Hà Nội thu ngân sách vượt dự toán gần 3% bất chấp đại dịch COVID-19
Mặc dù bị tác động bởi dịch COVID-19, thu ngân sách cả năm 2020 của TP.Hà Nội vẫn đạt 286.258 tỷ đồng, bằng 102,7% dự toán.
Năm 2020, trong bối cảnh tình hình sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế trên địa bàn. Đặc biệt, với sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, khai thác tốt những khoản thu bền vững, Hà Nội đã “cán đích” thu ngân sách cả năm đạt 286.258 tỷ đồng, bằng 102,7% dự toán, tăng 6% so với năm 2019.
Các cấp, các ngành cùng vào cuộc
Là trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch của Hà Nội, cơ cấu thu ngân sách quận Hoàn Kiếm chủ yếu từ thuế công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kinh tế của quận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, vào tháng 3-4, sau khi triển khai giãn cách xã hội, các hoạt động thương mại, du lịch trên địa bàn quận giảm rất sâu. Điều đó dẫn đến việc nhiều khả năng quận Hoàn Kiếm không hoàn thành được các chỉ tiêu TP giao, nhất là chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ làm việc với Cục Thuế Hà Nội.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, tính đến tháng 7/2020, tổng thu NSNN trên địa bàn quận mới đạt xấp xỉ 40%, trong đó, tỷ trọng về du lịch giảm đến 80% tại thời điểm đó; trong khi chỉ tiêu thu ngân sách năm 2020 mà TP giao là hơn 10 nghìn tỷ đồng – một số thu rất lớn đối với quận Hoàn Kiếm. Nói như vậy để thấy được bức tranh khó khăn ở giai đoạn 7 tháng đầu năm 2020.
Trước tình hình như vậy, ngay sau hội nghị giao ban công tác quý III/2020 do Thường trực Thành ủy chủ trì, quận Hoàn Kiếm đã tập trung triển khai các nhiệm vụ cụ thể, rà soát nguồn thu, triển khai các nhiệm vụ thu để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao. Với những giải pháp quyết liệt, năm 2020 quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế xã hội, đặc biệt, thu ngân sách trên địa bàn 10.530,819 tỷ đồng, đạt 105,1% dự toán Thành phố giao.
Tại quận Thanh Xuân, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Nguyễn Xuân Lưu cho biết, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2020 với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Tuy nhiên, bám sát chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, trực tiếp là đồng chí Bí thư Thành ủy và các đồng chí lãnh đạo Thành phố, UBND quận đã xây dựng 3 kịch bản thu – chi ngân sách nhà nước để ứng phó, giảm thiểu tác động của dịch, phục vụ chỉ đạo, điều hành, nên đến ngày 25/12/2020, thu ngân sách trên địa bàn quận đạt hơn 4.700 tỷ đồng, vượt 4% dự toán Thành phố giao.
Video đang HOT
Nhấn mạnh năm 2020 là một năm hết sức đặc biệt, không những Thủ đô, mà cả đất nước bị ảnh hưởng rất nặng nề của dịch COVID-19, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Mai Sơn chia sẻ, doanh nghiệp trong một số lĩnh vực phải tạm dừng hoạt động. Vì thế, công tác thu ngân sách gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh khó khăn trên, cùng với nỗ lực triển khai các giải pháp của Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo quyết liệt và định hướng kịp thời; các cấp, ngành của thành phố đã phối hợp chặt chẽ, vào cuộc nhanh chóng, đồng bộ và không thể không nhắc đến sự nỗ lực vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Đặc biệt, lấy mốc từ cuộc làm việc của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ với các cơ quan, đơn vị về các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2020 của Thành phố, diễn ra ngày 10/9/2020, công tác thu ngân sách có khởi sắc.
Có thể nói, qua chỉ đạo của thành phố, trực tiếp là sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ, các quận, huyện, thị xã, sở, ngành đã phối hợp chặt chẽ, tập trung cao độ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người nộp thuế.
