Hà Nội: Thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có Văn bản số 3481/VP-ĐT gửi các đơn vị có liên quan yêu cầu khẩn trương thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây.
Hà Nội khẩn trương thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước Hồ Tây.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), UBND quận Tây Hồ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền nghiên cứu, triển khai nội dung chỉ đạo của Bộ TN&MT về cải thiện chất lượng môi trường nước Hồ Tây; báo cáo kết quả về UBND TP và Bộ TN&MT (thông qua Tổng cục Môi trường) theo quy định.
Trước đó, tại Văn bản số 1464/BTNMT-TCMT, Bộ TN&MT nêu: Qua kiểm tra, xác minh (theo thông tin phản ánh của báo chí về hiện tượng nước Hồ Tây bất ngờ chuyển màu xanh rêu đậm đặc), nước Hồ Tây đang có dấu hiệu bị ô nhiễm; nhiều thông số môi trường trong nước vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, sinh khối và mật độ tế bào thực vật cao…
Bộ TN&MT đề nghị TP Hà Nội thực hiện ngay các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước tại Hồ Tây, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trong hồ.
Bên cạnh các thông số môi trường đã được quan trắc thông qua hệ thống quan trắc tự động, liên tục, TP Hà Nội cần tăng cường quan trắc định kỳ, quan trắc đột xuất (khi có hiện tượng bất thường), đặc biệt là tại các vị trí có khả năng xâm nhập của nước thải từ các khu vực hoạt động xung quanh hồ (trong những ngày có mưa lớn). Thường xuyên theo dõi, thu thập, tổng hợp, đánh giá số liệu, tập trung đối với một số thông số như: pH, nhiệt độ, DO, COD, TSS, TDS, Amonia, tổng N, tổng P, mật độ tảo và theo dõi phát hiện sự bất thường (nếu có) để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tổ chức kiểm tra, rà soát các nguồn nước thải có nguy cơ xâm nhập vào hồ, bao gồm nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nước thải sinh hoạt từ các tuyến thu gom có khả năng chảy tràn vào hồ, trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ TN&MT cũng đề nghị TP Hà Nội nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chủ động bổ sung nguồn nước trong trường hợp thời tiết khô hạn kéo dài, đảm bảo mực nước tối thiểu nhằm duy trì ổn định hệ sinh thái hồ; thường xuyên duy trì việc vớt rác thải trên hồ kịp thời đảm bảo vệ sinh môi trường; xem xét, nạo vét trầm tích để nâng cao khả năng lưu trữ nước và làm sạch của hồ.
Video đang HOT
Đồng thời đánh giá toàn diện về các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước mặt hồ, xây dựng kế hoạch dài hạn bảo vệ môi trường nước mặt tuyệt đối an toàn, trong đó cần chủ động tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước; trao đổi thông tin với Bộ TN&MT và các bộ, ngành có liên quan để được phối hợp và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật.
45 vòng đấu giá 'ớn lạnh' giành quyền khai thác mỏ cát 2.811 tỷ đồng ở An Giang
Cuộc đấu giá quyền khai thác mỏ cát trên sông Tiền diễn ra với 45 vòng đấu giá "ớn lạnh" đẩy giá từ 7,2 tỷ đồng lên 2.811 tỷ đồng, khiến nhiều doanh nghiệp lắc đầu.
Nói về vụ đấu giá mỏ cát ở An Giang, khởi điểm từ 7,2 tỷ đồng, lên tới 2.811 tỷ đồng (tăng lên gấp 390 lần) khiến dư luận xôn xao suốt thời gian qua, bà Đặng Nguyễn Hồng Châu - Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang cho hay: "Khi tổ chức đấu giá, tài sản được đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm hàng chục, hàng trăm lần là chuyện bình thường".
45 vòng đấu giá
Công ty TNHH Dịch vụ T.S Home trúng quyền khai thác cát với giá 2.811 tỷ đồng.
Theo bà Đặng Nguyễn Hồng Châu, mục đích của Trung tâm đấu giá là làm sao việc tổ chức đấu giá, nhất là tài sản công đúng quy định pháp luật mà mang lại nguồn thu cao nhất cho ngân sách Nhà nước. Khi tổ chức đấu giá, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang đảm bảo tính độc lập, trung thực, công khai, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia đấu giá và đơn vị là chủ tài sản được đấu giá.
Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết, 2.811 tỷ đồng này tương đương quyền khai thác khoảng 2,4 triệu mét khối cát. "Nếu sản lượng khai thác tăng lên thì sẽ tính tăng lên. Trước khi cấp phép khai thác, công ty phải đóng khoảng hơn 140 tỷ đồng. Số tiền còn lại chia đều trong 4 năm sau ".
Mỏ cát trên sông Tiền (thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có 19 doanh nghiệp tham gia, trải qua 45 vòng đấu giá rất kịch tính.
Các doanh nghiệp rượt đuổi đấu giá rất quyết liệt. Đến vòng 30, chỉ còn 2 doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM tham gia là Công ty TNHH Dịch vụ T.S Home và Công ty khai thác vật liệu Trầm Tích. Kết quả cuối cùng, tại vòng 45, Công ty TNHH Dịch vụ T.S Home trúng quyền khai thác cát với giá 2.811 tỷ đồng.
Ông Bùi Văn On - Phó Giám đốc Công ty Phúc Thành ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang (một trong 19 doanh nghiệp tham gia đầu thầu mỏ cát nói trên) dùng từ "ớn lạnh" khi nhắc về cuộc đấu giá.
Theo ông On, với 30 năm kinh nghiệm trong nghề khai thác cát, việc bỏ ra hơn 2.800 tỷ để lấy quyền khai thác mỏ cát nói trên là cầm chắc lỗ.
"bỏ chạy" sẽ mất tiền cọc
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ T-S.HOME (Công ty T-S.HOME) - đơn vị trúng thầu mỏ cát nghìn tỷ, có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại số 14 (đường 11, KDC Ven Sông, phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM).
Bảng tên Công ty T-S.HOME nhỏ hơn khổ giấy A4 được gắn tạm bợ trên hàng rào.
Công ty được thành lập tháng 1/2018 với vốn điều lệ 9 tỷ đồng, hoạt động chính với ngành nghề "làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình" , không liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2020, công ty nâng vốn điều lệ lên 27 tỷ đồng. Sau đó, thêm bán buôn kim loại và quặng kim loại; hỗ trợ khai thác mỏ và quặng... vào ngành nghề hoạt động kinh doanh.
Trụ sở công ty là ngôi nhà 3 tầng nằm trong khu dân cư ít người qua lại, phía trước ngôi nhà là bảng hiệu cỡ lớn mang tên "Công ty Bất động sản Thiên Lộc Phúc". Sâu bên trong, bảng tên Công ty T-S.HOME nhỏ chưa bằng tờ giấy A4 được gắn tạm bợ trên hàng rào.
Đáng nói, ngôi nhà này đang được một gia đình sinh sống, không có dấu hiệu hoạt động kinh doanh. Chủ ngôi nhà cho biết bảng tên Công ty T-S.HOME được một người họ hàng nhờ gắn tạm một thời gian. Thực chất ngôi nhà không có công ty nào làm việc bên trong.
"Đây là nhà tôi ở từ trước đến nay, không cho công ty nào mướn để làm văn phòng hết. Bảng tên này là do một người họ hàng của tôi nhờ gắn tạm một thời gian, không ảnh hưởng gì nên tôi đồng ý", chủ ngôi nhà cho hay.
Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang thông tin, đối với năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp thì đơn vị kiểm tra trên báo cáo tài chính và thư cam kết cấp tín dụng.
Căn cứ theo quy định, đối với mỏ cát sông Tiền, doanh nghiệp chỉ cần có 14 tỷ đồng trở lên là được tham gia đấu giá. Trước khi tham gia đấu giá, doanh nghiệp phải nộp tiền đặt trước 15% của mức giá khởi điểm (giá khởi điểm 7,2 tỷ đồng).
Theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016, đối với trường hợp trúng đấu giá không thực hiện nghĩa vụ cam kết thì mất tiền đặt cọc, hủy cuộc đấu giá và phải tổ chức đấu giá lại, chứ không có việc người đưa ra giá liền kề trúng đấu.
Đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn Hiện các nhà thầu đã tăng cường thiết bị và nhân lực, làm tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thi công 3 ca liên tục. Do ảnh hưởng của thiên tai mưa lũ, dịch bệnh Covid-19 cũng như vướng mắc trong công tác bàn giao mặt bằng, tien đo thi công đoạn cao tốc Cam Lộ- La Sơn cham 3 tuan so voi...