Hà Nội tiếp tục tăng giá dịch vụ y tế
Chiều 9/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua chủ trương tăng giá 1.348 dịch vụ y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập.
Theo lý giải của UBND TP Hà Nội, hơn 1000 dịch vụ giữ nguyên trong khi đó, giá cả thị trường đã có nhiều biến động, tác động đến chi phí đầu vào của giá dịch vụ (thuốc, vật tư tiêu hao, điện, nước… đều tăng).
Cụ thể, theo đề xuất của Hà Nội, giá bệnh viện hạng 1 (tuyến Trung ương) tăng từ 80% lên 100%; bệnh viện hạng 2 (tuyến tỉnh) tăng từ 75% lên 95%; bệnh viện hạng 3 gồm phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh từ 70% lên 90%; trạm y tế từ 65% lên 85%.
Giá dịch vụ khám chữa bệnh được điều chỉnh theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, đảm bảo mặt bằng chung thống nhất về giá các dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng với các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc TP Hà Nội. Việc tăng giá không tác động tiêu cực đến đời sống tâm lý, xã hội và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập của người dân, tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế của thành phố.
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hiện nay có một số bệnh viện hạng 2 có chuyên khoa đầu ngành đã triển khai nhiều dịch vụ kỹ thuật cao (thuộc tuyến Bệnh viện hạng 1và tuyến Trung ương), nhưng không được áp dụng mức giá của bệnh viện hạng 1, trong khi chi phí đầu vào như nhau dẫn tới thu không đủ bù chi.
Người dân vẫn xếp hàng chờ khám chữa bệnh
Video đang HOT
Vì vậy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất các bệnh viện tuyến dưới nếu đủ điều kiện thực hiện dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện tuyến trên sẽ được áp dụng mức giá tương đương với mức giá đang áp dụng đối với dịch vụ kỹ thuật cùng loại của các bệnh viện tuyến trên.
Hà Nội cho rằng, điều chỉnh giá không tạo ra các tác động tiêu cực lên kinh tế và tâm lý xã hội. Hà Nội điều chỉnh này góp phần làm tăng nhanh tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội giao UBND thành phố Hà Nội thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố từ ngày 1/8/2014.
Trước đó, tháng 8/2013, Hà Nội đã tăng giá hơn 800 dịch vụ y tế, còn 1.348 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vẫn giữ nguyên giá dịch vụ từ năm 2009.
Theo Khampha
Năm 2014, viện phí tiếp tục tăng
Theo dự kiến của Bộ Y tế, năm 2014, viện phí tại khu vực điều trị sẽ tiếp tục tăng theo hướng tính cả tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật...
Trong khi vẫn còn không ít lời phàn nàn của người bệnh về chất lượng dịch vụ sau hơn 1 năm tăng viện phí thì nhiều cơ sở y tế lại cho rằng cần tiếp tục tăng viện phí để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tăng rồi, vẫn lỗ?
TP HCM là địa phương cuối cùng được HĐND thông qua viện phí mới sau gần 2 năm liên bộ Y tế - Tài chính có thông tư về việc này với giá 447 dịch vụ y tế và giá ngày, giường bệnh được điều chỉnh. Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, sau hơn 1 năm thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, nhìn chung, các cơ sở đã có ý thức hơn trong việc nâng chất lượng khám chữa bệnh.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết để cải thiện chất lượng dịch vụ với viện phí mới, BV đã chi 50 tỉ đồng nâng cấp khu khám bệnh, tăng gấp đôi số phòng khám (từ 30 lên 60), đồng thời nâng cấp, sửa chữa phòng bệnh, lắp đặt hệ thống điều hòa, mua thêm máy thở... - đều là những thứ thiết yếu cho người bệnh. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng việc điều chỉnh viện phí sẽ giải quyết được ngay tình trạng quá tải.
