Hà Nội thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy
UBND thành phố Hà Nội vừa giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy theo quy định.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội nhận được công văn của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương về việc triển khai thực hiện thu phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô. Về việc này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội căn cứ các quy định của Nhà nước hiện hành và nội dung văn bản số 21/QBTĐBTW-VP ngày 20/3/2013 của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện theo đúng quy định.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy theo đúng quy định
Theo quy định, mức phí đối với xe mô tô (không bao gồm xe máy điện), loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3 có mức phí từ 50 đến 100 nghìn đồng/năm loại xe có dung tích xy lanh trên 100 cm3, phức phí từ trên 100 đến 150 nghìn đồng/năm xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh mức phí là 2.160.000 đồng/năm.
Theo Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện của Bộ Tài chính, căn cứ vào mức thu phí đối với xe mô tô nêu trên, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Riêng xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh áp dụng mức thu theo mức quy định nêu trên.
Video đang HOT
UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn. UBND cấp xã chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử dụng đường bộ đối đối với xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn theo quy định.
Theo Dantri
Bộ trưởng Đinh La Thăng giải đáp nhiều vấn đề "nóng"
Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" ngày 17/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm: tình hình tai nạn giao thông trong những tháng đầu năm, phí bảo trì đường bộ...
Siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải hành khách
Năm 2012, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, dư luận băn khoăn liệu những kết quả này có được giữ vững và phát huy hay không khi trong những tháng đầu năm 2013 đã xảy ra một số vụ tai nạn xe khách đặc biệt nghiêm trọng, số người chết vì tai nạn giao thông trong 2 tháng đầu năm đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết các cơ quan chức năng đã nghiêm túc phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục tình hình trên.
Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước sẽ rà soát các quy định về vận tải hành khách, xem xét nâng cao hơn các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách. "Chúng tôi sẽ trao đổi với các doanh nghiệp và hiệp hội vận tải về vấn đề này, để làm sao quản lý chặt chẽ nhưng vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận tải phát triển", Bộ trưởng nói.
Các cơ quan chức năng cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Hiện có tình trạng các doanh nghiệp "khoán trắng" doanh thu cho các lái xe, các lái xe hoàn toàn chủ đông trên hành trình nên nhiều lái xe vi phạm quy định chỉ được lái không quá 10 giờ môt ngày hoặc không quá 4 giờ liên tục, phóng nhanh, giành đường, vượt âu...,
Đồng thời cơ quan chức năng sẽ tăng cường lực lượng tuần tra, kiêm soát, tuyên truyên nâng cao ý thức người lái xe cũng như ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ.
Liên quan đến nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết qua các phân tích thì hạ tâng giao thông không phải nguyên nhân chủ yêu dân đên tai nạn, phân lớn tai nạn đêu xảy ra ở những con đường tôt. Tuy nhiên, hạ tâng giao thông cũng là môt điêm nghẽn cân khắc phục đê bảo đảm giao thông thông suôt, an toàn.
Thực hiên chỉ đạo của Chính phủ, Bô Giao thông vận tải đã triên khai nhiêu giải pháp đông bô, mạnh mẽ để đây nhanh tiên đô, chât lượng các công trình giao thông. Với các công trình đâu tư mới, Bộ rà soát các chủ thê tham gia như chủ đâu tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vân thiêt kê, nhà thâu, đơn vị thi công, đơn vị nào không đủ điêu kiên phải loại ra ngay.
Không có chuyện "phí chồng phí"
Nhiêu người dân khi liên hệ với chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" đã bày tỏ sẵn sàng chia sẻ với Nhà nước gánh nặng về đâu tư hạ tầng giao thông nhưng cũng bày tỏ bức xúc với hiên tượng phí chông phí, cụ thê là sau khi triên khai thu phí bảo trì đường bô, môt sô trạm thu phí mà Nhà nước đã nhượng quyên thu phí vân không được loại bỏ.
Người đứng đầu ngành Giao thông vận tải cho biết, việc thu phí bảo trì đường bộ được tiến hành theo Luât Giao thông đường bô. Theo Nghị định 18 của Chính phủ hướng dân nội dung này trong Luật Giao thông đường bộ, tât cả các trạm thu phí của Nhà nước phải dừng hoạt động. Trong số 57 trạm thu phí trên cả nước thì 19 trạm thu phí của Nhà nước đã dừng việc thu phí từ 1/1/2013. Còn với 4 trạm đã được Nhà nước đồng ý chuyên quyên sở hữu cho các nhà đâu tư tư nhân, Bô Giao thông vân tải, Bô Tài chính đang đàm phán với các nhà đâu tư, với doanh nghiệp đê nhà nước mua lại các trạn thu phí này.
Tuy nhiên, viêc đàm phán cân phải có thời gian và phải cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước, các cơ quan chức năng đang cô gắng hoàn thành việc này trong thời gian sớm nhất.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói rõ "không có chuyện phí chồng phí" bởi vì phí bảo trì đường bộ được dùng đê bảo trì các công trình đường bô được đâu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước, còn với các công trình BOT và được xây dựng bằng các nguôn vôn khác, các nhà đâu tư phải bỏ tiên ra đâu tư, bảo trì, sửa chữa.
Theo Dantri
Huy động tối đa mọi nguồn lực xây dựng hạ tầng giao thông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Bộ GTVT năm 2013 thực hiện "Năm kỷ cương, chất lượng, tiến độ công trình giao thông". Theo Phó Thủ tướng, trong năm 2012 vừa qua, công tác bảo đảm chất lượng công trình giao thông đã được chú trọng và cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hạ tầng...