Đồng thời, có sự thi đua tích cực của các quận, huyện, thị xã trong việc bám chặt nguồn thu, bởi trong bối cảnh dịch bệnh, bên cạnh doanh nghiệp khó khăn, có nhiều doanh nghiệp vươn lên được. Nhờ vậy, mặc dù khó khăn do tác động của dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế Thủ đô vẫn đạt 3,98% và gấp 1,4 lần cả nước; thu ngân sách đạt 286.258 tỷ đồng, bằng 102,7% dự toán, tăng 6% so với năm 2019 (chưa tính số giảm thu 3.930 tỷ đồng do chính sách giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn mới ban hành và áp dụng trong năm 2020 cho các đơn vị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19).
Chỉ đạo sát sao, điều hành quyết liệt
Tại buổi làm việc với Cục Thuế thành phố Hà Nội chiều 31/12/2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng trước công tác thu ngân sách năm 2020 của thành phố Hà Nội đã thắng lợi toàn diện, xuất sắc, trong đó có đóng góp quan trọng của ngành thuế. Đặc biệt, cả 30 quận, huyện, thị xã đều thu đạt dự toán khá cao; Một số thành tích ấn tượng nữa là cơ cấu thu bền vững (gần 93% là thu nội địa) và thu từ đấu giá sử dụng đất, thu từ đất cao hơn.
Người dân làm thủ tục thuế tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm.
Để đạt được kết quả trên, Bí thư Thành ủy cho rằng, trước tiên phải có sản xuất thì mới có thu.
” Năm nay, mặc dù ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 như vậy, nhưng kinh tế Thủ đô vẫn duy trì tăng trưởng, GRDP ước tính đạt 3,98% (cao gấp khoảng 1,4 lần so với cả nước). Lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù quý I/2020 tăng trưởng âm nhưng cả năm tăng 4,2%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,76%, riêng bán lẻ vẫn tăng trưởng 2 con số. Quận Hoàn Kiếm chủ yếu dựa vào dịch vụ, du lịch, năm 2020 dự toán Thành phố giao 10.021 tỷ, cuối năm đạt hơn 10.500 tỷ đồng,… Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, đầu tiên là tự sản xuất, mặc dù du lịch giảm khoảng 70-80%, thiệt hại du lịch khoảng 3,5 tỷ USD, nhưng bù lại chúng ta vẫn có những lĩnh vực tăng trưởng khá, đều, như vậy mới có cơ sở để thu thuế ” – Bí thư Thành ủy phân tích.
Đặc biệt, thành công trong công tác thu ngân sách năm 2020 là do cả hệ thống chính trị đã vào cuộc rất quyết liệt. Trực tiếp Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND Thành phố vào cuộc để đôn đốc công tác sản xuất kinh doanh và công tác thu nộp thuế; Dưới địa phương có những nơi Trưởng Ban chỉ đạo quản lý thu và đốc thu là bí thư quận ủy và bí thư huyện ủy.
Đặc biệt, từ sau cuộc làm việc của Thường trực Thành ủy với các cơ quan, đơn vị về các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội (10/9/2020), cứ 10 ngày Thành phố gửi một biểu mẫu gồm hai cột (tổng thu ngân sách và giải ngân đầu tư công), có thứ tự 30 quận huyện, để đơn vị nào thấy mình ở nhóm cuối thì tự phấn đấu cải thiện lên nhóm trên mà không phải đôn đốc, nhắc nhở…
Cùng với đó, ngay sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát tại Hà Nội, ngày 27/6, Thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị “Hà Nội 2020 – Hợp tác đầu tư và phát triển”. Đây được đánh giá là hội nghị xúc tiến đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Hà Nội và có thể trong thời điểm đó, trên thế giới không ai làm được và trong nước cũng vậy.
” Trong một ngày mà chúng ta đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn trên 400.000 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD). Tổng số dự án, số vốn tăng, tương ứng gấp 5 lần và 11 lần so với Hội nghị xúc tiến đầu tư 2016.
Đồng thời, ký kết 39 Biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28,6 tỷ USD…thế thì mới ra được sản xuất, mới ra được doanh nghiệp. Năm nay khó khăn như vậy nhưng chúng ta vẫn thành lập được 26.000 doanh nghiệp, đến nay trên địa bàn Thủ đô có 303.000 doanh nghiệp ” – Bí thư Thành ủy nói.
