Hà Nội: Thu giữ thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng nghi hàng giả ở chợ thuốc lớn nhất miền Bắc
Đội Quản lý thị trường số 12 ( Hà Nội) vừa tiến hành kiểm tra và đã tạm thu giữ số lượng không nhỏ thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Trung tâm phân phối dược phẩm và TTBYT Hapu (Thanh Xuân, Hà Nội) vì nghi là hàng nhái, hàng giả.
Thời điểm cuối năm, vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường đang có diễn biến hết sức phức tạp, ở nhiều lĩnh lực khác nhau, trong đó có mặt hàng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Mới đây nhất, ngày 2/12, Đội Quản lý thị trường số 12 (Hà Nội) vừa tiến hành kiểm tra và đã tạm thu giữ số lượng không nhỏ thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Trung tâm phân phối dược phẩm và TTBYT Hapu (Thanh Xuân, Hà Nội) vì nghi là hàng nhái, hàng giả.
Cán bộ quản lý thị trường làm việc và thu giữ sản phẩm nghi là hàng nhái tại Trung tâm phân phối dược phẩm và TTBYT Hapu để làm rõ.
Một cán bộ Đội Quản lý thị trường số 12 cho biết, ngay sau khi nhận được đơn trình báo về việc một công ty đang kinh doanh, buôn bán tại Trung tâm phân phối dược phẩm và TTBYT nghi phân phối hàng giả bảo vệ sức khỏe, đã tiến hành kiểm tra đột xuất.
“Quá trình kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện và thu giữ sản phẩm bị “tố” là hàng nhái, hàng giả. Hiện số lượng thực phẩm bảo vệ sức khỏe này đã bị thu giữ, chúng tôi sẽ phối hợp cùng với Cục Sở hữu trí tuệ để xác minh làm rõ. Nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật”, vị cán bộ này cho hay.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại. Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa.
Hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính như làm mất uy tín của doanh nghiệp, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm chính hãng.
Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng chính hãng mà hàng giả, hàng nhái khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu…
Lãnh đạo một công ty phân phối độc quyền các sản ph ẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang thương hiệu hàng đầu của Đức tại Việt Nam cho biết, cá nhân ông rất lo lắng trước tình trạng hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng kém trôi nổi trên thị trường.
“Sản phẩm độc quyền công ty tôi phân phối đã và đang bị làm giả, làm nhái xuất hiện trên thị trường nên tôi rất hiểu những tác động mà công ty phải gánh chịu. Các mặt hàng làm nhái rất tinh vi. Ví dụ có sản phẩm làm nhái theo hình ảnh biểu tượng hai trái tim – hình ảnh đã được bảo hộ độc quyền của nhà sản xuất, rất dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Trường hợp người tiêu dùng không phát hiện ra, mua phải hàng nhái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và cả uy tín của công ty, thương hiệu”, vị lãnh đạo này lo lắng.
Từ những thực tế đã trải qua, vị lãnh đạo công ty trên đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, cơ quan truyền thông báo chí có biện pháp tuyên truyền nhằm lên án những hành vi thương mại không lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp cũng như bảo vệ người tiêu dùng.
Đột kích kho nước hoa hàng hiệu "khủng" có dấu hiệu hàng giả của ông chủ 8X
Ập vào kho nước hoa tại quận Tây Hồ, Hà Nội từ chiều 30/6, lực lượng quản lý thị trường phải kiểm đếm xuyên đêm đến sáng 1/7 mới hết được số lượng hàng hóa vi phạm.
Kho nước hoa "khủng" có dấu hiệu là hàng giả.
Sau gần 2 tháng trinh sát, chiều tối 30/6, Đội quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp phía Công an Hà Nội ập vào một kho hàng chứa trữ sản phẩm mỹ phẩm, chủ yếu là nước hoa.
Kho hàng này nằm tại Kho số 4 trong khuôn viên công ty xây dựng Hà Nội, có địa chỉ tại 76 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chủ kho hàng là H.Q.P, sinh năm 1989.
Kiểm đếm thực tế tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 11.821 sản phẩm nước hoa, kem dưỡng da, đắp mặt, xịt mùi cơ thể, nước tẩy trang các loại có nhãn hiệu do nước ngoài sản xuất chủ yếu là Dior, Chanel, Gucci, Valentino, Louis Vuitton...
Các sản phẩm thu giữ là những chai nước hoa mang thương hiệu nổi tiếng nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng không xuất trình được bất cứ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của kho hàng hóa. Toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm sở hữu công nghiệp, hàng giả.
Theo ông Nguyễn Thế Sơn, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 9, trước đó, đội đã thực hiện nhiệm vụ nắm bắt thị trường, xác định một cửa hàng nhỏ, trưng bày và bán mỹ phẩm, nước hoa với các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại An Dương, quận Tây Hồ. Tuy nhiên, nhận thấy đây chưa phải là địa điểm duy nhất kinh doanh nên tiếp tục trinh sát và phát hiện kho chứa trữ hàng hóa nằm trong khuôn viên công ty xây dựng Hà Nội.
Lực lượng chức năng thực hiện kiểm đếm hàng hóa vi phạm.
"Kho hàng mới được vận chuyển về. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đa phần hàng hóa tại đây chưa được vận chuyển để tiêu thụ. Phần lớn sản phẩm của cửa hàng và kho hàng hóa đều được giao dịch, mua bán trên các nền tảng thương mại điện tử", ông Sơn cho hay.
Cũng theo vị này, sau khi kiểm kê, phân loại sản phẩm, phía cơ quan quản lý thị trường sẽ mời đại diện chủ thể quyền các nhãn hiệu đến để xác định chất lượng sản phẩm, định giá hàng hóa vi phạm.
"Nếu đủ yếu tố khởi tố hình sự, chúng tôi sẽ chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan Công an để tiếp tục điều tra, xử lý", ông Nguyễn Thế Sơn cho biết.
Truy tố kẻ 'ngáo đá' giết NSƯT Vũ Mạnh Dũng ở Hà Nội VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Dương Quang Bình (SN 1977, ở quận Hoàn Kiếm) vì tội Giết người. Theo cáo trạng, Bình là đối tượng nghiện ma túy, nghiện rượu. Khoảng 18h ngày 18/2/2020, anh ta đến quán ăn của anh Tống Văn Thành, ở đường Bạch Đằng mua 500ml rượu táo mèo. Đến khoảng...