Hà Nội tổ chức hai không gian đi bộ đêm tại hồ Ngọc Khánh và Trúc Bạch
Theo UBND quận Ba Đình, hiện nay quận đã báo cáo và đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét và chấp thuận việc tổ chức Khu phố kinh doanh dịch vụ, đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và hồ Trúc Bạch.
Hồ Ngọc Khánh nhìn từ trên cao.(Nguồn: Wiki)
Theo Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình (Hà Nội), hiện nay quận đã báo cáo và đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét và chấp thuận việc tổ chức Khu phố kinh doanh dịch vụ – đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh) và Khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc-Ngũ Xã (bán đảo Trúc Bạch, phường Trúc Bạch). Nếu được chấp thuận, quận sẽ sớm triển khai, đưa vào phục vụ nhân dân Thủ đô và du khách.
Khai thác lợi thế dịch vụ và cảnh quan khu vực hồ Ngọc Khánh
Khu phố kinh doanh dịch vụ-đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh gồm tuyến phố Phạm Huy Thông và 8 nhánh rẽ là các ngõ đi chung kết nối hồ với các tuyến phố Kim Mã-Nguyễn Chí Thanh và La Thành. Quận Ba Đình dự kiến tổ chức đi bộ trên đoạn phố Phạm Huy Thông ven bờ hồ từ số 10 Phạm Huy Thông, vòng quanh hồ đến ngã ba Dốc Viện Nhi, số 92 Phạm Huy Thông có chiều dài khoảng 340m, mặt cắt ngang đường trung bình khoảng 10-13 m.
Tại đây, quận tổ chức sắp xếp các quầy hàng; phát triển các hoạt động kinh doanh giải trí (quán ăn, quán cà phê…) hiện có, kết hợp chợ hàng hóa, sản phẩm OCOP kết hợp với hoạt động văn hóa, văn nghệ đường phố vào ngày cuối tuần và kỳ lễ hội.
Thời gian đầu sẽ thí điểm tổ chức đi bộ từ 9 giờ đến 22 giờ các ngày thứ 6, 7 và Chủ nhật. Sau đó sẽ xem xét tổ chức đi bộ 7 ngày/tuần.
Quận Ba Đình cũng xây dựng phương án đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất cho tuyến phố kinh doanh dịch vụ tại khu vực không gian đi bộ hồ Ngọc Khánh. Đồng thời, quận nghiên cứu tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại khu vực bờ Tây hồ; tổ chức định kỳ các hoạt động văn hóa nghệ thuật đường phố; bố trí các điểm giao thông tĩnh đáp ứng cho người dân gửi phương tiện vào tham quan, vui chơi, mua sắm trong không gian đi bộ.
Việc tổ chức Khu phố kinh doanh dịch vụ – đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh nhằm tạo không gian thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ tại khu vực hồ và phụ cận; đồng thời, tạo lập cảnh quan với các không gian mở hướng hồ, thu hút khách tham quan, mua sắm, cải thiện môi trường sống của người dân trong khu vực.
Khu vực hồ Ngọc Khánh có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đông dân cư, nhiều người nước ngoài lưu trú, cảnh quan đẹp. Đồng thời, tuyến phố Phạm Huy Thông có các nhà hàng, quán café đồ uống, các khu căn hộ, văn phòng cho người nước ngoài thuê và các cửa hàng dịch vụ thiết yếu tập trung với mật độ cao. Đây chính là thuận lợi, tiềm năng để phát triển khu phố kinh doanh dịch vụ.
Phát huy văn hóa, ẩm thực Đảo Ngọc-Ngũ Xã
Video đang HOT
Hồ Trúc Bạch
Đảo Ngọc – Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, thực chất là một đảo nhỏ. Theo sử sách, xa xưa quanh đây có nghề lụa làng Trúc, còn làng Ngũ Xã xưa với tên gọi là Đảo Ngọc – Ngũ Xã nổi tiếng với nghề đúc đồng. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ 20, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên nghề đúc đồng truyền thống mai một dần, nhường chỗ cho hàng quán và trở thành khu ẩm thực.
