Hà Nội tiếp tục rà soát, xử lý xe đưa đón học sinh không đủ điều kiện
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa yêu cầu Đội Thanh tra Giao thông Vận tải các quận, huyện, thị xã từ nay cho đến hết ngày 31-12-2019 tiếp tục rà soát, thống kê các trường học có xe hợp đồng chuyên chở học sinh trên địa bàn quản lý.
Ảnh minh họa
Các cơ quan chức năng đã làm việc với các trường học đề nghị phối hợp cung cấp danh sách doanh nghiệp, phương tiện đang ký kết hợp đồng chuyên chở học sinh.
Thanh tra Sở sẽ phối hợp với lực lượng công an tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện ô tô chuyên chở học sinh theo hợp đồng vi phạm trật tự an toàn giao thông và điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trước đó, qua rà soát thống kê trên địa bàn thành phố Hà Nội, có 73 trường học có ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển học sinh.
Video đang HOT
Toàn thành phố có 108 tổ chức, cá nhân có phương tiện tham gia vận chuyển học sinh với 879 xe, trong đó 875 xe có phù hiệu “Xe hợp đồng”, 4 phương tiện không đủ điều kiện theo quy định về vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng.
Qua kiểm tra, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã xử lý 39 trường hợp vi phạm, phạt tiền 147 triệu đồng; Tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn với 9 trường hợp. Các vi phạm chủ yếu là các hành vi như: điều khiển xe chở khách không có phù hiệu theo quy định; điều khiển xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng không có hợp đồng; không niêm yết theo quy định trên xe.
Theo PL&XH
Ám ảnh "hung thần" xe ben Donacoop: 5 tháng xử phạt 30 xe vi phạm
Theo Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai, lực lượng này đã xử lý 30 trường hợp xe ben, xe tải (xe chủ yếu của Donacoop-PV) vi phạm đi vào đường cấm, chở vật liệu rơi vãi và dừng đậu đỗ sai quy định.
Xe ben Donacoop chạy thành từng đoàn rầm rập, nối đuôi nhau qua cổng trường học tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Sáng nay (18/11), trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Phan Trong-Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết: Từ tháng 6-10/2019, Đội Thanh tra giao thông phụ trách khu vực TP Biên Hòa và các tổ công tác đã xử lý 30 trường hợp xe vi phạm trên đường Nam Cao, tập trung các lỗi: Đi vào đường cấm, chở vật liệu rơi vãi trên đường, dừng đậu đỗ sai trên đường...
Ông Nguyễn Phan Trong cho rằng, tuyến đường Ngô Quyền phức tạp, không đảm bảo an toàn giao thông khi thanh kiểm tra, cộng với chưa có biển cấm lưu thông theo giờ, biển giới hạn tải trọng nên công tác thanh tra giao thông gặp nhiều khó khăn. Đoàn công tác chủ yếu xử lý xe quá tải trọng (chiều từ Long Hưng đi ra có biển cấm, chiều ngược lại xe chạy tải trọng lớn là chính thì không-PV) rơi vãi vật liệu xuống đường.
Còn xử lý lỗi về tốc độ thuộc thẩm quyền của Cảnh sát giao thông. "Trong thời gian tới, lực lượng Thanh tra giao thông tiếp tục tăng cường tuần tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm", ông Trong nói thêm.
Được biết, trước đây khi tình trạng mất an toàn giao thông trên 2 tuyến đường trở nên đáng báo động, UBND TP Biên Hòa đã có cuộc làm việc với các đơn vị liên quan để có phương án xử lý.
Đồng thời, UBND TP Biên Hòa kiến nghị Sở Giao thông vận tải xem xét, thống nhất việc lắp biển báo hạn chế xe tải trọng lớn vào các giờ cao điểm trên 2 tuyến đường Nam Cao (phường Phước Tân) và Ngô Quyền (phường An Hòa).
UBND TP Biên Hòa cũng kiến nghị Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên xử lý các trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên, đến nay mới có giao lộ QL51 - đường Nam Cao có biển báo cấm xe trên 10 tấn, còn đường Ngô Quyền vẫn chưa được lắp biển cấm hướng từ QL51 vào Ngô Quyền - khu kinh tế mở Long Hưng. Đây cũng là một trong những lý do xe ben, xe tải hạng nặng đi vào đường Ngô Quyền nhiều hơn.
Về phía UBND TP Biên Hòa, ngoài những văn bản chỉ đạo mang tính hành chính tới Công an TP Biên Hòa yêu cầu thường xuyên kiểm tra tình hình ANTT, ATGT trên tuyến đường Ngô Quyền, Nam Cao thì đến nay UBND TP Biên Hòa vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Như PV Infonet đã đưa tin, báo cáo của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Đồng Nai, trong 10 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 266 vụ tai nạn giao thông làm chết 210 người và bị thương 152 người. Trong đó, riêng tại TP. Biên Hòa xảy ra 110 vụ tai nạn, làm 68 người chết, 75 người bị thương.
Đáng chú ý, tại tuyến đường tránh quốc lộ 51 Biên Hòa xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông làm 25 người chết, 20 người bị thương (các chỉ số đều tăng so với năm 2018).
Ban ATGT tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND TP. Biên Hòa, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP. Biên Hòa, Thanh tra Sở GTVT, công ty phát triển đường Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 3 đề xuất nhằm chấn chỉnh việc xe ben Donacoop hoành hành, vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân.
Nguyễn Tuấn
Theo Infornet
Thống nhất hoạt động tuyến Bến xe Nước Ngầm - phía Tây thành phố Thanh Hóa Đây là nội dung chính tại Thông báo số 8605/SGTVT-QLVT do Sở Giao thông vận tải Hà Nội ban hành. Theo đó, sau khi thống nhất biểu đồ hoạt động tuyến Bến xe Nước Ngầm - bến xe phía Tây thành phố Thanh Hóa, đơn vị quản lý sẽ có trách tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị vận tải đăng...