Hà Nội tháo dỡ 30 chốt kiểm dịch phòng, chống Covid-19
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, trưa 29-4, 30 chốt kiểm dịch phòng, chống Covid-19 của lực lượng liên ngành thành phố đặt tại các cửa ngõ và điểm giao thông quan trọng trên địa bàn thành phố đã được đồng loạt tháo dỡ.
Tháo dỡ nhà bạt tại chốt kiểm dịch phòng, chống Covid-19 giáp với tỉnh Hà Nam trên quốc lộ 21.
Trước đó, vào đêm 1-4, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, Công an thành phố cùng các cơ quan chức năng đã lập 30 chốt kiểm dịch phòng, chống dịch Covid-19, giám sát cách ly xã hội tại các cửa ngõ ra, vào Thủ đô.
Nhiệm vụ chủ yếu của các chốt này là đo thân nhiệt, rà soát dấu hiệu dịch Covid-19 đối với từng người dân ra, vào Thủ đô. Lực lượng chức năng đồng thời tuần tra, giám sát, bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông kết hợp tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội và xử lý các hành vi cố tình vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19…
Tháo dỡ nhà bạt tại chốt kiểm dịch trên quốc lộ 21.
Sau gần 1 tháng triển khai, đã có hàng nghìn lượt người và phương tiện được kiểm tra. Việc kiểm tra y tế được tiến hành nhanh gọn, chỉ mất chưa đầy 1 phút với mỗi trường hợp nên không gây phiền hà cho người dân.
Video đang HOT
Đến 13h15 hôm nay, các cơ quan chức năng thành phố đã hoàn thành việc thu dọn, không còn nhà bạt, hàng rào an ninh, biển báo, trang thiết bị chuyên dụng… tại 30 chốt kiểm dịch phòng, chống dịch Covid-19.
Chu Dũng
Sinh viên ĐH Y Hà Nội xung phong làm hàng nghìn dụng cụ y tế chống dịch: Áp lực xen lẫn tự hào
Trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, 30 sinh viên Đại học Y Hà Nội đã xung phong tình nguyện làm hàng nghìn dụng cụ y tế ủng hộ tuyến đầu chống dịch.
Đã có hơn 1200 que lấy mẫu xét nghiệm và 700 tấm kính chắn giọt bắn bảo hộ được 30 sinh viên Đại học Y gấp rút hoàn thành gửi đến các bệnh viện và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC) ủng hộ công tác phòng chống COVID-19.
Được biết, đây là chiến dịch do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội phát động nhằm đẩy cao phong trào tình nguyện, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Que lấy mẫu xét nghiệm và kính chống giọt bắn
Chia sẻ về chiến dịch tình nguyện, bạn Đỗ Mạnh Cầm(sinh viên lớp Y4F), Ủy viên thường vụ Đoàn trường, người trực tiếp phụ trách chương trình cho biết : 'Trước đó thì nhà trường có phát động chiến dịch 100 sinh viên ĐH Y tham gia tuyến đầu chống dịch. Nhưng để đảm bảo về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thì chỉ các sinh viên năm cuối được cử đi thôi.
Các bạn còn lại trong đó có mình cũng rất mong muốn được đóng góp cho công tác phòng dịch nhưng không biết ủng hộ làm sao. Lần tham gia này cũng khá vui và tự hào vì cuối cùng mong muốn ấy cũng đã được cụ thể hóa bằng hành động thực tế. Tất cả tham gia với tinh thần trách nhiệm với công việc được giao'.
Dụng cụ làm tấm kính chống giọt bắn
Cô sinh viên chia sẻ, thử thách lớn nhất với mỗi bạn đó là làm que thử xét nghiệm. Lần đầu làm chưa quen nên bị hỏng rất nhiều. Một mẫu que thử đạt chuẩn phải có đầu bông gắn thật chặt, còn tấm chắn phải có phần đệm mút ốp lên trán. Nếu kích thước mút quá mỏng, tấm chắn sẽ sát mặt, khó sử dụng, dễ bị mờ khi thở và vướng với người đeo kính.
Tuy nhiên, với tinh thần 'khó không ngại, nản không buông', các bạn sinh viên lại tự mày mò cách tìm ra cách hơ nóng đầu que và lấy banh kẹp thành các gờ trước khi quấn bông, nhờ thế bông sẽ dính chắc vào đầu mút mà không bị rơi. Các sản phẩm đều được đội sinh viên tính toán làm sao có tính ứng dụng cao nhất trong thực tế.
Phải sáng tạo các sản phẩm sao cho phù hợp khi sử dụng
'Các mẫu hướng dẫn trên mạng cho tấm chắn chỉ để áp dụng trong cuộc sống, đi ra đường hay đi chợ xong là tháo ra, không cần đeo lâu, còn tấm chắn để các nhân viên Y tế sử dụng phải đeo nhiều, có khi cả ngày, kích thước không phù hợp sẽ rất khó chịu cho người dùng. Bọn mình phải thử nhiều nguyên liệu và các kích cỡ mới làm ra đc 1 sản phẩm phù hợp'- Cầm nói thêm.
Được biết, chiến dịch tình nguyện lần này chia làm 2 đợt: Đợt 1 huy động làm 1000 que lấy mẫu xét nghiệm ngày 9/4, đợt 2 làm 500 tấm chắn giọt bắn phát động bắt đầu vào ngày 11/4. 30 sinh viên tham gia đều được trực tiếp Đoàn thanh niên tuyển chọn, tập huấn, sau đó giao nguyên liệu và thực hiện tại nhà, đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp trong thời gian cách li.
Thời gian làm việc gấp rút vì khoảng thời gian giữa tháng 4 là cao điểm dịch, các bệnh viện thiếu nhiều dụng cụ xét nghiệm nên nhóm sinh viên phải gấp rút hoàn thành: 'Mệt và áp lực nhất là khi bọn mình phải trực tiếp tìm nguyên liệu, vì đang cách li nên không thể đi tìm trực tiếp, và các nguyên liệu cũng không có sẵn trong thời điểm này. Tuy nhiên có khó khăn thì bọn mình vẫn phải tìm cách khắc phục thôi. Nhìn thấy kết quả sản phẩm của được sử dụng thực tế ai cũng rất phấn khởi và vui'.
30 sinh viên được trực tiếp tập huấn các sản phẩm đảm bảo đúng tiêu chí
Kết thúc chiến dịch, nhóm sinh viên đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu với tổng 1200 mẫu que xét nghiệm và 700 kính chống giọt bắn gửi cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội và Bệnh viện ĐH Y Hà Nội.
Dù còn gặp nhiều khó khăn, áp lực nhưng ai cũng cảm thấy vui và tự hào vì đã góp một phần công sức nhỏ bé trong cuộc chiến chống dịch.
Ảnh: NVCC
Hải Yến
4.000 đoàn viên giúp các trường tiêu độc, khử trùng đón học sinh trở lại Hàng nghìn Đoàn viên, thanh niên tình nguyện tới các điểm trường dọn vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sẵn sàng đón các em học sinh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ học để phòng chống Covid-19. Ngày 25/4, Tỉnh Đoàn Bình Định huy động các bạn Đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) các huyện, thị xã, thành phố tham gia công...