Hà Nội thí điểm cho buýt thường đi vào làn buýt nhanh BRT
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã đồng ý cho xe buýt thường chạy thí điểm vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT.
Ngày 28/4, tại phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội, Sở GTVT đã đề xuất việc mở rộng thêm một số phương tiện được đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT tuyến Kim Mã – Yên Nghĩa như xe cứu thương, các loại xe ưu tiên.
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở GTVT Hà Nội cùng Tổng Công ty vận tải thí điểm cho các loại xe buýt thường đi vào tuyến BRT, trong 6 tháng.
Xe buýt thường lấn đường buýt nhanh (Ảnh: Minh Thanh)
Tuyến xe buýt nhanh BRT 01 (Yên Nghĩa – Kim Mã), được vận hành từ đầu năm 2017, chạy trên tuyến đường dành riêng có chiều dài 14,77 km, sử dụng 26 xe. Dọc tuyến có 21 nhà chờ và 2 điểm đầu cuối, hoạt động trong làn đường dành riêng.
Báo cáo kết quả vận hành 3 tháng tuyến BRT 01, Sở GTVT Hà Nội cho biết, sản lượng bình quân đạt 41 hành khách/lượt, 13.603 hành khách/ngày.
Video đang HOT
Trong giai đoạn sử dụng vé miễn phí (từ ngày 1/1 đến ngày 5/2/2017 tức 36 ngày), buýt nhanh BRT vận chuyển đạt 432.630 hành khách, trong đó hành khách vé lượt là 389.400 người, hành khách sử dụng vé tháng là 43.190 người.
Giai đoạn chính thức thu tiền vé (từ ngày 6/2 – 31/3), xe buýt nhanh vận chuyển đạt 791.625 hành khách, trong đó hành khách vé lượt là 388.864 người, hành khách sử dụng vé tháng là 452.761 người.
Sở GTVT Hà Nội đánh giá, tuyến BRT vẫn đang tiếp tục thu hút thêm hành khách sử dụng, đặc biệt nhóm đối tượng có nhu cầu đi lại thường xuyên (vé tháng) có chiều hướng tăng.
Quang Phong
Theo Dantri
Xe buýt nhanh nhanh hơn buýt thường 5-10 phút
Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian chạy toàn tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội (14,77 km) hết khoảng 45 phút. Quá trình chạy thử nghiệm cho thấy, xe buýt BRT nhanh hơn xe buýt thường từ 5-10 phút/lượt.
Ngày 19/12, Sở GTVT Hà Nội đã thông tin giới thiệu tuyến xe buýt Hà Nội BRT (từ bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã) và phương án tổ chức giao thông và phương án vận hành trên tuyến.
Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Hoàn Hải - Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, thời gian chạy hết 14,77 km của tuyến buýt nhanh là khoảng 45 phút. Quá trình chạy thử, ông Hải cho biết, xe buýt chạy với vận tốc 19,6 km/h.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện khẳng định buýt nhanh BRT đảm bảo hiệu quả
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải xe buýt nhanh được ưu tiên và có nhiều thuận lợi hơn xe buýt thường nên sẽ đảm bảo tốc độ, cũng như thời gian vận hành. "Thông qua việc tổ chức giao thông và đặc biệt xe có một làn chạy ưu tiên... nên sẽ đảm bảo được tốc độ cũng như thời gian vận hành toàn tuyến", ông Hải nói.
Tại buổi họp, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện khẳng định chắc chắn xe buýt BRT sẽ chạy nhanh hơn buýt thường trên tuyến này từ 5-10 phút/lượt. Lý do ông Viện tin vào điều này vì xe buýt nhanh có làn đường dành riêng; Toàn bộ lộ trình xe buýt không phải ra vào các trạm để đón, trả khách; Chất lượng xe BRT cũng tốt hơn buýt thường.
Ông Viện cũng khẳng định, xe buýt BRT đảm bảo hiệu quả như dự kiến ban đầu. "Đây là tuyến rất đông đúc và thường xuyên ùn tắc bởi phương tiện giao thông cá nhân rất lớn. Để giải quyết tình trạng này, chúng ta phải thay thế bằng phương tiện giao thông công cộng. Chính vì thế, khi có tuyến BRT, tôi tin rằng trong tương lai lượng phương tiện giao thông cá nhân trên tuyến chắc chắn sẽ giảm đi", ông Viện giải thích.
Tại buổi họp, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng nêu ra những lý do khiến tuyến BRT đầu tiên của Hà Nội chậm tiến độ. Cụ thể, theo ông Viện, đây là dự án đầu tiên của Việt Nam, nhiều tiêu chuẩn định mức kỹ thuật trong quá trình xây dựng phải đề xuất điều chỉnh nên mất rất nhiều thời gian.
Xe buýt nhanh BRT chạy thử ngoài đường
"Dù tư vấn nước ngoài rất tích cực tư vấn cho dự án này, nhưng nhiều tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của tuyến BRT chúng ta không có, thế nên trong quá trình làm và xây dựng chúng tôi phải trình các Bộ ngành điều chỉnh", ông Vũ Văn Viện nêu lý do dự án chậm tiến độ.
Theo ông Viện dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ bằng nguồn vốn ODA, nên thực hiện quy trình đấu thầu quốc tế rất chặt chẽ, trong quá trình đó đòi hỏi thời gian rất dài. Ngoài ra, quá trình triển khai dự án trên tuyến giao thông đông đúc, lại có nhiều điểm trùng với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nên Hà Nội phải đợi Bộ GTVT làm trước.
"Dù dự án chậm hơn nhưng phần việc đều được triển khai theo đúng dự toán, nên dự án không vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt", Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện khẳng định.
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội trải nghiệm xe buýt nhanh trong ngày đầu khai trương Trong buổi khai trương ngày cuối cùng của năm 2016, hơn 20 chiếc xe buýt nhanh BRT đã lăn bánh trên làn đường thông thoáng, đảm bảo đúng thời gian, lịch trình từ Kim Mã xuống Yên Nghĩa và được rất đông hành khách đón nhận. Sáng nay, Hà Nội chính thức khai trương tuyến xe buýt nhanh BRT từ Kim Mã đi...