Hà Nội: Tìm kiếm giải pháp cải thiện chỉ số PAPI
Sáng 23/7, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế – xã hội Hà Nội phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học Cải thiện, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của TP Hà Nội.
Chủ trì hội thảo có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản; Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ TP Nguyễn Đình Hoa; Viện trưởng, Viện NCPT Kinh tế – xã hội TP Nguyễn Hồng Sơn.
Tham dự hội thảo còn có các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành T.Ư; đại diện sở, ngành và các quận, huyện trên địa bàn TP.
Toàn cảnh hội thảo.
Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh của Hà Nội đều được cải thiện rõ nét
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản cho biết: Qua hơn 30 năm đổi mới, Hà Nội đang dần trở thành một siêu đô thị, phát triển nhanh, năng động của khu vực và thế giới, là điểm đến thân thiện, là nơi kinh doanh thành công của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước bởi những tiềm năng và lợi thế riêng có.
Vị thế của Thủ đô ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế. Năm 2018 vừa qua, các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh đều được cải thiện rõ nét: Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX) duy trì xếp hạng cao, đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) 29/63, tăng 16 bậc so với năm 2017; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 9/63, tăng 4 bậc so với năm 2017; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được cải thiện qua mỗi năm (năm 2016: 58/63; năm 2017: 55/63; năm 2018: 53/63).
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản phát biểu khai mạc hội thảo.
Chính quyền Thành phố đang cùng các thành phần kinh tế, các tổ chức, tầng lớp nhân dân tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô năm 2019: Tiếp tục củng cố, tập trung cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đảm bảo hiệu quả bền vững; Tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản;
Tăng cường quản lý quy hoạch, trật tự và xây dựng đô thị; Tiếp tục cải thiện môi trường, môi sinh; Phát triển văn hóa, thể thao; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; Đảm bảo anh sinh xã hội; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Video đang HOT
“Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của thành phố Hà Nội là vấn đề đang được các cấp, các ngành Thành phố hết sức quan tâm. Vì vậy, Hội thảo có ý nghĩa quan trọng với mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lý luận, thực tiễn về Chỉ số PAPI của Hà Nội trong những năm qua; đồng thời đưa ra các quan điểm, ý tưởng, giải pháp nâng cao Chỉ số PAPI của Thành phố trong những năm tiếp theo” – Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.
Hội thảo cần phân tích sâu các chỉ số thành phần của Chỉ số PAPI để xác định rõ về hiện trạng và tham vấn các giải pháp nâng cao hiệu quả nền hành chính công; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, nhằm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội. Đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chỉnh quyền đô thị theo hướng xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, nâng cao tính minh bạch, trong quản lý của chính quyền; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
“Quan điểm của lãnh đạo thành phố Hà Nội là lắng nghe, cầu thị; mong muốn các đại biểu Hội thảo nói thẳng, chỉ rõ tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân và hoan nghênh hiến kế cho Thành phố nhằm cải thiện Chỉ số PAPI trong thời giao tiếp theo” – Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.
PAPI tạo động lực để lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức làm việc hiệu quả
Trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ TP Nguyễn Đình Hoa cho biết: Hiện nay, trong nhiều phương pháp, công cụ đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, PAPI được xem là công cụ phản ánh tiếng nói chung của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.
TP Hà Nội xem Chỉ số PAPI là công cụ giúp theo dõi và giám sát hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền TP. Chỉ số PAPI đã và đang tạo động lực để lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, quản lý nhà nước, cung ứng dịch vụ công với mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Các đại biểu tham gia hội thảo.
Nội dung của Hội thảo tập trung vào các vấn đề: Giới thiệu về Chỉ số PAPI và quá trình thực hiện tại Việt Nam; thực trạng trên các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phân tích, đánh giá két quả chỉ số PAPI của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2018 trên 8 trục nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử. Trong đó, tập trung làm rõ những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân.
