Hà Nội thanh tra việc quản lý, sử dụng sổ đỏ
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã thanh tra việc quản lý, sử dụng phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), UBND các quận, huyện, thị xã phải làm rõ số phôi sổ đỏ đã nhận, số đã sử dụng và số thiếu hụt (ghi rõ số sêri) làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân làm mất phôi giấy chứng nhận và đánh giá hậu quả gây thiệt hại đến Nhà nước, tổ chức, cá nhân đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/9.
Hà Nội sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng sổ đỏ
Sở TN-MT đôn đốc, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ khi có đề nghị của quận, huyện, thị xã liên hệ với Bộ TN-MT để được cấp số liệu phôi GCN đã cấp về thành phố Hà Nội (bao gồm cả tỉnh Hà Tây trước đây, Hà Nội cũ và huyện Mê Linh) và cung cấp số liệu cho các quận, huyện, thị xã phục vụ việc thanh tra.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 8/2011, cơ quan thanh tra đã phát hiện thị xã Sơn Tây làm thất lạc khoảng 400 phôi sổ đỏ. Vụ việc đã được các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ những sai phạm của từng cá nhân, tập thể liên quan. Theo đó, thị xã Sơn Tây phải công bố số sêri của từng phôi bị mất để tránh các đối tượng xấu có thể sử dụng phôi thật làm sổ đỏ giả đem đi lừa đảo.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phôi giấy chứng nhận, cụ thể sêri giấy đã mua, sêri đã sử dụng cấp giấy và sêri giấy hỏng nhưng hầu hết các quận, huyện không thực hiện chặt chẽ.
Theo Dantri
"Mạng di động phải bị quản lý như với lãi suất ngân hàng"
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Long An đề xuất cần quản lý chặt các mạng di động giống như việc quản lý lãi suất của các ngân hàng vừa qua.
Tại hội nghị sơ kết công tác quản lý nhà nước 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra hôm 9/7, vị đại diện sở này nêu bức xúc, tại Long An, sim rác vẫn được bán tràn lan, gây ra nhiều hệ lụy.
Cụ thể, cứ mỗi kỳ đại hội, tại địa phương ông lại nảy sinh vấn nạn dùng sim rác nói xấu nhau, nhưng việc xử lý rất khó khăn. Cứ 10 vụ dùng sim rác với dụng ý xấu thì mới tìm ra được 1 vụ.
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông nhiều địa phương cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến vấn nạn sim rác hiện nay là do các mạng di động. Theo đó, cần siết chặt quản lý các mạng di động, cần quản lý từ gốc chứ không quản lý từ ngọn như lâu nay.
"Cần quản lý các mạng di động giống như quản lý lãi suất của ngần hàng vừa qua. Doanh nghiệp nào "phá rào" thì sẽ bị phạt nặng", vị đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Long An nói.
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, mặc dù thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách quản lý thuê bao di động trả trước, nhưng việc quản lý còn nhiều khó khăn, tin nhắn rác vẫn gây nhiều bức xúc cho thuê bao di động, các đại lý điện thoại di động chưa thu hồi hết simcard chưa sử dụng.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son thừa nhận, sau khi Thông tư 04 về quản lý thuê bao di động trả trước chính thức có hiệu lực (1/6), thực tế vẫn tồn tại việc sim trả trước đã được kích hoạt bán sẵn tràn lan.
Ông Son yêu cầu Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan phải giải quyết từ gốc, chế tài ngay các nhà mạng để xảy ra tình trạng này vì đây chính là nguồn cung cấp, kích hoạt sim đa năng ra thị trường.
Trước đó, ngày sau khi Thông tư 04 có hiệu lực, trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom cho rằng, sim đã kích hoạt mà các đại lý sim thẻ đang bán là từ trước và việc xử lý "những tồn tại của lịch sử là cả một quá trình", không thể triệt để ngay được.
Và theo ông Dũng, sau thời điểm trên (1/6), nếu như đại lý cố tình làm gian thì doanh nghiệp cũng không thể biết được. "Lúc đấy, muốn biết đại lý có làm gian hay không lại phải cần các đơn vị thanh tra đến kiểm tra", ông này nói.
Theo vietbao