Hà Nội: Tiếp tục phát huy vai trò tổ phòng, chống COVID cộng đồng
Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết các địa phương phải dự báo đúng tình hình, nguy cơ, rà soát các nguồn lực tài chính, nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng phòng, chống dịch ở mức cao…
(Ảnh minh họa. Danh Lam/TTXVN)
Tại cuộc họp trực tuyến của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố chiều 13/10, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã yêu cầu: Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở, tổ phòng, chống COVID cộng đồng trong phòng, chống dịch.
Đánh giá đúng nguy cơ, khả năng đáp ứng tình hình
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nêu rõ việc quan trọng hiện nay của Hà Nội là cần đánh giá đúng nguy cơ và khả năng đáp ứng tình hình phòng, chống dịch của thành phố để đề ra phương án cho giai đoạn mới.
Hiện thành phố vẫn trong giai đoạn rất khó khăn khi vẫn còn ca F0 trong cộng đồng và vẫn còn chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây, nguy cơ lây lan dịch bệnh từ những người trở về từ vùng dịch gia tăng … Trong khi đó, nhiều người dân còn chưa được tiêm vaccine , nếu mắc COVID-19 sẽ chuyển nặng và nguy cơ tử vong cao.
Phó Bí thư Thành ủy đề nghị các quận, huyện không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Các địa phương phải dự báo đúng tình hình, nguy cơ, rà soát các nguồn lực tài chính, nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng phòng, chống dịch ở mức cao…
“Kinh nghiệm và kết quả phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố thời gian qua cho thấy, công tác phòng, chống dịch phải chủ động chuẩn bị trước một bước và phải dựa vào dân. Do đó cần tiếp tục phát huy trách nhiệm, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, tổ phòng, chống COVID cộng đồng; đồng thời nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, phát huy vai trò của người đứng đầu địa phương, đơn vị; duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện phòng, chống dịch,” ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Tiếp tục phát huy vai trò tổ phòng, chống COVID cộng đồng
Phân tích nguy cơ lây lan dịch bệnh khi các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh hoạt động trở lại, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị ban chỉ đạo phòng, chống dịch của các địa phương phải tập trung quyết liệt hơn cho công tác phòng, chống dịch; triển khai thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền để người dân tiếp tục ủng hộ, chung sức phòng, chống dịch, phản ánh thông tin phòng, chống dịch qua các tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng, tổ dân phố, tổng đài 1022 để đơn vị chức năng kịp thời nắm bắt, xử lý.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị hệ thống chính trị từ thành phố đến tổ dân phố, tổ phòng, chống COVID cộng đồng cùng vào cuộc. Các địa phương thường xuyên tổ chức giao ban về phòng, chống dịch, tránh chủ quan, lơ là; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các tổ phòng, chống COVID cộng đồng trong việc giám sát người dân từ các tỉnh, thành phố trở về địa phương.
Video đang HOT
Nhân viên vệ sinh, khử khuẩn tại quán càphê, chuẩn bị phục vụ khách vào sáng 14/10. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)
Trước việc tiếp tục nới lỏng hoạt động, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch để quản lý các hoạt động hiệu quả, đảm bảo đúng quy định phòng, chống dịch.
Liên quan đến việc mở lại các tuyến vận tải hành khách công cộng, hàng không, đường sắt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị Sở Y tế phối hợp với Sở Giao thông Vận tải có hướng dẫn cụ thể cho việc này, nắm bắt tình hình để có điều chỉnh phù hợp trên nguyên tắc yêu cầu chung của Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải.
Các quận, huyện, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc triển khai các nhóm, các hoạt động mà thành phố cho phép hoạt động trở lại từ 6 giờ ngày 14/10 như công viên, bảo tàng được mở cửa trở lại, đón các đoàn không quá 10 người/đoàn, các nhà hàng mở cửa trở lại với không quá 50% chỗ ngồi…
Để triển khai xây dựng các trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo chuẩn quốc gia, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương cần rà soát trang thiết bị, cơ số thuốc đáp ứng công tác phòng, chống dịch. Các địa phương chủ động kiểm tra các nơi có nguy cơ cao như siêu thị, trung tâm thương mại, đặc biệt là các bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thuốc để nắm bắt việc thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 13/10, thành phố ghi nhận 12 ca dương tính với SARS-CoV-2, đều đã được cách ly. Phân bố theo chùm ca bệnh gồm 11 ca thuộc chùm liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và một ca về từ các tỉnh có dịch.
Như vậy, từ ngày 29/4 đến nay, thành phố ghi nhận 4.066 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 1.606 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, 2.460 ca đã được cách ly./.
