Hà Nội thêm nhiều tượng đài “để ai ngắm”?
“Nhiều nơi làm tượng đài chẳng có ai ngắm, giao thông không tấp nập, không gian chật hẹp lại dựng tượng đài là kỳ lạ”, Kiến trúc sư Phạm Ngọc Thảo bày tỏ.
Theo đề xuất của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, mỗi thị trấn của Thủ đô Hà Nội cần xây dựng 1 tượng đài. Kinh phí thực hiện mỗi tượng đài ít nhất từ 20 tỷ đồng trở lên.
Trao đổi với phóng viên, Kiến trúc sư Phạm Ngọc Thảo – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ – Pháp luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội cho rằng, đề xuất mỗi thị trấn một tượng đài là kỳ lạ.
Tượng đài “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” đặt ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm
“Tượng đài phải thể hiện được bản sắc, truyền thống của địa phương, trong khi có những thị trấn mới thành lập, không có truyền thống gì ghê gớm hay vị anh hùng đặc biệt hoặc làm gì có đặc thù gì mà cứ phải có tượng đài?”, ông Thảo bày tỏ.
Ông Thảo cho rằng, bắt buộc mỗi thị trấn có một tượng đài là không hợp lý.
“Theo quan sát ở Hà Nội, tôi thấy nhiều chỗ thuộc trung tâm Thủ đô cần phải có tượng đài, nhưng hiện lại chưa có. Trong khi đó, nhiều nơi chẳng có ai ngắm, giao thông không tấp nập, không gian chật hẹp, người ta lại dựng tượng đài”, ông Thảo nói thêm.
Kiến trúc sư Phạm Ngọc Thảo khẳng định, giá trị của mỗi tượng đài là khác nhau, không thể đưa ra định mức kinh phí là 20 tỷ đồng trở lên được. Sẽ có những tượng đài chỉ trị giá vài ba tỷ đồng và đương nhiên cũng sẽ có những tượng đài giá trị hơn thế.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, kiến trúc sư Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng đại học Kiến trúc Hà Nội nhận định, đề xuất trên hơi phi lý.
Ông Hanh phân tích, cần dựa vào yêu cầu thiết thực của người dân. Thị trấn xây tượng đài phải có giá trị về lịch sử, tinh thần, văn hóa… Do vậy, có thị trấn cần hơn một tượng đài, nhưng cũng sẽ có nơi không cần xây dựng.
“Do mang ý nghĩa về mặt tinh thần nên trên thế giới không có một nơi nào có quy định về chuyện xây tượng đài cả. Việc này cũng không thuộc phạm trù về quy chuẩn.
Hơn nữa, muốn xác minh chi phí của mỗi tượng đài phải dựa vào quy hoạch, giá vật liệu, thiết kế… Không thể áng chừng ít nhất 20 tỷ đồng/tượng đài được”, ông Hanh khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng cũng không đồng tình với đề xuất mỗi thị trấn xây dựng một tượng đài của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia.
“Xây dựng tượng đài để đơn ơn, đáp nghĩa và cũng là nơi thể hiện văn hóa, lịch sử nhưng không nhất thiết thị trấn nào cũng phải có. Nó sẽ gây nhàm chán”, ông Hùng nói.
Ông Hùng đánh giá, năng lực làm tượng đài của người Việt Nam rất thấp. Do đó, nếu xây dựng tượng đài thì làm cho dứt điểm và chỉ cần tập trung xây dựng một vài cái.
“Làm tượng đài phải ra tượng đài, chứ không phải làm xấu rồi đập đi, gây lãng phí tiền của Nhà nước, nhân dân”, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng bày tỏ.
Ông cho biết thêm, số lượng tượng đài nhiều không quan trọng bằng chất lượng, hình ảnh. Trên thế giới, họ xây dựng tượng đài rất ít nhưng chất lượng. Họ tôn vinh được các bậc anh hùng, danh nhân văn hóa còn ở Việt Nam, làm tượng chưa đạt được độ thẩm mỹ dù vẫn đầy đủ các bộ phận.
Theo ông Hùng, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia nên xây dựng tượng đài ở một vài nơi chứ không nhất thiết mỗi thị trấn phải có một tượng đài.
Theo Minh Quân- Diệu Thu (Khám phá
Đề xuất xây mới 35 tượng đài ở Hà Nội
Việc xây hàng loạt các tượng đài theo đề xuất là do Hà Nội đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia.
