Hà Nội ‘tiếp tục thí điểm’ phân làn trên đường Nguyễn Trãi dù chưa có chuyển biến
Ông Trần Hữu Bảo – phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội – cho biết việc đề xuất làn dành riêng cho xe đạp đang ở mức nghiên cứu. Ngoài ra, Hà Nội sẽ tiếp tục thí điểm phân làn bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi.
Đường Nguyễn Trãi tắc nghiêm trọng sáng 7-9 dù đã phân làn – Ảnh: PHẠM TUẤN
Chiều 9-9, UBND TP Hà Nội tổ chức buổi họp báo thông tin về kinh tế – xã hội tháng 8-2022 trên địa bàn thủ đô.
Tại phiên họp, nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề giao thông được các cơ quan báo chí đặt ra như việc thu phí xe máy vào nội đô; dành làn riêng cho xe đạp; kết quả của việc thí điểm phân làn bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi…
Về kế hoạch của UBND TP Hà Nội trong việc giảm thiểu ùn tắc trong những năm tới có đề cập đến việc nghiên cứu làn đường dành riêng cho xe đạp, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Hữu Bảo cũng cho biết đây là nhiệm vụ mới và sở được giao chủ trì thực hiện.
“Sở đang phối hợp Công an TP, các sở, ngành, UBND các quận huyện nghiên cứu để đề xuất, triển khai. Nội dung này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu” – ông Bảo thông tin.
Về việc nghiên cứu thu phí xe máy vào nội đô cũng được nêu ra trong kế hoạch trên của UBND TP Hà Nội, vị lãnh đạo Sở Giao thông vận tải cho biết đề án này tác động sâu rộng đến người dân, không chỉ người dân thủ đô mà còn ảnh hưởng đến người dân các tỉnh khác.
“Do đó, Sở Giao thông vận tải phối hợp với đơn vị tư vấn để nghiên cứu kỹ nội dung này. Bước đầu sở đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học. Trên cơ sở ý kiến của hội thảo và phiếu điều tra thì đơn vị đang tập hợp để hoàn thiện các nội dung của đề án. Khi hoàn thiện đề án sẽ lấy ý kiến của người dân” – ông Bảo nói.
Liên quan tới câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ Online về việc Sở Giao thông vận tải Hà Nội có tiếp tục áp dụng việc phân làn bằng dải phân cách cứng sau một tháng thí điểm tại đường Nguyễn Trãi nhưng vẫn ùn tắc, lãnh đạo sở này cho biết sẽ tiếp tục áp dụng.
Theo ông Bảo, sau một tháng thí điểm, đơn vị đã họp liên ngành để đánh giá tình hình, mặc dù việc phân làn bằng dải phân cách cứng tại đường Nguyễn Trãi có những tồn tại hạn chế, nhưng cũng có những ưu điểm nhất định.
“Hiện nay chúng tôi đang tổng hợp để báo cáo UBND TP, nhưng sẽ tiếp tục thí điểm. Thời gian vừa rồi học sinh, sinh viên nghỉ hè. Việc các trường đi học trở lại lưu lượng giao thông sẽ đông hơn, đánh giá chính xác hơn tình hình giao thông trên tuyến, đặc biệt là giờ cao điểm.
Video đang HOT
UBND TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, kéo dài thời gian thí điểm việc phân làn tại đây” – ông Bảo nói.
Trước đó, Tuổi Trẻ Online có phản ánh về việc đường Nguyễn Trãi vừa được phân riêng làn ô tô và xe máy bằng dải phân cách cứng nhưng vẫn ùn tắc.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, giờ cao điểm buổi sáng, tuyến đường này vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Tại các nút giao cắt, các phương tiện ra vào, chuyển làn khiến giao thông lộn xộn.
Đáng chú ý, dù đã phân làn riêng nhưng ô tô và xe máy vẫn đi vào làn của nhau, chen nhau “điền vào chỗ trống”, mặc cho lực lượng chức năng ra sức điều tiết, “thổi còi” cật lực để chỉ dẫn các phương tiện.
Điểm nút kẹt xe Hà Nội ngày đầu phân làn: Chưa thấy chuyển biến gì
Ngày đầu thực hiện phân làn bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), ôtô và xe máy vẫn đi vào làn của nhau.
Nhiều người dân cho rằng việc lắp đặt dải phân cách cứng trên tuyến đường này là 'chưa phù hợp'.
Trong ngày đầu phân làn bằng dải phân cách cứng, xe máy và ôtô vẫn đi vào làn của nhau - Ảnh: PHẠM TUẤN
Từ ngày 6-8, Hà Nội thí điểm phân làn trên đường Nguyễn Trãi. Đây là khu vực thường xuyên kẹt xe, số lượng phương tiện tham gia giao thông lớn. Theo đó, phân làn theo hướng: 2 làn sát vỉa hè sẽ cho phép xe máy, xe thô sơ và xe buýt hoạt động; làn 3, 4 làn sát dải phân cách dành riêng cho ôtô.
Hà Nội điều chỉnh phân làn bằng dải phân cách cứng (mũi tên phản quang, trụ chống va xô bằng lốp, hàng rào di động...) kết hợp điều chỉnh hệ thống biển báo, sơn kẻ.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sángnay 6-8, tình trạng giao thông trên đường Nguyễn Trãi vẫn lộn xộn, ôtô và xe máy "tranh" đi vào làn của nhau.
