Hà Nội: Tối nay không ghi nhận F0, tiêm gần 165.000 mũi vắc xin trong ngày
Tối nay, Hà Nội không có thêm F0 mới. Như vậy, trong ngày hôm nay, Thủ đô ghi nhận 14 ca dương tính SARS-CoV-2.
Toàn thành phố đã triển khai thực hiện 16 đợt tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho các đối tượng thuộc Nghị quyết 21 của Chính phủ và Phương án 170 của UBND thành phố. Tính từ 18h ngày 14/9 đến 18h ngày 15/9, toàn thành phố đã tổ chức tiêm được 164.861 mũi vắc xin phòng Covid-19. Tổng 16 đợt thực hiện tiêm được 5.126.569 mũi tiêm, đạt tiến độ 87,5% trên tổng số vắc xin được cấp.
Hà Nội cũng vừa ban hành Công văn số 3084/UBND-KGVX về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Hà Nội (Ảnh: Đỗ Quân).
Video đang HOT
Đáng chú ý, theo nội dung công văn này, từ 12h trưa 16/9, đối với địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9) được hoạt động một số loại hình kinh doanh.
Bao gồm, cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Thành phố cũng yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Hà Nội: 1.200 dây chuyền, 100 tổ cấp cứu phục vụ chiến dịch vắc xin lịch sử
Để sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng Covid-19 trên toàn địa bàn, Hà Nội đã chuẩn bị nguồn lực để có thể đạt công suất tiêm tối đa lên tới 200.000 liều/ngày.
Theo thống kê, số lượng người trong độ tuổi tiêm chủng trên địa bàn Hà Nội (16 - 65 tuổi) là trên 5,1 triệu người, căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 21, đồng thời thành phố cũng sẽ mở rộng sang các đối tượng khác. Thành phố đã chủ động chia các đối tượng tiêm chủng thành 10 nhóm theo thứ tự ưu tiên.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, chiến dịch tiêm chủng được chia các kịch bản theo module nguồn vắc xin và có thể đạt công suất tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày.
Để có thể đạt được công suất tối đa này, Hà Nội đã chủ động triển khai hơn 800 điểm tiêm chủng cố định và di động trên toàn thành phố. Chuẩn bị 1.000 dây chuyền tiêm chủng, mỗi dây chuyền có thể đạt công suất tiêm 200 mũi/ngày. Bên cạnh đó dự phòng thêm 200 dây chuyền tiêm.
Theo Sở Y tế Hà Nội, mỗi dây chuyền tiêm chủng sẽ bao gồm: bộ phận tiếp đón, đo nhiệt độ, huyết áp; bộ phận khám tư vấn chỉ định tiêm; bộ phận theo dõi sau tiêm và bộ phận nhập dữ liệu tiêm chủng.
Tiêm vắc xin Covid-19 (Ảnh minh họa).
Để đảm bảo nguyên tắc an toàn tiêm chủng, Hà Nội đã huy động 100 tổ cấp cứu cơ động, để có thể xử lý các phản ứng phụ xảy ra sau tiêm.
Nhằm có đủ nguồn nhân lực phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng lịch sử này, Hà Nội đã huy động thêm cả sinh viên y khoa, bác sĩ nghỉ hưu trên địa bàn, có phương án tập huấn để sẵn sàng phục vụ tiêm chủng. Với trang thiết bị hiện có của Hà Nội đủ để tiếp nhận cùng lúc tối đa 1,3 triệu liều vắc xin.
Về kế hoạch phân bổ vắc xin, Hà Nội triển khai theo quy tắc ưu tiên phân bổ cho quận huyện có nguy cơ cao nhiều hơn. Khi đủ vắc xin sẽ tiếp tục phân bổ để đảm bảo tiêm chủng cho tất cả các đối tượng theo kế hoạch.
Từ tuần này, Hà Nội cũng bắt đầu phát phiếu đăng ký tiêm chủng, trong đó khảo sát độ tuổi và bệnh lý nền của người dân. Dựa trên dữ liệu thu thập được cũng như nguồn vắc xin được phân bổ, sẽ có phương án tiêm chủng phù hợp.
Bên cạnh bản đăng ký giấy, người dân có thể đăng ký online trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 hoặc tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử". Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vắc xin.
Lực lượng chức năng cũng sẽ căn cứ vào thông tin đăng ký tiêm chủng của người dân để sàng lọc, phân loại từng đối tượng. Cũng dựa trên tình hình sức khỏe của mỗi người mà có sự phân loại tiêm ở điểm tiêm thông thường hoặc tiêm ở bệnh viện. Thời điểm tiêm và số lượng người tiêm tại mỗi điểm tiêm chủng cũng sẽ được sắp xếp để đảm bảo giãn cách, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc tại điểm tiêm.
Thêm vào đó, Sở Y tế khuyến cáo người dân khi đến điểm tiêm cần tuân thủ quy định tại điểm tiêm và chấp hành nghiêm khuyến cáo "5K".
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...