Hà Nội: Tổ công tác 140 ra quân, xử lý 200 người vi phạm giao thông
Sau 3 ngày ra quân, Tổ công tác đặc biệt 140 với các lực lượng như tổ 141, xử lý 200 trường hợp vi phạm giao thông.
Ngày 31/5, ông Lê Thế Tùng, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) cho biết, sau 3 ngày triển khai kiểm tra xử lý theo Kế hoạch 140 của Công an quận, các tổ công tác đặc biệt xử lý trên 200 trường hợp người lái phương tiện vi phạm giao thông, với nhiều lỗi như không đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy tờ…
Tổ công tác đặc biệt thực hiện kiểm tra hành chính đối với người vi phạm giao thông.
Thiếu tá Lê Thế Tùng cho biết, trước đó, được sự đồng ý của Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội, Công an quận Cầu Giấy triển khai thí điểm 3 tổ công tác theo Kế hoạch số 140 (Tổ công tác đặc biệt 140) gồm các lực lượng CSGT – trật tự, cảnh sát hình sự, cảnh sát ma túy của Công an quận và công an phường cắm chốt tại một số vị trí trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Các tổ công tác đặc biệt này sẽ dừng các phương tiện, kiểm tra nồng độ cồn, mũ bảo hiểm…
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV vào tối 30/5, Tổ công tác đặc biệt 140 thực hiện kế hoạch tại tuyến đường Nguyễn Khánh Toàn – Nguyễn Văn Huyên phát hiện máy Honda SH mang BKS 30E-031.3x do Nguyễn Thị H. (SN 1995, ở Hà Nội) vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm. Sau thời gian gọi điện “cầu cứu” người thân bất thành, chị H. kí vào biên bản xử phạt tại chỗ lỗi không đội mũ bảo hiểm với mức phạt 250.000 đồng theo quy định.
Cùng tối 30/5, Tổ công tác dừng xe máy mang KBS 29X-599.4x do anh Đàm Minh H. (SN 1992, ở xã Vân Cânh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cầm lái. Qua kiểm tra nồng độ cồn, anh Đàm Minh H. vi phạm mức 0,245 miligam/1 lít khí thở. Với vi phạm này, anh H. sẽ bị xử phạt 2,5 triệu đồng, tước GPLX 11 tháng, tạm giữ xe máy 7 ngày.
Hiệu quả từ hệ thống camera giám sát
Các vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, đi vào đường một chiều... diễn ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, bên cạnh việc kiểm tra, xử phạt tại chỗ, các cơ quan chức năng đã tăng cường lắp đặt hệ thống camera giám sát trên các trục đường chính, các nút giao thông nhằm ngăn ngừa, xử lý hiệu quả vi phạm giao thông...
Hệ thống camera giám sát tại đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân).
Giảm thiểu vi phạm giao thông
Ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới tại các nút giao thông có gắn camera giám sát, việc tuân thủ hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông được người điều khiển phương tiện thực hiện khá nghiêm túc, nhất là đối với xe ô tô. Cụ thể, ngày 26-5, tại nút giao Phạm Hùng - Mễ Trì - Dương Đình Nghệ, mặc dù giữa trưa, trời nắng gắt 40 độ C, nhưng tất cả người điều khiển phương tiện theo hướng từ Mễ Trì đi Dương Đình Nghệ đều kiên nhẫn xếp hàng sau vạch sơn, chờ đèn tín hiệu màu xanh mới di chuyển.
Chị Nguyễn Thanh Thủy, cư dân sống tại chung cư The Manor (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) cho biết: "Do nút giao này rộng, thời gian đèn tín hiệu được cài đặt 60 giây nên trước đây, nhiều người vẫn "tranh thủ" vượt đèn đỏ hoặc rẽ phải khi chưa được phép. Tuy nhiên, từ khi ở đây lắp đặt 8 camera giám sát giao thông, tình hình đã chuyển biến rõ nét".
Tương tự, tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, ngoài 8 camera giám sát gắn tại các chiều đường còn có lực lượng chức năng thường xuyên túc trực để điều tiết giao thông vào giờ cao điểm nên giao thông nơi đây giảm ùn tắc hơn nhiều. Còn tại ngã ba Giải Phóng - Kim Đồng, dù lượng phương tiện tham gia giao thông đông, nhưng do có camera giám sát nên phần lớn các phương tiện không vượt đèn đỏ và đi sai làn đường. Một số xe máy vượt đèn vàng, cố tình lấn làn hoặc đi sai làn đường đã bị cơ quan chức năng xử lý.
