Hà Nội: Tiếp tục phạt 2 người tè bậy 4 triệu đồng
Công an phường Dịch Vọng Hậu (Hà Nội) vừa bắt quả tang và xử phạt 4 triệu đồng đối với 2 trường hợp tiểu bậy không đúng nơi quy định.
Ông Mạc Đình Thắng – Trưởng Công an phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, 2 tổ công tác “đặc biệt” trong quá trình tuần tra đã xử lý thêm được 2 trường hợp có hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định, ra quyết định xử phạt 4 triệu.
2 trường hợp tiểu bậy bị xử phạt đều là xe ôm. Hai trường hợp này khai nhận đi chở khách về qua khu vực này, do không tìm thấy nhà vệ sinh nên tiện thể “hành sự”.
Lực lượng chức năng bắt quả tang, xử lý hành vi tiểu bậy, xả rác không đúng nơi quy định
Ông Thắng cho biết thêm, 2 tổ công tác “đặc biệt” được thành lập với mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Trong thời gian qua, tổ công tác cũng đã phạt hành chính với số tiền hơn 60 triệu đồng đối với hành vi xả rác ra hè phố (khoảng 62 triệu đồng với 21 trường hợp vi phạm).
Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Quang Thắng – Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu cho biết, trong cuộc họp giao ban công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu đã đăng ký thí điểm việc xử lý những hành vi xả rác bừa bãi và làm xấu văn minh đô thị trên các tuyến phố Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Phong Sắc, Trần Thái Tông, Duy Tân. Đây cũng là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải theo Nghị định 155 xử lý người có hành vi xả rác tùy tiện.
Trước đó, phường Dịch Vọng Hậu đã tiên phong thành lập các tổ công tác đặc biệt có sự phối hợp giữa các lực lượng, không để xảy ra tình trạng vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.
Video đang HOT
Hàng ngày, 2 tổ công tác do 2 Phó Chủ tịch phường Dịch Vọng Hậu là ông Tống Xuân Duy và bà Trần Thu Hương cùng cán bộ, Công an phường luôn có mặt trên các tuyến đường, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi làm xấu bộ mặt đô thị.
Cũng theo Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu, ngày 25/2 đến nay, lực lượng chức năng phường đã xử phạt 62 triệu đồng đối với 21 trường hợp vi phạm, trong đó chủ yếu là các lỗi xả nước thải, xả rác ra đường, để rác làm bẩn khu vực hè phố và làm rơi vật liệu xây dựng ra đường.
Mức phạt về hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định khá cao lên tới 7 triệu đồng. Khi được giải thích về tinh thần của Nghị đinh 155, bà con đều đồng tình và cam kết sẽ không tái phạm.
Theo P.V (VOV)
Phạt tiền triệu tè bậy, xả rác bừa bãi có thuyết phục?
Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, tăng mức xử phạt với hành vi tè bậy, xả rác bừa bãi là cần thiết nhưng cần cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ vệ sinh công cộng.
Hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị sẽ bị phạt 5-7 triệu đồng. (Ảnh minh họa)
Nâng cấp hạ tầng phạt mới thuyết phục
Từ 1.2.2017, Nghị định 155/2016/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 155) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định trên thay thế cho Nghị định 179/2013 Chính phủ ban hành năm 2013.
Trong nghị định mới, Chính phủ đã quyết định tăng mức phạt nhiều lần đối với hàng loạt các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng. Ví dụ, hành vi tè bậy xe bị phạt từ 1-3 triệu đồng; vứt đầu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt từ 1-3 triệu, tương tự phạt 5-7 triệu nếu vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố...
Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho rằng, việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm môi trường nơi công cộng là cần thiết, để nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, khi việc người dân xả rác sinh hoạt bừa bãi ra đường phố, vỉa hè hay vô tư tiểu tiện, đại điện ngoài đường khá phổ biến và ảnh hưởng tới môi trường chung, gây phản cảm.
Tuy nhiên, theo luật sư Tuấn Anh, mức phạt hàng triệu đồng đối với các hành vi tiểu tiệu hay xả rác lên vỉa hè là khá cao so với mức thu nhập của nhiều người dân Việt Nam. Nhiều lao động có thu nhập thấp sẽ gặp khó khăn tài chính nếu vi phạm. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nơi công cộng lại chưa đáp ứng được nhu cầu vệ sinh của người dân.
"Tôi thấy hệ thống vệ sinh công cộng của chúng ta hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhiều nơi công cộng như bến xe, thậm chí bệnh viện dù có nhà vệ sinh nhưng lại không đảm bảo vệ sinh, người dân còn e ngại khi sử dụng.
Nếu có một nhà vệ sinh sạch sẽ, tôi tin rằng người dân sẽ vui vẻ trả tiền để đi vệ sinh chứ không dại gì tè bậy để chịu phạt nặng.
Vì vậy, chúng ta cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, khi nó đáp ứng được nhu cầu của người dân nhưng vẫn có người vi phạm thì việc phạt nặng sẽ thuyết phục hơn", luật sư Tuấn Anh nêu ý kiến.
Tuyên truyền trước, xử phạt sau
Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó Cục trưởng Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho rằng, chất lượng môi trường hiện nay ngày càng suy giảm nghiêm trọng vì vậy để cải thiện cần nhiều giải pháp, việc tăng mức phạt là một biện pháp. Tuy nhiên, quan trọng hơn vẫn là nâng cao ý thức của người dân.
"Một số người dân vẫn thiếu ý thức gìn vệ sinh nơi công cộng, họ cũng chưa nắm được các quy định xử phạt hành vi vi phạm môi trường. Vì vậy, chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu các quy định pháp luật và ý thức văn hóa nơi công cộng thì họ mới không vi phạm.
Ngoài ra, chúng ta cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nơi công cộng. Tôi lấy ví dụ, muốn người dân không đứng tiểu tiện bậy thì các thành phố phải bố trí các nhà vệ sinh để người dân thuận tiện giải quyết khi có nhu cầu. Nếu không có chỗ cho người dân vệ sinh thì dễ dẫn tới hành vi vi phạm", Thiếu tướng Trần Thế Quân nói.
Theo quy định tại điều 48, Nghị định 155, lực lượng công an nhân dân, Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành môi trường... sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định 155.
Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết, lực lượng công an như cảnh sát môi trường hiện nay chủ yếu tập trung xử lý các trường hợp vi phạm có tình chất tội phạm về môi trường như các doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường... Việc xử lý các hành vi vi phạm tiểu tiện bậy, đi xe xả rác ra đường rất hạn chế.
Tuy nhiên, Tướng Quân cho biết, lực lượng công an sẽ xử phạt nếu phát hiện các vi phạm về môi trường hoặc được người dân cung cấp hình ảnh vi phạm.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
"Tè bậy" bị phạt 300 nghìn hay 3 triệu đồng? Cùng hành vi "tè bậy" nhưng mức phạt cao nhất ở Nghị định 167/2013 chỉ bằng 1/10 so với mức phạt ở Nghị định 155/2016/NĐ-CP sắp có hiệu lực. Hình ảnh một người đàn ông tè bậy giữa phố lan truyền trên mạng xã hội trong thời gian qua. Phạt "tè bậy" vênh nhau 10 lần Từ ngày 1.2.2017 tới, Nghị định 155/2016/NĐ-CP...