Đánh giá về những kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2020 trên địa bàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, việc Hà Nội đạt kết quả thu vượt dự toán có đóng góp rất quan trọng trong cân đối chung của thu ngân sách của cả nước. Để đạt được kết quả này là do có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền Hà Nội, trực tiếp là sự chỉ đạo của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và sự phối hợp tích cực của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý thu, cộng với sự nỗ lực trong việc quản lý thu, thanh kiểm tra, đôn đốc thu nộp các khoản nợ đọng; các giải pháp chống thất thu chuyển giá, làm tốt công tác tuyên truyền… của các cơ quan thu trên địa bàn Hà Nội.
Tặng thiết bị y tế dành cho sức khỏe sinh sản trong dịch Covid-19
Ngày 7-1, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cung cấp 64 máy theo dõi tim thai cùng trang phục bảo hộ cá nhân trị giá 300.000 đô-la Mỹ để hỗ trợ bảo đảm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục cho phụ nữ trong dịch Covid-19.
Ảnh: UNFPA.
Số thiết bị và vật tư y tế thiết yếu trên đã được bàn giao cho Bộ Y tế, và sẽ được dành cho các bệnh viện tuyến huyện được ưu tiên ở khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên, cũng như một số tỉnh miền trung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt lũ lụt vừa qua.
Kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp quyết liệt, chủ động kiểm soát dịch bệnh.
Tính đến ngày 6-1-2021, Việt Nam ghi nhận 1.505 ca mắc Covid-19, trong đó có 35 ca tử vong, 1.353 ca được điều trị khỏi.
Theo ước tính của một nghiên cứu mô phỏng gần đây của UNFPA, trong kịch bản xấu nhất, số ca tử vong mẹ trên toàn quốc sẽ tăng 65% vào năm 2020, tương đương với 443 ca tử vong tăng thêm. Điều này có thể thay đổi các thành tựu phát triển mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua và ảnh hưởng đến việc hoàn thành Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3 (SDG3).
Trên toàn cầu trong suốt năm 2020 và vào đầu năm vừa rồi tại Việt Nam, Covid-19 có thể làm quá tải hệ thống y tế. Phụ nữ mang thai có xu hướng hoãn hoặc hủy khám thai và các buổi khám liên quan đến thai sản do lo sợ lây nhiễm virus. Điều này có thể cản trở việc xác định các nguy cơ và biến chứng thai sản, dẫn đến những ca tử vong mẹ không đáng có.
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara nhận định, hoạt động ý nghĩa này bổ sung cho nỗ lực phòng, chống Covid-19 của Chính phủ, nhằm bảo đảm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục thiết yếu không bị gián đoạn. Ngay cả với một quốc gia thành công như Việt Nam, cuộc chiến phòng, chống Covid-19 vẫn chưa đi đến hồi kết. Đây chính là thời điểm cần chuẩn bị cho các cơ sở y tế và nhân viên y tế sẵn sàng bảo vệ phụ nữ mang thai.
PGS-TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính (Bộ Y tế), đánh giá cao những hỗ trợ của UNFPA và khẳng định: "Bảo vệ sức khỏe của tất cả người dân là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong thời kỳ dịch Covid-19, đặc biệt là phụ nữ mang thai tại vùng dân tộc thiểu số và vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Để phòng, chống Covid-19 một cách hiệu quả, việc bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế có ý nghĩa rất quan trọng".
UNFPA đang nỗ lực để bảo đảm duy trì việc cung ứng các phương tiện tránh thai hiện đại và hàng hóa phục vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, và các cán bộ hộ sinh và nhân viên y tế khác có thiết bị bảo hộ cá nhân để bảo vệ bản thân.
Tổ chức này cũng kêu gọi các đối tác cùng tham gia hỗ trợ ứng phó với dịch Covid-19, mua sắm và cung cấp vật tư thiết yếu cho những đối tượng dễ gặp rủi ro nhất, thí dụ như phụ nữ mang thai và phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới.
Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép Cơ quan chức năng phát hiện 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép từng đi qua quận Hoàng Mai vào sáng 7/1. Chiều 7/1, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hà Nội, đại diện UBND quận Hoàng Mai cho biết, cơ quan chức năng phát hiện 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép qua Quận vào...