Hà Nội: Tính phương án học qua truyền hình, THPT đến trường từ 9/3
Theo ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khối học sinh THPT của TP có thể đi học từ ngày 9/3; các cấp còn lại đi học từ ngày 16/3.
Sáng 2/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Ban Cán sự đảng UBND TP, Ban chỉ huy phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP về công tác phòng chống dịch bệnh.
Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá, tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm còn rất lớn. Do vậy, các cấp ngành của TP không được chủ quan trong công tác phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Đề cập đến thời gian cho khoảng 2 triệu học sinh toàn TP quay lại trường, ông Chung cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành khung thời gian năm học điều chỉnh. Theo đó, nếu đầu tuần sau (ngày 9/3), học sinh THPT đi học thì khi năm học kết thúc vẫn còn 3 tuần nữa mới thi đại học. Điều này đáp ứng đủ chương trình đã đề ra.
Video đang HOT
Đối với cấp học từ mầm non đến THCS, theo ông Chung nếu dịch bệnh vẫn được kiểm soát như hiện nay, cộng thêm yếu tố thời tiết ấm lên, thì có thể cho học sinh quay lại trường từ ngày 16/3.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Chung, việc sắp xếp lịch học nếu diễn ra như dự kiến chỉ trong trường hợp vẫn kiểm soát được dịch bệnh. Còn nếu tình hình dịch bệnh có diễn biến mới, TP sẽ bàn bạc kỹ trước khi đưa ra các quyết định cụ thể.
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Vương Đình Huệ – Bí thư Thành ủy Hà Nội – yêu cầu các trường học phải đảm bảo môi trường an toàn tuyệt đối khi học sinh quay lại trường. Cụ thể, từ nay đến đầu tuần tới, căn cứ vào diễn biến tình hình dịch Covid-19, TP Hà Nội sẽ đưa ra quyết sách cụ thể.
Để đề phòng trường hợp xấu, tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ của học sinh, Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo TP làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị phương án dạy học qua truyền hình. Nếu ngành giáo dục có công nhận thời gian, kết quả học tập bằng hình thức này thì khi cần thiết sẽ sẵn sàng đưa vào thực hiện.
Quang Phong
Theo Dân trí
Trước thềm đi học lại, TP.HCM cảnh báo dịch COVID-19 trên xe buýt
Tp.HCM công bố số điện thoại nóng, hướng dẫn các nhân viên tài xế tập trung theo dõi và xử lý nhanh khi phát hiện các trường hợp nghi nhiễm vi rút.....
Người dân cũng đã tự bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang khi đi xe buýt
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM (Trung tâm) cho biết: Trước thông tin chính thức cho sinh viên, học sinh THPT đi học lại kể từ ngày 2/3, thì trung tâm cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và yêu cầu các doanh nghiệp vận tải xe buýt trên địa bàn thành phố khẩn trương đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, văn bản yêu cầu toàn bộ tài xế, nhân viên xe buýt phải sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc, trao đổi với hành khách, chủ động hướng dẫn khách đeo khẩu trang đúng cách; khuyến khích sử dụng găng tay, giảm tiếp xúc không cần thiết, tránh đưa tay lên mắt, mũi, không khạc nhổ bừa bãi.
Đối với phòng Quản lý Điều hành cần nắm bắt kịp thời thông tin về các tình huống xảy ra liên quan đến dịch bệnh trên tuyến, có phương án phối hợp với các doanh nghiệp vận tải để xử lý khi phát hiện các trường hợp nghi nhiễm. Đồng thời, thông báo sự việc qua số điện thoại đường dây nóng: 19003328 và điều hành phương tiện, số chuyến trên từng tuyến phù hợp, đảm bảo việc đi lại của hành khách.Và trước 8 giờ 45 phút hàng ngày, cung cấp thông tin liên quan cho Ban Quản lý bến.
Phía Ban quản lý bến có nhiệm vụ Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh bến bãi, bố trí xà phòng hoặc dung dịch rửa tay tại các nhà vệ sinh công cộng. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh của các doanh nghiệp vận tải tại các vị trí đầu, cuối tuyến, các điểm trung chuyển xe buýt.
Hàng ngày, tổng hợp thông tin, kết quả kiểm tra, giám sát, khó khăn vướng mắc của Ban Quản Quản lý và các bộ phận trực thuộc Trung tâm gửi về để tham mưu văn bản báo cáo Sở Giao thông vận tải theo mẫu đính kèm và gửi cho Tổ công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) của Trung tâm.
Trước khi làm việc, nhân viên nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 30 giây. Sau mỗi chuyến xe, xe buýt phải được vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn, khử trùng. Đội ngũ tài xế, nhân viên xe buýt phải tự theo dõi sức khỏe bản thân. Khi phát hiện các dấu hiệu sốt, ho, khó thở... có nguy cơ mắc bệnh thì lập tức đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe. Tài xế, nhân viên xe buýt tuyệt đối không đi làm trong thời gian cách ly theo yêu cầu của cơ sở y tế. Ngoài ra Trung tâm nghiêm cấm vận chuyển động vật, gia súc, gia cầm dưới mọi hình thức. Điều hòa trong xe luôn để ở 25 độ.
Ông Nguyễn Đức Trị - Phó giám đốc Trung tâm cho biết: "Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch trên các tuyến xe buýt. Hiện nay, với trên 16.000 chuyến xe buýt hoạt động phục vụ vận chuyển khoảng 800.000 lượt hành khách mỗi ngày, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn là phương thức chủ lực để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân TP.HCM. Sắp tới khi sinh viên và học sinh TPPT đi học lại theo quy định thì áp lực lên xe buýt càng nhiều. Bởi vận tải bằng hành khách công cộng đa số là sinh viên cúa các trường. Việc đi học lại, quy tụ nhiều sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau cũng là nỗi lo cho các đơn vị cũng như người dân trước diễn biến ngày càng phức tạp của bệnh dịch. Ông Trị cũng đưa ra lời khuyên cho các hành khách nên đeo khẩu trang và tranh tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm bệnh mà Bộ Y Tế đã công bố.
MỸ LỆ
Theo tapchigiaothong
Khánh Hòa vắng hơn 1.000 HS trong buổi học đầu tiên sau đợt nghỉ tránh dịch Chiều 2/3, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết nhiều học sinh khối THPT trên địa bàn tỉnh này đã vắng học trong buổi học đầu tiên kể từ sau khi Khánh Hòa công bố hết dịch Covid-19. Học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP Nha Trang, Khánh Hòa) ra về sau buổi học sáng 2/3 Theo đó, Văn phòng Sở GD&ĐT...