Hà Nội thông tin về việc chi 29 tỷ làm sạch nước hồ Hoàn Kiếm
Ông Võ Tiến Hùng – Tổng giám đốc (TGĐ) Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, từ 1.12.2017- 7.2.2018, đơn vị sẽ tiến hành cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm, với tổng kinh phí dự kiến 29 tỷ đồng.
Chiều 28.11, tại Hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Võ Tiến Hùng – TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã báo cáo về việc triển khai phương án cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm.
Ông Võ Tiến Hùng – TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (đứng) phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội chủ trì chiều 28.11.2017.
Theo TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hiện nay, hồ Hoàn Kiến bị ô nhiễm môi trường quá nặng, lượng bùn trung bình khoảng 60-70cm, có nơi lên đến hơn 1m khiến mực nước hồ đang ở mức nông. Đặc biệt, môi trường axit cao, độ PH ở mức báo động, không đảm bảo hệ sinh thái tảo lục sinh sống, phát triển,…
Do đó, sau khi được UBND TP.Hà Nội chấp thuận việc nạo vét Hồ Hoàn Kiếm bằng phương pháp thủ công, công ty đã triển khai các phương án cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm.
Trước khi thi công nạo vét, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội phối hợp với Tiểu đoàn 554 – Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ để dò tìm, xử lý hết các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên mặt bằng hồ.
Video đang HOT
Qua khảo sát, hệ sinh thái thủy vực hồ Hoàn Kiếm bao gồm thực vật nổi, động vật nổi, thực vật thủy sinh, vi sinh vật, động vật không xương sống, cá. Mật độ vi khuẩn nhóm Coliform, E. Coli rất cao. Hồ có 59 loài vi tảo, chiếm ưu thế là vi khuẩn lam với 23 loài, thành phần động vật nổi có số lượng loài thấp, không phát hiện loài vi tảo đặc hữu hay quý hiếm trong thời gian khảo sát.
Để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên, đơn vị thi công phân 3 vùng (với khoảng 32.500m2 mỗi vùng) và triển khai nạo vét trong thời gian dài, giúp ổn định lại đường bờ và hệ sinh thái được thích nghi dần với sự thay đổi cấu trúc đáy hồ.
Tất cả các hoạt động nạo vét chỉ được diễn ra trong ranh giới vùng thi công. Hệ thủy sinh được dùng lướt dồn vào vị trí riêng biệt cách xa khu vực thi công. Lưới để dồn hệ thủy sinh bao gồm lưới quây và lưới kéo kích thước mắt lưới 4×4mm, chiều cao 2,5m, phía trên có giềng phao, phía dưới có giềng chì và lưới thoát bùn cao 30cm.
Hiện tại, môi trường axit của hồ Hoàn Kiếm rất cao, tảo độc chiếm 95%.
Theo ông Võ Tiến Hùng, công ty và đơn vị thi công sẽ huy động gần 100 phương tiện như máy gầu xúc, phà nhỏ, xe bơm, xe téc, thùng phuy, xe chở rác, thuyền thu gom… và cả trăm công nhân.
Trong quá trình thi công, các đơn vị sử dụng máy xúc đứng trên phà nhỏ xúc bùn lên phễu chứa của xe bơm bùn công suất 80m3/h, ống dẫn bùn nằm trên các phương tiện nổi để dẫn vào bờ. Các công nhân bơm bùn từ xe bơm lên xe téc và vận chuyển đi đổ.
Theo kế hoạch, tổng khối lượng nạo vét ở hồ Hoàn Kiếm là 57.400m3, mỗi ngày khoảng trên 800m3 bùn đất, diện tích khu vực nạo vét bùn là 9,7ha. Việc thi công nạo vét được thực hiện từ 1.12 đến 7.2.2018, từ 21h đến 5h sáng mỗi ngày (thứ Hai đến thứ Năm) và từ 24h đến 5h sáng hôm sau (thứ Sáu đến Chủ nhật). Tổng kinh phí dự kiến là 29 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách để thực hiện.
