Ninh (7 ca, chiếm 3%), Gia Lai (5 ca, chiếm 2,1%) và Bắc Ninh, Bắc Giang chỉ ghi nhận 1 ca.
Về tình hình dịch Covid-19, Bộ Y tế cho biết, trên thế giới, dịch bệnh có xu hướng giảm ở một số quốc gia do đã áp dụng quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch, đồng thời với việc triển khai tiêm chủng vaccine đã có những kết quả bước đầu trong kiểm soát dịch Covid-19.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, hiện dịch Covid-19 về cơ bản đã được kiểm soát tại 12/13 tỉnh, thành phố (trừ tỉnh Hải Dương dịch vẫn đang diễn biến phức tạp), các ổ dịch trong cộng đồng đang có xu hướng giảm ca mắc trong ngày.
Các ổ dịch tại các thành phố lớn như tại Hà Nội, TPHCM đã được nhanh chóng kiểm soát với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt. Tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn luôn thường trực do đã có các trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.
Cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết.
Trở lại diễn tiến cuộc họp, đề cập những vấn đề chung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phải có quyết tâm cao hơn ngay từ đầu năm, không để tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”, không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, bởi thời gian không chờ đợi ai.
Theo báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, trong dịp Tết với bối cảnh bình thường mới, nhiều biện pháp đồng bộ đã được triển khai để phòng, chống dịch Covid-19, người dân cả nước đã đón Tết trong không khí sum vầy, vui tươi, an toàn…
Thị trường hàng hóa phong phú, giá cả ổn định, cung ứng đầy đủ nhu cầu thực phẩm, phục vụ nhân dân trong dịp Tết, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Tiền lương, tiền thưởng cho người lao động cơ bản được bảo đảm kịp thời, đúng quy định. Nhìn chung, sức mua tổng thể của cả nước dịp Tết Nguyên đán năm 2021 chỉ tăng từ 3-5% so với tháng thường và tăng 7-10% so với cùng kỳ Tết năm 2020.
Tính đến ngày 19h ngày 16/2/2021, các địa phương đã chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người lao động dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 với số tiền gần 5.558 tỷ đồng. Thực hiện chuyển quà kịp thời của Chủ tịch nước nhân dịp Tết cho 1,733 triệu đối tượng có công với cách mạng, với tổng kinh phí gần 538 tỷ đồng. Ngoài phần quà của Chủ tịch nước, các địa phương đã chủ động trích ngân sách của tỉnh, thành phố và nguồn vận động để tặng quà cho đối tượng chính sách người có công nhân dịp Tết Nguyên đán với mức quà bình quân dao động từ 500.000-1.000.000 đồng/suất, nhiều địa phương có mức quà cao như TPHCM 6,5 triệu đồng/suất; Quảng Ninh 4 triệu đồng/suất.
Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tiền lương bình quân năm 2020 ước đạt 7,54 triệu đồng/tháng, giảm khoảng 3% so với năm 2019; khoảng 55,6% trong tổng số 62.640 doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán năm 2021, mức thưởng bình quân gần bằng 1 tháng lương (6,36 triệu đồng/người), bằng 95% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán 2020 (6,69 triệu đồng/người).
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, bảo đảm khám, cấp cứu cho nhân dân. Tính đến 7h ngày 16/2/2021 (mùng 5 Tết), tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện khám, cấp cứu cho 285.309 lượt bệnh nhân, tăng 14,5% so với cùng kỳ Tết Canh Tý.
Trong dịp Tết, lực lượng Bộ đội Biên phòng duy trì 1.608 tổ, chốt với tổng số hơn 9.990 người tham gia.
Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên cả nước trong 7 ngày nghỉ Tết ổn định, không có diễn biến bất thường, không xảy ra các vụ việc phức tạp, nghiêm trọng. Công tác đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng pháo đạt hiệu quả cao trong dịp Tết, lực lượng chức năng đã bắt, xử lý 1.868 vụ, 2.003 đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép (tăng 27,1% số vụ, 30,3% số đối tượng).
Tính đến 7h sáng 16/2/2021, sau 6 ngày nghỉ Tết đã có 29.650 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, giảm 2,8% so với cùng kỳ Tết Canh Tý. Số ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông chiếm 10,4% trong tổng số khám, cấp cứu chung.
TP.HCM lập sở chỉ huy tiền phương chống dịch
Với các địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu chủ động quyết định các biện pháp mạnh mẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng theo các kịch bản, sẵn sàng cho tình huống có đông người mắc bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo nhiều biện pháp quan trọng trước diễn biến dịch COVID-19 bùng phát trở lại - Ảnh: Chinhphu.vn
Tối muộn 8-2, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 vừa kết thúc trước đó vài giờ.
Thông báo nêu, việc xuất hiện ổ dịch mới tại TP.HCM và Hà Nội cho thấy nguy cơ dịch bệnh đang ở mức cao, vì vậy cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc khoanh vùng, cách ly, truy vết, xét nghiệm trên diện rộng... nhanh chóng kiểm soát dịch, quyết không để lây lan rộng trong cộng đồng.
Trong đó, Thủ tướng đồng ý cho Chủ tịch UBND TP.HCM và Hà Nội theo thẩm quyền để áp dụng biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội phù hợp với nguy cơ lây lan dịch bệnh ở một số khu vực.
Bộ Y tế chỉ đạo thành lập ngay Sở chỉ huy tiền phương phòng, chống dịch tại TP.HCM, tập trung chỉ đạo, hỗ trợ thành phố sớm kiểm soát ổ dịch.
Chủ tịch các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện yêu cầu 5K, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người, xử lý nghiêm vi phạm. Vận động hạn chế đến mức tối đa việc tập trung nhiều người tại lễ tang, lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tiệc mừng cuối năm, đám cưới; dừng bắn pháo hoa nhân dịp năm mới.
Đồng thời, vận động hạn chế tối đa việc đi lại trong dịp Tết Nguyên đán; vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công nhân viên tổ chức làm việc trong dịp Tết, sinh hoạt tại chỗ...
Các địa phương cũng được yêu cầu rà soát, chuẩn bị mọi nguồn lực cần thiết như nhân lực, vật tư, sinh phẩm, công cụ, phương tiện, kể cả bệnh viện dã chiến để sẵn sàng cho các tình huống dịch bệnh, kể cả tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Có chính sách và biện pháp thiết thực động viên lực lượng chống dịch.
Với các địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu chủ động quyết định các biện pháp mạnh mẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng theo các kịch bản có thể xảy ra, sẵn sàng cho tình huống có đông người mắc bệnh. Đồng thời, chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa cần thiết đảm bảo đời sống sinh hoạt nhân dân trong bối cảnh có dịch. Thực hiện việc cách ly 14 ngày.
Đối với khu vực có nguy cơ cao, Thủ tướng đề nghị xét nghiệm trên diện rộng. Sản xuất, cung ứng, không để xảy ra thiếu, khan hiếm các loại vật tư, sinh phẩm phòng, chống dịch và các loại hàng hóa phục vụ nhân dân. Tăng cường quản lý thị trường, đảm bảo an ninh trật tự, không để tình huống xấu.
Phó hiệu trưởng trường ĐH y lì xì tết cho sinh viên tham gia chống dịch Covid-19 Phó hiệu trưởng trường ĐH Y tại TP.HCM đã đến động viên và lì xì nhân dịp Tết Nguyên đán những sinh viên đang tham gia phòng chống dịch Covid-19. PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc trao đổi với các sinh viên tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 chiều 8.2 . Ảnh T.Đ. Chiều nay (8.2), PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó hiệu trưởng...