Những chốt bảo vệ 'vùng xanh không dịch' đầu tiên tại Hà Nội
Từ ngày 2-8, các tổ dân phố tại phường Mai Động (quận Hoàng Mai) trở thành những khu vực đầu tiên của Hà Nội thiết lập vùng xanh an toàn (khu dân cư, ngõ xóm không có dịch).
Nhiều người dân trong "vùng xanh" chỉ được nhận hàng hóa sau tấm chắn/thanh chắn bảo vệ vùng an toàn không COVID-19
Ghi nhận tại các điểm chốt, cán bộ tổ dân phố kiểm tra giấy thông hành, thẻ đi chợ... của tất cả người dân ra vào khu dân cư. Những tấm biển màu xanh khổ lớn được đặt trước các ngõ, ngách, ghi rõ tất cả người lạ, khách ra vào đều phải khai báo y tế, thực hiện 5K.
Bà Nguyễn Thị Oanh - bí thư chi bộ khu 2, phường Mai Động, quận Hoàng Mai - cho biết chốt vùng xanh thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền quận Hoàng Mai, phường Mai Động. Lực lượng tham gia gồm tổ COVID-19 cộng đồng, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh...
Khu vực vùng xanh chỉ cho phép người dân cư trú tại địa bàn có giấy đi đường, giấy đi chợ (đúng ngày, đúng giờ) đi lại, còn những trường hợp khác chỉ được giao hàng tại chốt, tuyệt đối không được vào bên trong.
Bà Oanh chia sẻ nhiều người vẫn còn bất ngờ vì "vùng an toàn" mới được lập sáng 2-8, nên cán bộ tổ dân phố và thanh niên tình nguyện phải tuyên truyền và thuyết phục nhiều lần để người dân chấp hành.
Có trường hợp lấy cớ nhà bên trong ngõ, có người quen trong "vùng xanh" nhưng không mang giấy tờ, to tiếng với cán bộ tại chốt. Để tình hình dịu xuống, các bác cán bộ dân phố phải giải thích ý nghĩa của chốt "vùng xanh" để những người đó chấp hành quay đầu xe, nhất là cách đó không xa là ổ dịch Tân Mai với nhiều ca COVID-19.
Trời càng về chiều, số người qua lại chốt tăng đột biến nhưng không ai qua chốt mà không có giấy tờ do các bác cựu chiến binh, thanh niên tình nguyện chỉ để chừa một lối nhỏ đủ một xe máy đi qua để kiểm soát.
"Dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên chỉ mong mọi người chấp hành quy định, hạn chế đi lại để tránh lây lan dịch bệnh. Người dân nên mang đầy đủ giấy thông hành, căn cước công dân, thẻ đi chợ... để cán bộ chốt thuận tiện khi kiểm tra", bà Oanh nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Nguyễn Tuấn Anh - trưởng Ban tuyên giáo Quận ủy Hoàng Mai - cho biết mô hình "vùng xanh" nhằm đảm bảo không có dịch lọt vào khu dân cư, nếu có cũng không lây nhiễm chéo trong thời gian vàng thực hiện chỉ thị 16.
"Mặt khác, mô hình này còn nâng cao ý thức của nhân dân trong phòng dịch, đảm bảo an toàn cho chính mình, gia đình, tổ dân phố", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Hiện, gần 400 tổ dân phố tại 14 phường trên địa bàn quận Hoàng Mai đồng loạt triển khai chốt "vùng xanh" an toàn trước COVID-19.
Một chốt "vùng xanh" trước ngõ 48 Mai Động được thiết lập từ sáng 2-8 để kiểm soát người dân ra vào khu vực đông dân cư
Nhiều bạn thanh niên tình nguyện "đội nắng" cùng các bác cựu chiến binh, Hội phụ nữ... kiểm soát
Một chốt "vùng xanh" trước ngõ 48 Mai Động được thiết lập từ sáng 2-8 để kiểm soát người dân ra vào khu vực đông dân cư
Bác Triệu Văn Thành, tổ trưởng tổ dân phố số 14, khẳng định việc kiểm tra giấy tờ người dân qua chốt "vùng xanh" rất chặt chẽ, đảm bảo không để lọt người lạ, người không có giấy tờ vào khu dân cư
Nhiều shipper mua hàng hộ khách không được vào trong khu dân cư, mà phải gọi người đặt hàng ra chốt "vùng xanh" để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19
Càng gần giờ tan tầm, số lượng người qua lại các chốt vùng xanh" càng nhiều khiến lực lượng tình nguyện phải vất vả giải thích về ý nghĩa của khu an toàn
Hà Nội lập nhiều chốt chặn người dân không có lý do đi vào nội đô Ngày 28/7, hàng loạt các chốt chặn tại các ngả đường đi vào nội đô được thiết lập để ngăn người dân ra đường không có lý do. Nhằm mục đích tăng cường hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian Hà Nội cách ly xã hội, các đơn vị chức năng đã lập nhiều chốt kiểm soát...