Hà Nội thiếu máu trầm trọng đợt Tết Nguyên đán
Tại viện huyết học truyền máu Trung ương, thông thường nhóm máu A phải đạt 20% tổng lượng máu lưu trữ và phân phối, nhưng tại Viện có những ngày lượng máu xuống dưới 4%, tức là chưa đạt 1/5 nhu cầu.
Vào những ngày đầu năm mới 2015, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều bệnh viện đang xảy ra tình trạng thiếu máu trầm trọng. Những người bệnh thuộc nhóm máu A và nhóm O đang phải nằm chờ dài qua nhiều ngày để được truyền máu.
Một số bệnh viên lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện huyết học – Truyền máu Trung ương… trong giai đoạn gần Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng máu trong điều trị bệnh của các viện tăng lên do các bệnh về đông máu, thiếu hụt các yếu tố đông máu xảy ra nhiều hơn. Các bệnh nhân bị chấn thương, mổ tim, ghép tế bào gốc tạo máu cần rất nhiều chế phẩm máu, đặc biệt là khối tiểu cầu. Trong khi đó, nguồn cung cấp máu đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Thạc sỹ Phạm Tuấn Dương, Phó viện trưởng Viện huyết học – Truyền máu Trung ương.
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, Thạc sỹ Phạm Tuấn Dương, Phó viện trưởng Viện huyết học – Truyền máu Trung ương chia sẻ: “Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, việc thiếu máu chữa trị đang là tình trạng báo động tại Viện huyết học cũng như nhiều bệnh viện khác”.
Cụ thể, từ sau dịp Tết Dương lịch đến nay, Viện đã rơi vào tình trạng khan hiếm máu dự trữ cho người bệnh.
Vị đại diện Viện huyết học cho hay: “Mỗi ngày Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần 1.200 – 1.500 đơn vị máu phục vụ cho nhu cầu điều trị, cấp cứu tại hơn 120 bệnh viện khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ cung cấp được 100 – 200 đơn vị máu lấy từ lượng máu dự trữ cho các bệnh viện. Những ngày giáp tết Nguyên đán, số lượng người hiến máu giảm mạnh, trong khi nhi cầu người bệnh lại có phần tăng hơn”.
Theo ông Dương, thông thường nhóm máu A phải đạt 20% tổng lượng máu lưu trữ và phân phối, nhưng tại Viện có những ngày chỉ dưới 4%. Đặc biệt ngày 5/1, máu nhóm A không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Video đang HOT
Hiện nay, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cũng như các cơ sở điều trị và nhiều Trung tâm truyền máu khác đang trong tình trạng thiếu máu trầm trọng, trong đó, lượng máu nhóm A và O khan hiếm ở mức báo động.
Theo tổng hợp từ các bệnh viện gửi về Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, nhu cầu về lượng máu A và máu O cho điều trị từ dịp Tết Dương lịch tới Tết Nguyên đán cần có 5.000 đơn vị máu nhóm A và 8.000 đơn vị máu nhóm O, trung bình mỗi ngày các bệnh viện cần từ 80-100 đơn vị máu nhóm A và 120-150 đơn vị nhóm O.
Trong dịp Tết Nguyên đán, lượng người hiến máu đang giảm dần.
Với nhu cầu lớn như vậy, trong khi lượng máu dự trữ tại các viện lại đang thiếu hụt, chắc chắn tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến việc điều trị cho những bệnh nhân cần máu.
Phó Viện trưởng Viện huyết học – Truyền máu Trung ương bày tỏ lo ngại nếu tình trạng khan hiếm máu tiếp tục diễn ra thì những tuần tới sẽ không cung cấp đủ máu cứu chữa cho bệnh nhân ở các bệnh viện.
Ông Dương kêu gọi mọi người dân cùng chung tay giúp đỡ, nếu có đủ sức khỏe thì nên hiến máu ngay để khắc phục tình trạng thiếu máu.
Viện huyết học Trung ương kêu gọi người dân tích cực tham gia hiến máu cứu người.
Về phần mình, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đang rất nỗ lực để rút ngắn thời gian, triển khai nhanh các công việc để có lượng máu đáp ứng nhu cầu điều trị. Trước tiên kêu gọi lực lượng hiến máu dự bị (những người đã từng hiến máu và biết được nhóm máu của mình) tham gia hiến máu.