Trong khu vực có chùa Thần Quang và đình Ngũ Xã là hai di tích lịch sử – văn hóa nằm ở vị trí trung tâm của đảo, gần với các danh thắng nổi tiếng như Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thành Thăng Long, đền Quán Thánh, Phố cổ Hà Nội.
Đến nay, các dịch vụ ẩm thực đã trở thành thương hiệu, một điểm đến, điểm nhấn của khu vực này với lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng thức các món ẩm thực rất đông (trung bình ban ngày có khoảng 200 người đến 400 người, buổi tối khoảng 300 đến 600 người).
Quận Ba Đình hình thành Khu phố dịch vụ ẩm thực đêm Đảo Ngọc – Ngũ Xã, phường Trúc Bạch; trong đó xác định đoạn tuyến phố Ngũ Xã và Nguyễn Khắc Hiếu là tuyến đi bộ.
Phạm vi Khu phố ẩm thực đêm bao gồm toàn bộ Đảo Ngọc- Ngũ Xã, phường Trúc Bạch với 7 tuyến phố là Ngũ Xá, Trần Tế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu, Mạc Đĩnh Chi, Nam Tràng, Lạc Chính và Trấn Vũ; lấy trung tâm là 2 tuyến phố chạy ngang và dọc đảo gồm Ngũ Xã, Nguyễn Khắc Hiếu dài khoảng 120 m, mặt cắt ngang đường trung bình khoảng 8 m.
Thời gian tổ chức đi bộ dự kiến triển khai vào quý IV năm 2022. Theo đó, quận sẽ thí điểm cấm phương tiện giao thông để tổ chức khu phố ẩm thực tại 1 đoạn phố Ngũ Xã và Nguyễn Khắc Hiếu từ 19 giờ đến 24 giờ các ngày thứ 6, 7 và Chủ nhật. Sau đó sẽ xem xét tổ chức Khu phố ẩm thực 7 ngày/tuần và tăng thêm thời gian cấm phương tiện giao thông từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau.
Bên cạnh phát triển các hoạt động kinh doanh (quán ăn, quán cà phê,…) hiện có tại đây, quận sẽ kết hợp tổ chức chợ hàng hóa, sản phẩm OCOP và hoạt động văn hóa, văn nghệ đường phố vào ngày cuối tuần, kỳ lễ hội.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, chính quyền sở tại đã lấy ý kiến các hộ gia đình trong khu vực đề án. Theo đó, đề án triển khai Khu phố kinh doanh dịch vụ – đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh có 92,2% người dân được lấy ký kiến đồng thuận; đề án tổ chức Khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc – Ngũ Xã có 97,6% người được lấy ý kiến đồng thuận.
Tết xưa ở ngôi làng được mệnh danh 'cổ trấn' của Hà Nội
Giữa không gian trầm mặc của những gian nhà cổ kính, cụ ông râu tóc bạc trắng cùng người vợ thảo hiền và cháu gái đang quây quần gói bánh chưng hay đi sắm cành đào đón Tết.
Anh Nguyễn Minh Tiến (sống ở Hà Nội) từng có dịp ghé thăm làng cổ Đường Lâm và nhanh chóng bị thu hút bởi những gian nhà cổ kính, nhuốm màu thời gian. Tranh thủ đợt nghỉ lễ Tết dương lịch vừa qua, anh quyết định trở lại nơi đây để thực hiện bộ ảnh về Tết cổ truyền miền Bắc.
Để có những bức hình chân thực, giàu cảm xúc nhất, anh Tiến cũng dành nhiều thời gian để làm quen, trò chuyện, tâm sự với các cụ già ở Đường Lâm. Các cụ ông, cụ bà trong trang phục truyền thống luôn nở nụ cười thân thiện, hiếu khách, hỗ trợ du khách thực hiện các bộ ảnh tái hiện không khí Tết xưa.
