Hà Nội: Thêm 73 ca sốt xuất huyết và 2 ổ dịch trong một tuần
Trong tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội có thêm 73 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 35 ca so với tuần trước đó) và 2 ổ dịch.
Chiều 24-6, theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 14 đến 21-6), trên địa bàn thành phố Hà Nội có thêm 73 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 35 ca so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 19 quận, huyện, trong đó chủ yếu ghi nhận tại huyện Đan Phượng với 41 ca mắc.
Huyện Đan Phượng ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết. Ảnh: Thu Trang
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố có 856 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Video đang HOT
Ngoài ra, tuần qua ghi nhận thêm 2 ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và xã Phương Đình (huyện Đan Phượng).
Tính đến nay, thành phố có 14 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại thôn Bãi Tháp và Đồng Vân (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng); cụm 10 xã Tân Hội (huyện Đan Phượng); khu tập thể E4 Thái Thịnh, phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và thôn Phương Mạc, xã Phương Đình (huyện Đan Phượng). Riêng ổ dịch tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng đến nay đã ghi nhận 89 bệnh nhân.
Các chuyên gia y tế nhận định, bệnh sốt xuất huyết không còn phát triển theo chu kỳ mà thay đổi theo biến đổi khí hậu và môi trường. Dự báo, thời tiết mưa nắng thất thường làm tăng nguy cơ bùng phát dịch từ tháng 7 đến tháng 11. Đặc biệt, những đối tượng như người già, người có bệnh nền và trẻ em cần được lưu tâm nhiều hơn vì nguy cơ bệnh dễ biến chuyển nặng.
Ghi nhận những kết quả mà ngành Y tế Hà Nội đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết thời gian qua, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Hoàng Minh Đức đề nghị Hà Nội tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố; trong đó đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, tăng cường các hoạt động giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh…
Trước thực tế số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng những tuần gần đây, theo Sở Y tế Hà Nội, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời. Tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có ca bệnh, ổ dịch, đặc biệt là tại ổ dịch xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Tuần qua, một số dịch bệnh trên địa bàn thành phố có số ca mắc giảm. Cụ thể, thành phố ghi nhận 9 ca ho gà (giảm 7 ca so với tuần trước đó); 47 ca tay chân miệng (giảm 4 ca so với tuần trước). Hầu hết là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch. Một số dịch bệnh khác như: Uốn ván, não mô cầu, sởi, rubella, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản không ghi nhận ca mắc trong tuần.
Dịch sốt xuất huyết đã giảm 1,6 lần so cùng kỳ năm 2023
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 ca tử vong.
So với cùng kỳ năm 2023 số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 1,6 lần, 1 trường hợp tử vong (giảm 5 ca so với cùng kỳ).
Ca mắc sốt xuất huyết tử vong đầu tiên năm 2024 ghi nhận tại thị trấn Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân SN 2009, tử vong ngày 15/4 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh).
Ngày 5/4, bệnh nhân sốt cao được người nhà cho uống thuốc, tự điều trị tại nhà. Ngày 8/4, người nhà đưa bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) và được yêu cầu nhập viện theo dõi với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue.
Ngày 10/4, bệnh nhân bất tỉnh, được lọc máu và chăm sóc đặc biệt. Ngày 15/4 bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan nặng, xuất huyết tiêu hóa.
Người dân phải diệt bọ gậy ở nơi mình sinh sống để phòng chống sốt xuất huyết.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, Thủ đô ghi nhận gần 600 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023). Các quận, huyện có nhiều ca mắc là Đống Đa (89 ca), Hà Đông (67 ca), Hoàng Mai (46 ca), Hai Bà Trưng (39 ca), Chương Mỹ (33 ca), Bắc Từ Liêm (32 ca)...
TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương cho biết, thời tiết thất thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng bùng dịch sốt xuất huyết. Chu kỳ trước đây là 4-5 năm lặp lại chu kỳ nhưng với sự biến động của thời tiết, quy luật này đã phá vỡ.
Để phòng chống sốt xuất huyết, TS Dũng khuyến cáo người dân phải dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, không để nước đọng trong các xô chậu, chum vại...Muỗi đẻ trứng trong các thiết bị đồ dùng chứa nước trong nhà, chỉ cần không có nước đọng thì không có muỗi.
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết! Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy. Gia...