Thực tế triển khai, thực hiện kế hoạch của UBND TP Hà Nội về cải thiện chỉ số PAPI tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao quản trị và hành chính công của thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Theo Kinhtedothi
Không chấp nhận con bị rối loạn phát triển, 'ép' con dùng sừng tê giác
Tỉ lệ trẻ gặp rối loạn về phát triển như tự kỷ, tăng động giảm chú ý... tăng theo thời gian. Với trẻ này hoạt động can thiệp sớm rất quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ sau này.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không chấp nhận sự thật đã đưa con đi hết thầy này đến thầy kia, thậm chí tìm tới cả hình thức mê tín dị đoan hay dùng những loại thuốc rất đắt tiền như sừng tê giác, sữa ngoại... Điều này đã dẫn tới việc kéo dài thời gian trẻ được can thiệp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng, hòa nhập cộng đồng.
Tỷ lệ trẻ rối loạn phát triển tăng theo thời gian
Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc "Phát triển năng lực chuyên môn và đổi mới quản lý trong hoạt động can thiệp trẻ có rối loạn phát triển". Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các trung tâm làm nhiệm vụ can thiệp trẻ có rối loạn phát triển...
Các bài tham luận đã tập trung xoay quanh các nội dung: Tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn tạo dựng uy tín nghiệp vụ của các trung tâm làm nhiệm vụ can thiệp trẻ có rối loạn phát triển; Rối loạn phát triển và các biểu hiện của rối loạn phát triển; Các biện pháp, mô hình đánh giá, can thiệp sớm cho trẻ mắc rối loạn phát triển; Kỹ năng xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phát triển; Vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ trẻ mắc rối loạn phát triển...
Các đại biểu tham dự tại hội nghị. Ảnh Phương Thuận
Phát biểu tại buổi hội thảo, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho biết, rối loạn phát triển còn được hiểu là Rối nhiễu tâm trí. Ở nước ta, nghiên cứu của Trần Tuấn và cộng sự năm 2003 trên đối tượng trẻ 8 tuổi đã cho một con số, có tới 20,2% trẻ ở lứa tuổi này mắc chứng rối nhiễu tâm trí. Tỉ lệ trẻ gặp rối loạn về phát triển như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển... tăng theo thời gian.
TS. Nguyễn Kim Quý, Văn phòng Tham vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam cho biết, điều khó khăn nhất chính là các bậc phụ huynh không chấp nhận, hoặc khó chấp nhận sự thật khi bác sĩ chẩn đoán con em có các dấu hiệu tự kỷ. Phần lớn phụ huynh rơi vào trạng thái lo âu, hoang mang tột độ, nóng vội, thất vọng...
Vì không chấp nhận sự thật đã có những trường hợp đưa con đi hết thầy này đến thầy kia, thậm chí tìm tới cả hình thức mê tín dị đoan hay dùng những loại thuốc rất đắt tiền như sừng tê giác, sữa ngoại... Điều này đã dẫn tới việc kéo dài thời gian trẻ được can thiệp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng, hòa nhập cộng đồng.
Hiệu quả từ mô hình can thiệp chuyên biệt
Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, hiện nhiều cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục can thiệp trẻ có rối loạn phát triển hoạt động. Trong đó có trung tâm đã và đang hoạt động rất có hiệu quả, được nhân dân tín nhiệm nhưng nhìn chung thường hoạt động độc lập, tách biệt, ít có điều kiện gặp gỡ trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm trong can thiệp hỗ trợ trẻ, trong bồi dưỡng các tri thức liên quan đến lĩnh vực hoạt động can thiệp.
"Trẻ tự kỷ với những nhu cầu rất đa dạng và nhất là những trẻ ở các khu vực còn khó khăn thường có xu hướng được phát hiện ở những độ tuổi muộn hơn hoặc bị phát hiện chưa đúng. Điều đó đòi hỏi việc nâng cao nhận thức của cha mẹ, cộng đồng và các liên đới khác cũng như chuẩn bị tốt hơn nguồn nhân lực có chuyên môn vững vàng, hiểu rõ các giá trị nhân văn trong trị liệu, can thiệp và giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỷ" - ông Phú cho hay.
