Hà Nội thanh lịch đối mặt chen ăn, tụt quần, cướp đồ
Đề án xây dựng thủ đô Hà Nội văn minh, thanh lịch được đề ra từ năm 2012 và đang trong quá trình thực thi với những bộ quy tắc ứng xử được đề ra chặt chẽ. Song một Hà Nội khát vọng thanh lịch lại nhận được câu trả lời trớ trêu từ đời sống thực của Thủ đô.
Giành nhau miếng ăn miễn phí
Ngày 24/10 vừa qua, một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) thông báo mở cửa tự do, mời khách ăn miễn phí. Vì thế, hàng nghìn người đã đổ về đây, càng gần giờ ăn, số người đến càng đông, đông đến mức tràn xuống cả lòng đường, gây nghẽn giao thông.
Không những thế, một số người còn ào lên chen lấn, xô đẩy chỉ mong giành được phần ăn cho mình. Thậm chí, vì quá đông khách hàng còn sẵn sàng nhảy vào bếp lấy thức ăn trong đó, rồi đứng ăn luôn, không cần phục vụ.
Cảnh chen lấn, xô đẩy để được ăn Sushi
Nhiều người lấy cả khay đồ ăn nhưng chỉ ăn một miếng rồi bỏ, trong khi nhân viên cửa hàng phải ra chợ mua gấp để phục vụ khách.
Sự việc đã gây xôn xao trong dư luận cho rằng hành động chen lấn, xô đẩy của những người tham gia sự kiện được xem là thiếu văn hóa và rất đáng xấu hổ.
Tranh cướp áo mưa
Ngày 12/9/2013, Đại sứ quán Hà Lan tổ chức chương trình phát tặng áo mưa miễn phí cho người qua đường tại cửa của UBND quận Ba Đình. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn.
Mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Có những lúc, diễn giả gần như phải hét lên: “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức”.
Video đang HOT
Người dân tranh cướp nhau để lấy áo mưa
Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch. Sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Tụt quần mắng chửi vì bánh Trung thu
Dịp trung thu vừa qua cũng có rất nhiều sự việc nhức nhối xảy ra xung quanh câu chuyện về ý thức và hành vi ứng xử văn hóa của con người.Chuyện người dân xếp hàng dài hàng km, chờ vài tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, dường như đã không còn xa lạ với người dân Hà Nội.
“Bún mắng, cháo chửi” và giờ đây là “bánh trung thu sang chảnh” lần lượt “thử thách” khả năng chịu đựng của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xếp hàng mua bánh như thời bao cấp, nhất là trong những ngày mưa dầm, nắng to.
Tụt quần,mắng chửi nhau giữa phố để mua bánh trung thu
Chuyện người dân xếp hàng dài hàng km, chờ vài tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, dường như đã không còn xa lạ với người dân Hà Nội. “Bún mắng, cháo chửi” và giờ đây là “bánh trung thu sang chảnh”. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xếp hàng mua bánh như thời bao cấp, nhất là trong những ngày mưa dầm, nắng to.
Giẫm đạp lên nhau mua hàng giảm giá
Những ngày khuyến mại của các siêu thị hay trung tâm điện máy, người ta xếp hàng và chen lấn từ sáng sớm để mua hàng giá rẻ. Vì quá đông đúc, người ta còn giẫm đạp lên nhau.
Tranh nhau mua hàng khuyến mại
Đầu tháng 1/2013, hàng nghìn người đổ về siêu thị Media Star, nằm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) mua hàng giảm giá khiến cảnh tượng nơi đây lộn xộn và nhốn nháo. Hệ thống thang máy phải ngừng hoạt động vì quá tải
Trước đó, năm 2010, hàng nghìn người dân đã đổ xô đến Media Mart Mỹ Đình, Hà Nội để mua hàng khuyến mãi “khủng”. Từ sáng sớm, bãi gửi xe của siêu thị này đã chật cứng. Sau khi lễ khai trương kết thúc, khách hàng chen nhau ùa vào siêu thị để tìm cơ hội nhận quà tặng. Người người chen lấn, xô đẩy nhau khiến siêu thị này rơi vào tình trạng quá tải.