Khu vực chờ khám bệnh của Viện Tim mạch quốc gia (TP Hà Nội) được đầu tư nâng cấp sau khi tăng viện phí
"Từ khi tăng viện phí, BV chịu áp lực phải tăng chất lượng dịch vụ. Chẳng hạn, quy định khám hạng 1 và hạng đặc biệt phải bảo đảm định mức chỉ khám 35 bệnh nhân/bàn/ngày. Trong khi đó, diện tích đất có hạn, BV không thể mở rộng phòng khám" - lãnh đạo một BV phân trần.
Với mức viện phí được phê duyệt chiếm 80%-90% khung giá, nhiều BV vẫn kêu lỗ vì thu không đủ bù chi. Theo ông Hoàng Tiến Bình, Phó Giám đốc BV Đa khoa Thảo Nguyên (tỉnh Sơn La), dù viện phí mới được tính các yếu tố chi phí trực tiếp nhưng hiện giá nhiều dịch vụ đã không còn phù hợp.
Ông Bình đơn cử dịch vụ cắt amiđan (gây mê), theo khung giá thì tăng 480.000 đồng nhưng tiền vật tư (chỉ khâu, ống đặt nội khí quản, gạc thấm nước) có giá trị trung bình lại không được tính. Với kỹ thuật này, BV đang lỗ 174.000 đồng. Thủ thuật rửa dạ dày cũng vậy, với giá 21.000 đồng nhưng chi phí sử dụng 1 sonde dạ dày đã là 23.000 đồng, chưa kể vật tư khác và chi phí cho người thực hiện hơn 38.000 đồng.
Tại BV Việt Đức (TP Hà Nội), giá 1 ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu là 113.000 đồng. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc BV, cho biết giá này không đủ chi cho khoản vệ sinh phòng bệnh, giường bệnh. Chỉ tính riêng tiền vệ sinh, BV này chi khoảng 10 tỉ đồng/năm. Để tồn tại, BV phải lấy nguồn ở các phòng bệnh dịch vụ bù sang phòng bệnh được BHYT chi trả.
Tăng độ bao phủ của BHYT
Lý giải giá dịch vụ y tế mới đã tính đủ các chi phí trực tiếp nhưng nhiều BV vẫn lỗ, ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế, cho rằng phần lớn các tỉnh mới thu viện phí ở mức 60%-80% giá tối đa. Như vậy, chưa đủ các chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ nên nhiều BV vẫn rất khó khăn trong bảo đảm kinh phí để hoạt động, chưa thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh một cách rõ rệt.
Bộ Y tế cho biết theo lộ trình năm 2014, khung viện phí được xây dựng theo hướng chi phí phụ cấp thường trực của nhân viên y tế được tính vào giá ngày, giường điều trị nội trú; phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào giá của từng phẫu thuật, thủ thuật. Với việc điều chỉnh này, điều quan trọng là phải bảo đảm tăng độ bao phủ của BHYT để bệnh nhân không phải bỏ tiền túi chi trả thêm.
Việc điều chỉnh viện phí sẽ theo hướng chuyển dần từ cấp ngân sách cho bên cung cấp dịch vụ là BV sang đầu tư trực tiếp cho người dân, bằng cách dùng ngân sách mua BHYT cho dân.
Lưu ý sức dân Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, tăng viện phí là cơ hội tốt cho cả người bệnh lẫn cơ sở y tế. Thực tế, sau khi được tăng viện phí, các BV đã dành 15% kinh phí thu được để cải tạo cơ sở vật chất, nhất là khoa khám bệnh; mua sắm máy móc, trang thiết bị, triển khai kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Nhìn nhận việc điều chỉnh viện phí là cần thiết nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng cần lưu ý đến sức chịu đựng của người dân. Hiện nay, kể cả khi đã được Quỹ BHYT chi trả thì 50% chi phí y tế vẫn do người dân trả.
Theo Ngọc Dung
TP.HCM xem xét tăng giá 1.821 dịch vụ khám chữa bệnh Ngày 30/10, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND thành phố dự kiến sẽ có tờ trình trình HĐND thành phố vào kỳ họp cuối năm để tăng giá dịch vụ y tế. Bệnh nhân đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị ung thư - Ảnh: Đình Phú Theo đó, Phó chủ tịch UBND thành phố Hứa Ngọc Thuận yêu cầu Sở...