Nhìn chung các mô hình can thiệp điều trị rối loạn phổ tự kỷ chưa có sự thống nhất và còn tiếp tục nghiên cứu. Tại các nước tiên tiến trên thế giới và Việt Nam, do chưa có chính sách tổng thể về trẻ rối loạn phổ tự kỷ mang tầm quốc gia nên các gia đình không biết đưa đến nơi nào can thiệp, hoặc đưa đến can thiệp tại các cơ sở chăm sóc tập trung. Tại các cơ sở này cũng không đồng nhất về cơ sở điều trị cũng như phương pháp can thiệp.
Theo các chuyên gia tại buổi hội thảo việc trẻ rối loạn phát triển được can thiệp sớm là rất quan trọng. Ảnh PT
Trong các tham luận của nhiều đại biểu đều cho rằng, cha mẹ cần hiểu, can thiệp trẻ tự kỷ là một quá trình lâu dài và trong quá trình đó vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Bên cạnh đó, trẻ có thể cần được can thiệp trị liệu hằng ngày từ các nhà tâm lý trị liệu, giáo viên đặc biệt và tiếp cận với các phương pháp can thiệp, trị liệu là rất quan trọng.
Xu hướng hiện nay trên thế giới về thực hiện can thiệp và trị liệu cho trẻ tự kỷ là cần phải dựa vào các phương pháp can thiệp, trị liệu đã được kiểm chứng. Việc vận dụng các phương pháp can thiệp, trị liệu cũng cần phải dựa trên nhu cầu và năng lực của mỗi cá nhân trẻ tự kỷ. Nhiều phương pháp đã được thực chứng về hiệu quả can thiệp và điều trị một số triệu chứng tự kỷ căn bản như trẻ được dạy theo phương pháp Montessori .
Hay các phương pháp tập trung vào sự phát triển cá nhân, mối quan hệ, cảm xúc như RDI, Floortime... Dựa trên điểm mạnh của tự kỷ là tư duy về hình ảnh, các phương pháp sử dụng tranh (ví dụ PECs) giúp trẻ giao tiếp dễ hơn. Tranh ảnh cũng được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các phương pháp can thiệp tự kỷ.
Bà Đoàn Thị Thu (Trung tâm Giáo dục kỹ năng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt Akari) cho rằng, thông qua quá trình thực nghiệm bằng phương pháp giáo dục Montessori, không những khả năng chú ý của trẻ RLPTK được nâng lên mà trẻ còn phát huy được tính sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, tăng cường khả năng nhận thức về thế giới xung quanh thông qua việc rèn luyện các giác quan mà trẻ còn biết cách điều tiết cảm xúc của mình hơn, bình tĩnh hơn...
Theo khảo sát của Trung tâm, trước khi thực nghiệm tỉ lệ % cao nhất về mức độ khả năng chú ý chỉ dừng ở mức độ khá chiếm 42.9% số trẻ, có 42.9% trẻ có khả năng chú ý ở mức độ trung bình và 14.2% trẻ có mức độ chú ý yếu. Sau khi thực nghiệm bằng cách sử dụng phương pháp Montessori, khả năng chú ý của trẻ có sự chuyển biến hơn một cách rõ rệt, có 28.6% số trẻ có chú ý mức độ tốt, 28.5% trẻ có mức độ chú ý chuyển từ yếu sang trung bình, không có trẻ nào có mức độ chú ý yếu.
Sự phát triển chú ý của trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) về cơ bản đều có những giai đoạn phát triển giống như trẻ bình thường nhưng trẻ RLPTK có những khó khăn nhất định nên sự phát triển chú ý của chúng thường diễn ra chậm hơn so với trẻ bình thường. Do đó trong quá trình giáo dục, đòi hỏi các giáo viên, trung tâm cần luôn thay đổi các hình thức hoạt động và sử dụng các phương pháp, biện pháp khác nhau để duy trì sự chú ý có chủ đích của trẻ.
Phương Thuận
Theo giadinh.net.vn
Bảo tàng Kinh Thánh: Ngưng đọng thời gian Nằm tại vị trí trung tâm Washington D.C, Bảo tàng Kinh Thánh là công trình gồm 6 tầng, 2 tầng hầm và sân thượng, xung quanh là khu vườn với các loại cây cỏ được nhắc tới trong Kinh Thánh. Diện tích triển lãm khoảng 131.000 m2 được trải đều tại các tầng, nơi trưng bày không dưới 40.000 hiện vật về Kinh...