Sau khi nạo vét, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng nước để có phương án xử lý, duy trì chất lượng nước hồ bằng chế phẩm Redoxy – 3C.
Bên cạnh đó, để bổ cấp nước cho hồ Hoàn Kiếm, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội khoan giếng sâu khoảng 70m tại phố Hàng Khay để bổ cấp nước cho Hồ Hoàn Kiếm.
“Trong quá trình nạo vét, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cố gắng không để ảnh hưởng quá nhiều đến hệ sinh thái, giữ được màu xanh trong của nước trong hồ. Chúng tôi kỳ vọng các thông số về nguồn nước sẽ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường, một số nhóm chính thuộc hệ sinh thái thủy sinh như tảo, động vật phù du phát triển bình thường” – ông Hùng nhấn mạnh.
Trước câu hỏi của báo chí rằng, việc nạo vét, cải tạo hồ Hoàn Kiếm có ảnh hưởng đến những “cụ rùa” đang sinh sống trong hồ, ông Hùng thông tin, “cụ rùa” cuối cùng tại hồ Hoàn Kiếm đã qua đời. Trong quá trình trình khảo sát và tiến hành vây lưới vừa qua không phát hiện “cụ rùa” nào. Nếu trong quá trình triển khai cải tạo môi trường nước, nạo vét bùn phát hiện, công ty sẽ phối hợp với cơ quan chức năng xử lý.
Theo Danviet
TP.HCM sắp khởi công dự án vệ sinh môi trường hơn nửa tỷ USD
Dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 2 sẽ xử lý nước thải sinh hoạt lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và quận 2 có tổng kinh phí hơn 500 triệu USD.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã xanh, sạch đẹp khi giai đoạn 1 dự án cải tạo dòng kênh hoàn thành và đi vào hoạt động.
Ngày 22.2, ông Vương Hải Long, Trưởng Ban Quản lý đầu tư dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2 cho biết, theo kế hoạch thì ngày 24.2 tới, đơn vị sẽ tổ chức khởi công gói thầu "thi công tuyến cống bao" thuộc giai đoạn 2 dự án Vệ sinh môi trường TP.
Theo ông Long thì đây là một hạng mục quan trọng của dự án Vệ sinh môi trường, giai đoạn 2 nhằm kết nối với tuyến cống lưu vực kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè thuộc giai đoạn 1 đã thi công xong trước đó.
"Khi thi công xong cống bao, nhà máy thì nước thải lưu vực kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè sẽ không còn tình trạng xả trực tiếp ra môi trường nữa. Nước thải sau khi được xử lý tại nhà máy đạt quy chuẩn loại A rồi mới thải ra sông Sài Gòn. Do vậy dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn và lưu vực sông Đồng Nai", ông Long nói.
Cũng theo ông Long, tổng kinh phí thực hiện dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 2 hơn là 500 triệu USD (tương đương hơn khoảng 11.000 tỉ đồng) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Trong đó, vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) 450 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của TP.HCM.
Theo quyết định của UBND TP.HCM, dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 2 gồm nhiều hợp phần như tuyến cống bao dẫn nước thải từ giếng Bờ Đông đến nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè tại quận 2 (8 km); nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè công suất 480.000 m3/ngày...
Trước đó, dự án cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, cũng do WB tài trợ đã hoàn thành vào tháng 8.2012. Dự án này đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường cho 1,2 triệu dân ở các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp. Đã có hơn 7.000 hộ dân phải di dời phục vụ cho dự án.
Theo Dantri
Bơm nước giếng vào hồ Hoàn Kiếm? Công ty Thoát nước Hà Nội đề xuất dùng nước giếng khoan bổ cập cho hồ Hoàn Kiếm sau khi cải tạo. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, việc này cần phải cẩn trọng vì có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đặc biệt là màu nước xanh đặc trưng ở hồ. Ngày 15/2/2017, Công ty Thoát nước Hà Nội...