Những ngôi nhà cổ kính mang đậm nét đặc trưng ở làng cổ Đường Lâm được trang trí câu đối đỏ, cành đào, chậu hoa,... tràn ngập không khí Tết.
Ở Đường Lâm vẫn còn một số giếng cổ, là nơi sinh hoạt mang đậm nét văn hóa làng quê Bắc Bộ. Vào dịp Tết, bà con quanh làng thường tới giếng cổ để lấy nước vo gạo, rửa lá dong,... chuẩn bị gói bánh chưng.
Hình ảnh các cụ già ngồi bên hiên nhà cùng cháu nhỏ gói bánh chưng giữa không gian nhuốm màu thời gian của những ngôi nhà trăm năm tuổi lay động người xem.
Cuối năm cũng là thời điểm nhiều du khách ghé thăm Đường Lâm để có cơ hội trải nghiệm và cảm nhận không khí Tết cổ truyền miền Bắc.
Không gian trầm mặc, cổ kính càng thêm nổi bật bởi màu xanh của lá dong, bánh chưng với màu vàng của quả bưởi hay màu đỏ của gấc,...
Các cụ già hiếu khách luôn nở nụ cười tươi, nhiệt tình hỗ trợ du khách và các nhiếp ảnh gia hoàn thành bộ ảnh tái hiện không khí Tết xưa.
Nồi bánh chưng tỏa khói trắng nghi ngút.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km, làng cổ Đường Lâm là điểm đến nổi tiếng được đông đảo du khách thập phương yêu thích. Nơi đây còn được gọi là "đất hai vua" vì là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng. Năm 2006, Đường Lâm vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta và đã được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Tới Đường Lâm, du khách được "đắm mình" trong khung cảnh làng quê mộc mạc, yên bình, gợi nhắc lại những kỷ niệm thuở xưa vốn chỉ còn tìm thấy trong ký ức.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân trong làng từ trẻ em đến người già lại tất bật trang trí nhà cửa, chuẩn bị nguyên vật liệu để gói bánh chưng, làm các món ăn truyền thống để đón chào năm mới.
Đây cũng là thời điểm du khách thập phương ghé thăm làng rất đông. Họ thích thú chụp hình, ghi lại những khoảnh khắc mang đậm không khí Tết cổ truyền ở làng quê miền Bắc, gợi nhắc về kỷ niệm tuổi thơ một cách thân thuộc, gần gũi.
Trải qua bao thăng trầm, cổng Mông Phụ vẫn còn rất nguyên vẹn, thấm đậm hồn quê xứ Đoài.
Có nhiều lối vào làng cổ Đường Lâm nhưng cổng làng Mông Phụ vẫn mang nhiều dấu ấn nhất. Đây là cổng làng cổ duy nhất còn sót lại ở khu vực Bắc Bộ, được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong. Cạnh cổng làng là cây đa hơn 300 năm tuổi, tạo nên khung cảnh thực sự thanh bình và cổ kính.
Làng cổ Đường Lâm lưu giữ những nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình... hay những ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo xây dựng bằng đá ong và cột gỗ lim.
Khi xưa, người dân trong làng đã đào những lớp đá ong dưới lòng đất để xây nhà, tạo nên những gian nhà cổ kính, bền vững theo thời gian như ngày nay. Khắp các con đường, ngõ ngách đều được lát gạch sạch sẽ. Hai bên là những bức tường đá ong màu vàng sậm, trở thành nét đẹp đặc trưng riêng khó tìm thấy ở nơi đâu.
Truy lùng những không gian nghệ thuật ở Hà Nội đẹp không góc chết Hà Nội có thể trầm lắng, hoài niệm tại các góc phố cổ, nhưng vẫn có thể sôi động, nhộn nhịp, xa hoa trong các khu đô thị. Có thể lãng mạn, tình tứ trong những chiều hoàng hôn buông xuống mặt hồ và cũng có thể "chất lừ" như một nghệ sĩ đích thực tại các điểm đến nghệ thuật công cộng,...