Hà Nội: Tiếp tục cắt xén dải phân cách, mở rộng đường đoạn bến xe Nước Ngầm
Sau nhiều tuyến phố ở Hà Nội bị cắt xén vỉa hè và dải phân cách, hiện nút giao Giải Phóng – Vành đai 3 – Ngọc Hồi đoạn bến xe Nước Ngầm tiếp tục nằm trong danh sách phải cắt xén của Hà Nội.
Theo ghi nhận của phóng viên, vài ngày nay, tại nút giao thông Giải Phóng – Vành đai 3 – Ngọc Hồi , TP. Hà Nội (đoạn qua khu vực bến xe nước ngầm) các công nhân đang tích cực tiến hành xén dải phân cách.
Đây là tuyến đường các loại xe khách đổ về bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm nên giao thông luôn trong tình trạng ách tắc mỗi giờ cao điểm.
Hàng rào tôn được lắp ở hai bên dải phân cách để đảm bảo thi công và an toàn cho người tham gia giao thông.
Video đang HOT
Được biết, đoạn đường Vành đai 3 này thường xuyên ùn tắc chiều từ nút giao với cao tốc Pháp Vân hướng về đường Giải Phóng.
Trước đó, Hà Nội đã tiến hành mở rộng ở đoạn đường Phạm Hùng, đường Láng…
Công nhân khẩn trương công việc đảm bảo tiến độ.
Hai bên dải phân cách sẽ được cắt xén khoảng gần 2m.
Việc xén dải phân cách ở đây cũng nhằm sẽ giúp tuyến đường này giảm ùn tắc.
Trong khoảng thời gian này, các tài xế di chuyển trên đoạn đường đoạn đường này cần chú ý quan sát, giảm tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông.
Theo Nguoiduatin
Hà Nội lên phương án xử lý 'điểm đen' ùn tắc
Theo Sở GTVT Hà Nội, thời gian tới sẽ tiến hành thí điểm các phương án tổ chức lại giao thông tại 5 điểm ùn tắc.
Cụ thể, trong số 5 điểm ùn tắc thí điểm xử lý bao gồm, nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa). Nút giao này có lưu lượng giao thông lớn, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Với nút giao thông này, Sở GTVT Hà Nội sẽ điều chỉnh phương án tổ chức giao thông, đồng thời tăng cường các lực lượng hướng dẫn giao thông.
Điểm ùn tắc được thí điểm điều chỉnh thứ hai là cầu Mọc (quận Thanh Xuân) có lưu lượng giao thông lớn, thường xuyên gây xung đột và ùn tắc. Điểm giao thông này Hà Nội sẽ nghiên cứu tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu.
Với điểm Nguyễn Khang - cầu 361 (quận Cầu Giấy), do lưu lượng giao thông trên các nhánh đều rất cao, mặt cắt ngang của đường Láng tại các vị trí cầu hẹp, gây xung đột giao thông. Với nút giao thông này, Sở GTVT Hà Nội sẽ tổ chức lại bằng đèn tín hiệu hai đầu cầu phía đường Láng và đường Nguyễn Khang; nghiên cứu điều chỉnh để tối ưu nút đèn, rà soát tổ chức tổng thể trên tuyến đường Láng.
Tại điểm ùn tắc giao thông phía Bắc cầu Chương Dương (quận Long Biên) có lưu lượng giao thông rất lớn, Hà Nội sẽ điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực đền Ghềnh - đê Bát Tràng. Đồng thời tận dụng hệ thống đường 40m giao với đường Nguyễn Văn Cừ nhằm giảm xung đột khu vực nút giao.
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu điều tiết, phân luồng các phương tiện giao thông qua cầu. Phối hợp Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thực hiện dự án cải tạo nút giao phía Bắc cầu Chương Dương.
Cuối cùng, điểm ùn tắc ở đầu các ngõ 80, 82, 84 Chùa Láng (quận Đống Đa) cũng sẽ điều chỉnh tổ chức giao thông, đồng thời tăng cường thêm lực lượng phân luồng giao thông để kéo giảm ùn tắc.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra các điểm ùn tắc trên để đánh giá và có biện pháp xử lý dứt điểm ùn tắc, giúp người dân và phương tiện di chuyển thuận lợi hơn.
Tình trạng ùn tắc giao thông luôn là "bài toán" nan giải của các đô thị lớn như Hà Nội. Ảnh: Đ.L
Khách quan nhìn nhận, thời gian qua tình hình tai nạn giao thông đã có chuyển biến tích cực. Hiện tình trạng ùn tắc giao thông đã giảm mạnh trên toàn địa bàn Thành phố. Tai nạn giao thông có chiều hướng giảm trên cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết và số người bị thương.
Công tác xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông; xe quá khổ, quá tải; xe khách dừng đỗ sai quy định, đi sai luồng tuyến cũng như vi phạm của người tham gia giao thông... đều có những chuyển biến tích cực.
Về vấn đề giảm thiểu ùn tắc, theo khảo sát thực tế, tại một số tuyến đường cửa ngõ trục chính, xuyên tâm Thành phố như: Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Đê La Thành, Giải Phóng, Phạm Hùng... vẫn còn hiện tượng phương tiện tham gia giao thông lưu thông khó khăn, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Một số chuyên gia giao thông cho rằng, điều này là khó tránh khỏi trong bối cảnh phương tiện giao thông gia tăng quá nhanh, còn hạ tầng lại eo hẹp, nhiều dự án giao thông chậm triển khai.
Để giải quyết tận gốc vấn đề trên, bên cạnh khâu điều tiết, tổ chức giao thông, nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp căn cơ là di dời các cơ quan, công sở không nhất thiết phải nằm trong vùng "lõi" đô thị, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, bệnh viện tuyến Trung ương, các cơ sở sản xuất, văn phòng các tổng công ty, tập đoàn có nhu cầu sử dụng lao động lớn ra khỏi khu vực nội đô.
Theo LĐTĐ
Lần thứ 2 Bộ GTVT dừng dự án BOT QL30 qua Đồng Tháp-Tiền Giang Bô GTVT vưa quyêt đinh dưng thưc hiên dư an đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến QL30 qua 2 tinh Đông Thap va Tiên Giang. Dự án nhằm thực hiện công tác duy tu, sửa chữa đường hiện hữu, đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác (Ảnh minh hoạ) Bô GTVT vưa ban hanh quyêt đinh dưng thực...