Hà Nội tiếp tục chặt hàng loạt cây xanh trên đường Cầu Giấy
UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh trên đường Cầu Giấy để thi công ga số 8 tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội nhận được đề nghị của Sở Xây dựng về việc chặt hạ, dịch chuyển cây trên đường Cầu Giấy để xây dựng ga số 8 thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội.
Hàng trăm cây xà cừ trên đường Nguyễn Trãi đã bị chặt hạ
Sở Xây dựng cho biết, trên tuyến đường Cầu Giấy có 16 cây phải chặt hạ, trong đó có 2 cây bàng, 7 cây xà cừ, 2 cây muồng, 4 cây phượng… Ngoài ra, còn có 19 cây phải dịch chuyển về vườn ươm.
Video đang HOT
Sau khi xem xét, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận để Sở Xây dựng chặt hạ, di dời các cây xanh thuộc phạm vi xây dựng ga số 8. Kinh phí để chặt hạ, di dời các cây xanh được lấy từ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt.
Để phục vụ thi công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông và hầm chui QL6 nút giao Thanh Xuân, trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã cho phép Ban quản lý dự án phát triển công trình đô thị chặt hạ 112 cây và dịch chuyển 91 cây để phục vụ xây dựng 7 nhà ga La Thành, Thái Hà, Láng, bến xe Hà Đông, Hà Đông, La Khê, Văn Khê.
Tiếp đó, cấp phép chặt 7 cây và dịch chuyển 1 cây nằm trong mặt bằng thi công đường tránh Quốc lộ 6. Ban quản lý dự án đường sắt – Cục đường sắt Việt Nam cũng được cấp phép cắt tỉa 79 cây có cành vướng vào phạm vi thi công cẩu Long Môn.
Trên các tuyến đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trãi… hàng loạt cây xanh cũng đang bị di chuyển, chặt hạ để trồng các loại cây xanh khác phù hợp quy hoạch.
Quang Phong
Theo dantri
Chi 10 triệu USD vận chuyển dầm đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt chi phí vận chuyển dầm đúc sẵn phục vụ thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Theo đó, chi phí vận chuyển hơn 806 phiến dầm đúc sẵn tới công trường xây dựng cần hơn 230 tỷ đồng, tương đương 10,99 triệu USD.
Một đoạn đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang lao lắp dầm (ảnh: Hữu Nghị)
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, khối lượng dầm đúc sẵn toàn tuyến tại Dự án là 806 phiến, trung bình mỗi phiến dầm nặng khoảng 267 tấn sẽ được vận chuyển từ bãi đúc tại cuối đường Lê Văn Lương về các vị trí thi công tại các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông. Tổng dự toán chi phí vận chuyển là 231 tỷ đồng, tương đương 10,99 triệu USD (đã bao gồm thuế VAT).
Được biết, tính đến thời điểm này đã đúc được 300 phiến dầm, lao lắp được 188 phiến dầm (khoảng 3km đường) lên đỉnh trụ bởi các cẩu tự hành chuyên dụng pooctic nhập khẩu từ Trung Quốc.
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km đường sắt trên cao, khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.
Sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD. Dự kiến, Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2015.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Đường sắt đô thị đang vượt sông Tô Lịch Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang vào giai đoạn gấp rút hoàn thiện. Đoạn nhà ga đường Láng, đa số các cột trụ đã được cố định. Nhiều cột trụ lớn lấn sát xuống lòng sông Tô Lịch. Đến đoạn vòng sang đường Nguyễn Trãi, một số trụ lớn cắm xuống lòng sông đã thi công xong phần...