Hà Nội: Tiếp tục di dời người dân ra khỏi ổ dịch Thanh Xuân Trung
Tối nay, Hà Nội ghi nhận 15 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 13 ca tại khu cách ly và 2 ca tại khu vực phong tỏa.
Như vậy trong ngày hôm nay Hà Nội thêm 58 F0.
Tất cả F0 đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng. Các bệnh nhân có địa chỉ tại Thanh Xuân (13 ca), Thanh Trì (một ca), Hoàn Kiếm (một ca).
Trong số các bệnh nhân tại Thanh Xuân có 11 trường hợp có địa chỉ tại Thanh Xuân Trung. Đáng chú ý có 9 trường hợp sau khi được di dời vào khu cách ly Đại học FPT, Hòa Lạc và được lấy mẫu xét nghiệm ngày 2/9 cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Khu vực bên trong “điểm nóng” Thanh Xuân Trung.
2 bệnh nhân được ghi nhận tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân là chồng và hàng xóm của bệnh nhân Đ.H.H., được ghi nhận trước đó.
Một trường hợp tại Ngũ Hiệp, Thanh Trì là bà N.T.K., sinh năm 1959. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.K.M., đã được cách ly từ ngày 27/8, ngày 1/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Một trường hợp tại phường Chương Dương, Hoàn Kiếm là ông P.Q.T., sinh năm 1979. Bệnh nhân là F1 (con) của bệnh nhân P.Đ.T., được cách ly tại Bệnh viện Đức Giang từ 10/8 (đi chăm con là bệnh nhân P.T.M.). Ngày 17/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 3.424 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.559 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 1.865 ca.
Video đang HOT
Sáng nay, quận Thanh Xuân tiếp tục di chuyển người dân khu vực phong tỏa phường Thanh Xuân Trung đến khu cách ly tập trung để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Các đợt di chuyển trước đó người dân được đưa đi cách ly tại khu ký túc xá Đại học FPT, dự kiến đáp ứng 1.200 chỗ theo phương án ban đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng chống dịch tại khu vực cách ly, Ban Quản lý đã điều hành, sắp xếp cho hộ gia đình hoặc người dân ở 2 người/phòng, đến nay đã phủ kín các phòng (khoảng 900 người).
Do vậy, theo chỉ đạo chung, cần chuyển sang khu cách ly tập trung mới tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng – An ninh xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất) đối với các trường hợp đi cách ly tập trung trong ngày 3/9.
Đây cũng là địa điểm cách ly tập trung của thành phố Hà Nội, cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đáp ứng sinh hoạt của người dân. Đồng thời, quận Thanh Xuân tổ chức xét nghiệm nhanh cho tất cả người dân ở lại khu vực phong tỏa. Đối với những trường hợp già, yếu, đi lại khó khăn, lực lượng y tế đã đến tận nhà để lấy mẫu. Đây là công việc cấp bách sau khi di chuyển người dân theo kế hoạch nhằm bóc tách triệt để F0 ra khỏi địa bàn.
10 quận, huyện Hà Nội giãn cách xã hội sau ngày 6/9
15 quận, huyện Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội sau ngày 6/9, trong đó 10 đơn vị giãn cách toàn bộ, 5 đơn vị giãn cách một phần.
Ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân) hiện là ổ dịch lớn nhất thủ đô tính từ khi có dịch, số ca bệnh đã lên tới 412. Ảnh: Ngọc Thành.
UBND TP Hà Nội thông báo nội dung trên, chiều 3/9. Theo đó, từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, thành phố phân ba vùng chống dịch.
Vùng một gồm 10 quận, huyện Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tin.
Vùng một tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc "ai ở đâu, ở đó", "người ở vùng nào, ở vùng đó". Đây là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Thành phố xác định khu vực này là vùng đỏ, nhiều trường hợp nguy cơ cao.
Hiện có 53 đường qua sông/kênh kết nối vùng 1 và vùng 2, 3, thành phố sẽ đóng cứng 30 đường kết nối không thuận lợi cho giao thông; lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí. Lực lượng liên ngành tham gia chốt do công an chủ trì, trực 24/24.
Thành phố yêu cầu cơ quan chức năng chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng, bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu; thực hiện tốt an sinh xã hội; tăng cường shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu theo đặt hàng của người dân
Sơ đồ phương án phân vùng phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội thực hiện từ ngày 6/9 đến ngày 21/9.
Vùng hai gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Toàn bộ vùng hai áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng.
Vùng ba là toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên; và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng một: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Vùng ba áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ "vùng một".
Thành phố Hà Nội sẽ đóng cứng 30 đường kết nối giao thông từ vùng 1 đến vùng 2, 3; để lại 18 đến 23 đường, cầu lớn.
Theo lãnh đạo Hà Nội, mục tiêu của phân vùng để siết chặt vùng một; kiểm soát luồng ra khỏi vùng 1 sang vùng hai và vùng ba.
Thành phố xác định giảm tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực chi phí xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên, RT-PCR) khi có nhu cầu di chuyển liên vùng. Các quận, huyện, thị xã quyết định việc phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh tại vùng 2, vùng 3.
Khu vực cầu vượt nút giao Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh vắng vẻ người đi lại hôm 2/9. Ảnh: Ngọc Thành.
Trước đó, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thống nhất, sau đợt giãn cách thứ ba (ngày 6/9), Hà Nội sẽ thiết lập ba vùng, chia theo mức độ nguy cơ và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.
Hiện, thành phố có 6 ổ dịch phức tạp gồm: ngõ 24 Kim Đồng (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai); chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình); phường Văn Miếu, Văn Chương (quận Đống Đa); phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) và xã Tân Lập (huyện Đan Phượng).
Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư 3.409 ca, trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.559 ca, số ca mắc là các trường hợp đã được cách ly 1.850 ca.
Sự khác biệt giữa các Chỉ thị 15, 16 và 19
Chỉ thị 15 yêu cầu không tập trung quá 10 người nơi công cộng; 20 người một phòng; giữ khoảng cách 2 m. Cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu dừng hoạt động; dừng hoạt động giải trí, thể thao, lễ hội, tín ngưỡng; khách sạn, quán ăn; khu di tích, danh lam thắng cảnh. Phương tiện vận tải công cộng bị hạn chế; phương tiện cá nhân được hoạt động.
Chỉ thị 16 yêu cầu không tập trung quá hai người nơi công cộng; giữ khoảng cách 2 m; cán bộ, công chức nhà nước làm việc tại nhà. Toàn bộ cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu dừng hoạt động. Các dịch vụ thiết yếu được hoạt động gồm: ngân hàng, cửa hàng lương thực thực phẩm, điện nước, dược phẩm, xăng dầu. Phương tiện vận tải công động dừng hoạt động; phương tiện cá nhân bị hạn chế.
Hà Nội: Thanh Xuân Trung thêm F0, Tây Hồ phong tỏa một khu dân cư Trưa nay, Hà Nội ghi nhận 30 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 5 ca tại cộng đồng; 18 ca tại khu cách ly và 7 ca tại khu vực phong tỏa. Phân bố các F0 theo chùm ca bệnh: chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng (5); chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (23); chùm liên quan TPHCM...