Hà Nội thiếu hơn 3.400 trụ nước chữa cháy, Sở Xây dựng bị phê bình
Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa trực tiếp phê bình Sở Xây dựng vì không lắp đặt kịp thời 3.477 trụ nước chữa cháy còn thiếu trên địa bàn thành phố.
Ngày 3/4, UBND TP Hà Nội đã tổ chức họp kiểm điểm tình hình PCCC trên địa bàn thành phố. Phát biểu tại cuộc họp, Thượng tá Bùi Quang Việt – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH ( Bộ Công an) cho biết, cách đây hơn 1 năm trên địa bàn TP hiện thiếu 4.000 trụ nước cứu hỏa, trong đó có 300 trụ không lấy được nước. Theo ông Việt, đến nay những tồn tại này chưa được khắc phục triệt để.
“Khi chữa cháy mà không có nước thì rất nguy hiểm. Do vậy, tôi mong muốn thành phố quan tâm khắc phục tình trạng này. Làm sao khi xảy ra cháy nổ phải đảm bảo nước để chữa cháy”, Thượng tá Bùi Quang Việt nêu.
Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Về vấn đề trên, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định – Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết, dù có đầu tư mới, khắc phục hư hỏng nhưng các trụ nước cứu hỏa vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo ông Định, ngoài những vấn đề liên quan đến trụ nước cứu hỏa, thì nguồn nước cấp cũng còn nhiều bất cập, bởi ngay cả nước sinh hoạt nhiều nơi cũng còn thiếu.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cũng nghiêm khắc phê bình Sở Xây dựng Hà Nội về việc 6 tháng cuối năm 2017 và quý I/2018 đã không lắp đặt trụ nước chữa cháy, trong khi thành phố còn thiếu 3.477 trụ và cần ngay 570 trụ nước.
“Khi xảy ra sự cố, xe cứu hỏa đến chỉ bơm nước dập lửa được một lần khoảng 4-5 m3 là hết. Sau khi hết thì phải đưa xe chạy ra chỗ gần nhất hết hút nước vào dập lửa tiếp chứ, chẳng nhẽ chạy ra tận hồ ao”, ông Nguyễn Văn Sửu nói.
Video đang HOT
Đối với 29/79 chung cư chưa hoàn thành khắc phục PCCC, ông Nguyễn Văn Sửu chỉ đạo tiếp tục xử lý xong trước ngày 30/4 đối với 14 công trình có thể khắc phục được. Sau thời gian này, yêu cầu Công an và Cảnh sát PCCC thành phố chuyển một số chủ đầu tư chây ì vi phạm để UBND TP xem xét đề nghị khởi tố điều tra, xử lý đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Nhiều trụ nước cứu hỏa trên địa bàn TP Hà Nội không phát huy tác dụng (Ảnh: Toàn Vũ)
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cũng đề xuất phương án, chỉ đạo Công an và Cảnh sát PCCC TP xây dựng công văn gửi Bộ Công an, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ về vấn đề ngoài các tiêu chuẩn quy chuẩn, tất cả các công trình cao tầng tại thành phố phải làm cầu thang sắt ngoài trời để bảo đảm cho người dân thoát nạn.
3 công trình còn đang chây ì, không thực hiện khắc phục gồm: chung cư CT4 Văn Khê (tại khu đô thị Văn Khê, Hà Đông) do Công ty CP Sông Đà là chủ đầu tư; chung cư CT5 A, B Văn Khê và chung cư CT6 Văn Khê (khu đô thị Văn Khê, của công ty CP Hà Châu OSC làm chủ đầu tư. Với 3 công trình này, Sở Cảnh sát PCCC đã tập trung thu thập tài liệu hồ sơ, chuyển cơ quan điều tra CATP Hà Nội thụ lý.
Quang Phong
Theo Dantri
Sở Xây dựng Hà Nội lý giải việc đá vỉa hè "bền vững 70 năm" bị vỡ nát
Tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 21/11, ông Trần Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - đã thông tin về việc đá tự nhiên có tuổi thọ 70 năm mới lát trên nhiều vỉa hè tuyến phố Hà Nội nhưng đã nhanh chóng xuống cấp.
Đá tự nhiên lát vỉa hè mới lát đã nứt vỡ.
Trước đó, nhằm sắp xếp lại vỉa hè, lòng đường thống nhất ở 12 quận từ nay đến năm 2020, nhiều tuyến phố ở Hà Nội đã và đang triển khai lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên thay vì gạch như trước đây. Tuy nhiên sau một thời gian đi vào sử dụng, những viên đá tự nhiên được "quảng cáo" là bền vững 70 năm đã... vỡ nát.
Theo ông Trần Việt Trung, thành phố có chủ trương lát đá vỉa hè trên các tuyến phố để thực hiện năm kỷ cương hành chính trật tự văn minh đô thị. Căn cứ vào chủ trương này, một số quận huyện đang triển khai thực hiện.
Lý giải về việc đá tự nhiên được "quảng cáo" có tuổi thọ 70 năm nhưng đã nhanh chóng bị vỡ nát, hư hỏng sau vài tháng được lát, ông Trung cho rằng, lát đá trên vỉa hè còn phụ thuộc vào lớp bê tông phía dưới.
"Do dưới lớp đá lát tự nhiên là lớp bê tông, nhiều khi lớp bê tông còn liên quan tới trạm điện, gốc cây trên vỉa hè. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng lớp đá. Chất lượng lát đá vỉa hè có đảm bảo hay không thì phụ thuộc vào lớp bê tông này", ông Trung lý giải.
Lớp đá bong tróc, xô lệch và vỡ nát.
Cũng theo ông Trung, việc nhiều tuyến phố dù gạch cũ vẫn còn tốt nhưng lại bị cạy lên để lát đá tự nhiên là có thể do nhiều quận huyện đang hiểu sai ý kiến chỉ đạo nên đã lát đá tự nhiên thay vào lớp gạch cũ trên vỉa hè.
Ngay sau đó, Sở Xây dựng đã kiểm tra và đánh giá về chất lượng, có phần cần chấn chỉnh, ví dụ trên tuyến Bà Triệu, Nguyễn Đình Chiểu kéo dài, các chủ đầu tư đã khắc phục ngay.
Sở Xây dựng cũng đã tham mưu TP yêu cầu rà soát, không lát ở các tuyến đường vỉa hè còn tốt, chỉ lát ở các tuyến đã xuống cấp.
Ông Trung cũng thông tin thêm, nhiều vị trí quanh gốc cây, các trạm điện, các bốt điện làm không đẹp, không đảm bảo mỹ quan, chất lượng. Có đơn vị làm quá gần các gốc cây, cắt rễ cây nhiều, ảnh hưởng đến cây xanh.
"Từ những việc như vậy chúng tôi cũng thực hiện kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Hiện nay đang chấn chỉnh lại công tác này", ông Trung khẳng định.
Trước câu hỏi thành phố chi bao nhiêu tiền cho việc lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng từ chối trả lời và cho biết "xin phép về tập hợp lại và sẽ thông tin sau".
Trần Thanh
Theo Dantri
Hà Nội: Đề nghị "cấm cửa" nhà thầu để cây chết khô Đoạn đường dài 3km, hàng loạt cây mới trồng chết khô, Sở Xây dựng đề nghị không cho nhà thầu tham gia thêm dự án trồng cây xanh trên địa bàn thành phố. Nhiều cây chết khô trên đường Nguyễn Xiển, Hà Nội Thời gian gần đây, hàng loạt cây mới trồng trên đường Nguyễn Xiển tiếp tục chết khô, nhiều cây mất...