Để khắc phục tình trạng thiếu máu, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương liên tục mở những ngày hội hiến máu, vận động người nhóm máu A và nhóm máu O hiến máu từ 7h30 sáng đến 20h (cả thứ Bảy và Chủ nhật). Người dân đăng ký hiến máu có thể liên hệ tới số điện thoại: (04) 38686008 – 0982 666 028.
Theo NTD
Ghép thành công tế bào gốc máu dây rốn cộng...
Bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương là chị H. T. T. L (28 tuổi), quê Quảng Bình, được chẩn đoán là bị Leucemie (bệnh máu trắng).
Tế bào gốc được lấy ra khỏi nơi lưu trữ, rã đông và truyền cho bệnh nhân. Ảnh: Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương
Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, trong hơn 700 mẫu tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đang được lưu trữ tại Viện, đã có 1 mẫu được dùng để ghép cho bệnh nhân bị ung thư máu.
Và bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng là chị H. T. T. L (28 tuổi), quê Quảng Bình, được chẩn đoán là bị Leucemie (bệnh máu trắng) cấp dòng tủy (M5A).
Bệnh nhân L. phát hiện bệnh này từ tháng 9/2014, sau đó được điều trị 2 đợt hóa chất tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và đạt lui bệnh hoàn toàn. Nhưng, do bệnh nhân L. thuộc nhóm tiên lượng xấu, nên yêu cầu điều trị ghép tế bào gốc là phương án tối ưu nhất hiện nay để cứu sống bệnh nhân.
Sau khi xem xét các điều kiện, ê kíp bác sỹ của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã quyết định điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc cho bệnh nhân và nguồn tế bào gốc sẽ được lấy từ người em trai ruột của chị L.
Tuy nhiên, khi tiến hành xét nghiệm tủy từ người em ruột thì lại không phù hợp, nên không thể cho bệnh nhân tế bào gốc được. Vì vậy, các bác sỹ của Viện đã phải tìm trong 700 mẫu máu dây rốn cộng đồng đang lưu trữ tại viện và tìm ra được một mẫu phù hợp HLA với bệnh nhân và đủ số lượng tế bào gốc để tiến hành ca ghép.
Sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã thực hiện ca ghép cho bệnh nhân L. bằng mẫu tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng này.
Ca ghép được tiến hành khá thuận lợi vào sáng 30/12/2014. Bệnh nhân sau ghép sức khỏe ổn định và đang được theo dõi nghiêm ngặt trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.
TS. Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm tế bào gốc của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, Viện đã thực hiện trên 140 ca ghép tế bào gốc (bao gồm cả tự thân và đồng loại), nhưng ca ghép này đặc biệt ở chỗ, đây là bệnh nhân đầu tiên được tiến hành ghép đồng loại nhưng không cùng huyết thống, mà được sử dụng nguồn tế bào gốc từ máu dây rốn trong cộng đồng.
Điều này đã mở ra cơ hội và hi vọng mới trong điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc cho bệnh nhân bị bệnh máu ác tính có chỉ định ghép nhưng lại không cho anh chị em ruột cho tế bào gốc.
Tế bào gốc máu cuống rốn được xem là bảo hiểm sinh học cho đứa trẻ. Vì một đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên không thể biết sẽ mắc những bệnh gì. Nếu không may trẻ mắc bệnh, có thể do bệnh lý, do di truyền, hay tác động bởi môi trường, đặc biệt là các bệnh ác tính liên quan đến máu, hệ miễn dịch,... thì tế bào gốc này sẽ cứu các em.
Ngoài ra, những người thân trong gia đình, hoặc người khác khi bị những bệnh đều có thể dùng tế bào gốc để điều trị, nhưng phải có HLA phù hợp (tỷ lệ 1/10.000).
Phó Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương Bạch Quốc Khánh cho biết: "Ghép tế bào gốc máu dây rốn đỡ phức tạp hơn ghép tế bào gốc máu khác. Cộng đồng người Việt khá đồng nhất về di truyền, nên việc xây dựng và phát triển ngân hàng này sẽ tăng cơ hội cho những bệnh nhân có chỉ định ghép tế bào gốc".
Theo NTD
Tân Đại sứ Mỹ hiến máu góp quà Tết cho cộng đồng Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius sáng nay 15/1 đã tham gia hiến máu trong khuôn khổ một hoạt động nhân đạo đầy ý nghĩa do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương phối hợp tổ chức như một món quà cho cộng đồng khi kỳ nghỉ Tết đang đến gần. Đại sứ...