Tại hội thảo "Quy hoạch hệ thống tượng đài trên thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 3/12, giám đốc trung tâm Kiến trúc quy hoạch Hà Nội - đơn vị tư vấn và xây dựng đề án - ông Trần Gia Lượng cho biết, con số 28 tượng đài hiện có của Hà Nội là khá nhiều so với các địa phương khác. Tuy nhiên, Hà Nội có đến 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã. Sự phân bố tượng đài đang không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành (79%).
"Số lượng tượng đài tại thành phố Hà Nội còn thiếu, chưa xứng tầm với vai trò, vị thế và truyền thống văn hóa lịch sử của thủ đô, nhất là sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008", ông Lượng nói.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tán đồng đề xuất xây mới 35 tượng đài, đưa tổng số tượng đài của thành phố Hà Nội lên 63 vào năm 2030. Ảnh: Linh Tâm.
Các tượng đài chủ yếu được xây dựng khoảng thế kỷ 19-20 (một số vào đầu thế kỉ 21), do tác động của điều kiện tự nhiên, đã bị xuống cấp. Một số khu vực đặt tượng đài cũng biến đổi do việc xâm lấn của các công trình xây dựng, các hoạt động buôn bán tự phát... làm giảm đáng kể chất lượng nghệ thuật tự thân tượng đài và cảnh quan môi trường.
Đơn vị tư vấn và xây dựng đề án đề xuất xây mới thêm 35 tượng đài, sửa chữa và phân bố lại cho cân đối hài hòa theo tiêu chí, tất cả các quận, huyện, các cửa ô đều có tượng đài. Nguồn kinh phí xây dựng huy động từ: vốn ngân sách Nhà nước, ngân sách thành phố Hà Nội, các huyện, xã, các ngành - tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội Trương Minh Tiến tán đồng đề xuất này và cho rằng nó "hết sức ý nghĩa và cần thiết". Bởi theo ông, ở bất cứ nước nào cũng rất cần những công trình tượng đài, góp phần tôn vinh, quảng bá những giá trị về lịch sử, văn hóa, đời sống của người dân.
Việc xây mới 35 tượng đài, theo Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội là hoàn toàn khả thi nếu được các Bộ, ban, ngành đồng ý.
Bản đồ quy hoạch tượng đài của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030. Ảnh chụp màn hình.
Tuy nhiên, đa số các kiến trúc sư có mặt trong hội thảo lại không đồng tình với việc xây mới ồ ạt các tượng đài và cho rằng đây là phương án "phiêu lưu".
"Tôi không tán thành quan điểm mỗi khu đô thị, mỗi cửa ô phải có ít nhất một tượng đài. Nếu làm ồ ạt rất dễ bị mắc sai lầm văn hóa, tạo ra các công trình không có nhiều giá trị", TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm-Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố, nói.
Theo ông Nghiêm, việc quy hoạch phải có sơ sở pháp lý và thực tiễn để triển khai. Không phải muốn đặt tượng đài ở đâu cũng được mà còn liên quan đến an ninh quốc phòng, phong thủy...
Kiến trúc sư Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Hà Nội cũng cho rằng, cần thận trọng khi triển khai kế hoạch đưa tượng đài đến từng, quận, huyện. Theo ông, thay vì xây mới các tượng đài, nên điều chỉnh, di dời những tượng đài không hiệu quả, chỉnh trang, cân đối khuôn viên các tượng đài để phát huy vai trò là điểm sinh hoạt công cộng lành mạnh.
Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Hà Nội lấy ví dụ bức phù điêu "Năm 1946" (cao 4,5m; rộng 4,5m; nặng hơn 7 tấn, tái hiện cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô) nằm giữa vỉa hè chợ Đồng Xuân đang cản trở lối đi của người dân. Tượng đài Quang Trung, trước Hà Nội phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức xây dựng nhưng giờ bị lọt thỏm giữa các nhà cao tầng.
Quỳnh Trang
Theo VNE
TPHCM dựng tượng đài Bác Hồ cao 7,2m "Tượng Bác phải thật sự đẹp, sinh động, tự nhiên, tư thế vững chắc, khỏe khoắn và giống Bác; phản ánh được thần thái ung dung, phúc hậu, nhân từ và tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam", Thành ủy TPHCM thống nhất về mẫu phác thảo tượng đài Bác Hồ. Người dân thành phố tham quan, đóng góp ý...