Vì nhiều người dân chưa nắm bắt được việc phân làn mới, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông bố trí lực lượng túc trực tại các điểm vào dải phân cách để điều phối, chỉ dẫn cho các phương tiện đi vào đúng làn đường.
Điều đáng nói, ở những đoạn đường không có dải phân cách cứng, ôtô và xe máy lại "nhập thành một làn", như chưa từng có việc phân làn trước đó.
Vì ngày bắt đầu áp dụng thí điểm phân làn diễn ra vào cuối tuần, lưu lượng giao thông giảm so với ngày thường nên tuyến đường trên chưa ghi nhận ùn tắc.
Các dải phân cách cứng được bố trí không liên tục - Ảnh: PHẠM TUẤN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Đặng (75 tuổi, Cự Lộc, Thanh Xuân) cho biết việc phân làn trên là ý tưởng tốt, tuy nhiên phải nghiên cứu kỹ để phù hợp với thực tế.
"Ở đường Nguyễn Trãi có rất nhiều đường rẽ, chung cư, nếu để dải phân cách cứng thì người dân muốn chuyển làn vào các con ngõ, khu chung cư thì không thể rẽ được.
Câu hỏi đặt ra ở đây là người dân đi tới chỗ nào để quay lại, nếu tới các ngã rẽ mà bỏ dải phân cách để người dân rẽ vào thì cũng không được, vì khi chuyển làn tại đây chắc chắn sẽ xảy ra ùn tắc. Vì vậy tôi cho rằng phải nghiên cứu kỹ, nếu không thì được cái này sẽ mất cái khác" - ông Đặng nói.
Ông Đặng cho rằng giải pháp phù hợp là nên để dải phân cách mềm, kèm camera giám sát những trường hợp đi sai làn để có chế tài phù hợp.
Tại những đoạn không có dải phân cách cứng, tình trạng giao thông "đâu lại vào đấy" - Ảnh: PHẠM TUẤN
Bạn Lê Thị Thảo Nguyên (21 tuổi, quê Hà Tĩnh) lại cho rằng việc phân làn bằng dải phân cách cứng sẽ giúp các phương tiện dễ di chuyển hơn, xe buýt sẽ không "đi lộn xộn", góp phần làm giảm tình trạng tắc đường.
"Ngày đầu tiên tôi thấy xe máy và ôtô vẫn đi vào làn của nhau, chắc là do người dân chưa quen, có thể là một thời gian nữa sẽ quen hơn với việc phân làn này.
Điều tôi lo ngại là việc phân làn bằng dải phân cách cứng sẽ làm ngăn lối vào của người dân tại các chung cư, con ngõ, tăng áp lực giao thông cho cung đường này" - Thảo Nguyên nói.
Người dân lo ngại những bất cập nảy sinh khi lắp đặt dải phân cách cứng - Ảnh: PHẠM TUẤN
Ông Trần Hữu Bảo - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội - cho biết lý do sở chọn tuyến đường Nguyễn Trải để thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng là bởi đây là tuyến trung tâm, có mật độ giao thông lớn.
Ngoài ra, trên tuyến có nhiều tuyến đường giao cắt, ngõ và khu dân cư, chung cư... nên người tham gia giao thông lớn. Chính vì vậy việc thí điểm này kỳ vọng sẽ làm giảm tình trạng ùn tắc tại tuyến đường trên.
"Việc thí điểm tại tuyến đường Nguyễn Trãi nếu làm giảm tình trạng ùn tắc sẽ là cơ sở để Sở Giao thông vận tải triển khai ở những tuyến tiếp theo.
Trong thời gian thí điểm, chúng tôi sẽ tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân tham gia giao thông chấp hành. Sau thời gian thí điểm, nếu người dân không đi đúng làn thì sẽ có những biện pháp xử phạt, đảm bảo người dân tuân thủ pháp luật" - ông Bảo nói.
Về những bất cập khi đặt dải phân cách cứng xuyên suốt tuyến, vị lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng trên cơ sở khảo sát thực trạng, phương án của sở sẽ bố trí dải phân cách không liên tục để tạo điều kiện cho người dân chuyển hướng và quay đầu.
Ông nói: "Tuy nhiên, việc bố trí dải phân cách không liên tục, đứt đoạn có những thuận lợi cho người dân, tuy nhiên cũng sẽ có thể xảy ra việc người dân không tuân thủ đi đúng làn đường ở các đoạn không có dải phân cách. Trong thời gian thí điểm, chúng tôi sẽ có những điều chỉnh để hạn chế những bất cập nảy sinh".
Lực lượng chức năng được bố trí để phân luồng - Ảnh: PHẠM TUẤN
Vì ngày đầu thực hiện nên ôtô và xe máy vẫn chưa phân làn rõ rệt - Ảnh: PHẠM TUẤN
Hà Nội đề nghị sớm chọn nhà thầu thay Công ty Bắc Hà thực hiện 5 tuyến xe buýt Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội sớm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới thay thế Công ty Bắc Hà liên quan tới 5 tuyến buýt mà công ty này đang vận hành, nhằm tránh bị gián đoạn việc hoạt động. Tuyến buýt 44 do Công ty Bắc Hà vận...