Trong khi đó, tại các nút giao thông không có hệ thống camera giám sát cho thấy, tình hình giao thông diễn ra khá lộn xộn. Điển hình như tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, nhiều người đi xe máy, đi bộ không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông. Tương tự, tại ngã tư Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh, người đi xe máy vượt đèn đỏ, rẽ phải vô tội vạ. Hoặc tại ngã 5 Hàn Thuyên - Phan Chu Trinh - Lò Đúc - Hàm Long - Lê Văn Hưu, hiện tượng các phương tiện vượt đèn đỏ, lấn làn cũng diễn ra khá phổ biến.
Anh Trần Xuân Thanh (phố Lê Văn Hưu, quận Hai Bà Trưng) cho biết: "Vào giờ tan tầm, nếu không có lực lượng cảnh sát giao thông thì nơi đây tắc nghẽn liên tục. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm lắp camera giám sát để ghi hình, xử lý các phương tiện vi phạm".
Căn cứ để phạt "nguội"
Hệ thống camera giám sát giúp lực lượng chức năng tại Trung tâm Điều khiển giao thông thành phố Hà Nội phát hiện những trường hợp vi phạm để xử lý. Ảnh: Phú Khánh
Trung tá Nguyễn Đức Hải, Đội Cảnh sát giao thông số 7 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố) cho biết: Hệ thống camera giám sát giao thông đã hỗ trợ rất nhiều cho lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ. Nhiều người tham gia giao thông trước đây còn thiếu ý thức thì nay đã nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông khi có camera giám sát. Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, lấn tuyến đã giảm hẳn.
Còn theo Đại úy Trần Quang Chinh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố), tại các tuyến đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, nơi có nhiều phương tiện liên tỉnh chạy qua nên vi phạm nhiều hơn. Do vậy, lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người tham gia giao thông tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để hạn chế vi phạm. Đặc biệt, lực lượng chức năng luôn cảnh báo các phương tiện vi phạm sẽ bị hệ thống camera giám sát giao thông ghi nhận, báo về đơn vị để lập hồ sơ xử phạt "nguội".
Về vấn đề này, Trung tá Trương Song Thành, Đội trưởng Đội Chỉ huy giao thông và tín hiệu đèn (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, các vi phạm giao thông đều được camera giám sát ghi lại và được cán bộ chiến sĩ của trung tâm in hình ảnh, gửi thông báo về địa chỉ của người đăng ký phương tiện để nộp phạt. Đối với các phương tiện vi phạm ở khu vực bến xe, khi phát hiện vi phạm, lực lượng chức năng gửi thông báo đến các bến xe để căn cứ vào đó từ chối phục vụ (đình tài) có thời gian hoặc thông báo sẽ cắt "lốt" (vị trí) với những doanh nghiệp vận tải cố tình vi phạm.
"Từ năm 2015 đến nay, qua hệ thống camera giám sát, lực lượng chức năng đã gửi thông báo phạt "nguội" gần 20.000 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 13.000 giấy phép lái xe. Trong đó, từ đầu năm 2020 đến nay có gần 2.000 phương tiện vi phạm bị phát hiện và xử lý qua camera giám sát", Trung tá Trương Song Thành thông tin.
Có thể thấy rõ hiệu quả của camera giám sát trong xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Hiện việc lắp đặt camera giám sát đang dần được phủ kín các tuyến đường chính của thành phố với những tính năng nhận diện biển số xe, lưu hình ảnh làm căn cứ để xử lý vi phạm. Cùng với đó, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc lập chốt, xử lý tại chỗ chắc chắn sẽ ngăn ngừa vi phạm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Công an TP.HCM yêu cầu làm rõ vụ người dân tố CSGT cưỡng đoạt tiền Người dân có đơn tố cáo một cán bộ đội CSGT Tân Sơn Nhất có dấu hiệu cưỡng đoạt tiền khi xử lý vi phạm giao thông. Ban giám đốc Công an TP.HCM vừa có chỉ đạo phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM và Thanh tra Công an TP.HCM xác minh làm rõ và xử lý vụ việc...