Vào năm 2009, hàng trăm khách hàng chen lấn xô đẩy để giành phiếu giảm giá trong chương trình khuyến mại của công ty điện tử Trần Anh (Hà Nội). Cảnh hỗn loạn diễn ra nhiều giờ đồng hồ khiến không ít người ngất xỉu.
Theo Đất Việt
"Một thanh niên tâm thần bị bắt trái luật": Không nhớ nổi họ tên vẫn bị 3 năm tù
Không thể tự mình lên cầu thang để vào phòng xét xử, bị cáo Nguyễn Đức Nhương đã phải nhờ đến sự trợ giúp của cảnh sát dẫn giải. Suốt phiên tòa, nhiều câu trả lời của bị cáo rất ngô nghê, không rõ nghĩa, thỉnh thoảng bị cáo ngồi thụp xuống đất, cầm chiếc dép mân mê rồi lén giấu vào túi quần như sợ mất đi một "báu vật"...
Không nhớ cả tên của bố mẹ
Sáng ngày 29/10, TAND TP Hải Dương đã đưa bị cáo Nguyễn Đức Nhương ra xét xử về tội cố ý gây thương tích. Ngay trong phần thủ tục, phiên tòa đã trở nên "nóng" khi bà Lại Thị Nê (SN 1946, trú tại xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, mẹ anh Nhương) đề nghị HĐXX tạm hoãn phiên tòa, cho con trai được đi giám định tâm thần lại. Bà Nê cho rằng, anh Nhương bị tâm thần là sự thực, được Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa xác nhận.
Trong phần kiểm tra căn cước, Nhương thậm chí còn không nhớ nổi họ, tên bố mẹ, anh chị của mình. Ngồi trước vành móng ngựa, bị cáo ngây ngô, ngó lên trần nhà, thỉnh thoảng lại ngồi thụp xuống đất, mân mê chiếc dép, rồi lén giấu vào túi quần. Không ít lần trong phiên xử, chủ tọa đã phải nhờ cảnh sát bảo vệ đỡ bị cáo ngồi lên ghế. Hình ảnh Nhương một tay bị tật, loay hoay mãi không mở nổi lọ nước lọc để uống khiến nhiều người tham dự chạnh lòng.
Ngồi nghe xét xử, nhưng chẳng mấy khi bị cáo Nhương tập trung, mà thường ngó lơ đi nơi khác. Ảnh: QT.
Tòa hỏi bị cáo có nhớ thời điểm bị bắt giam không, Nhương ngây ngô trả lời: "Trong tù không có lịch nên không biết". Rồi Nhương khai, hôm bị bắt, điều tra viên gặp và nói là đưa đi nghỉ ở khách sạn, nhưng khi vào thì mới biết đây là nhà tù. Ở trong đó, Nhương nhiều lần bị lên cơn động kinh, cán bộ trại tạm giam phải cho uống thuốc để điều trị. Thậm chí, trước khi ra tòa, thương cảnh bị cáo không có áo ấm, cán bộ trại giam đã tặng cho chiếc áo khoác để khỏi lạnh.
Khai về quá trình phạm tội, Nhương cho biết, nhiều lần bị anh Viên Đình T (nạn nhân của vụ án) chặn đánh vì không chịu nộp tiền bảo kê nên có bức xúc. Thậm chí, trước khi gây án, Nhương tiếp tục bị anh T chặn đánh, biết thân phận tàn tật nên bị cáo chỉ biết đứng ở góc đường ôm mặt khóc. Khi đó, một người phụ nữ đi qua, thương tình dừng xe lại hỏi thăm, biết sự tình người này đã cho Nhương 20.000 đồng và một con dao dặn để "phòng thân". Bị cáo Nhương trình bày: "Khoảng 21 giờ ngày 9/6/2012, cháu đang bán tăm trước số nhà 8A, đường Trần Hưng Đạo thì anh T đến đánh cháu. Bức xúc, cháu rút con dao đâm một nhát...".
Đi lại khó khăn, bị cáo Nhương đã phải nhờ tới sự trợ giúp của cảnh sát.
Triệu tập cả người... đã chết?
Tại phiên tòa, HĐXX cho biết, đã triệu tập 2 nhân chứng hợp lệ nhưng họ không có mặt tại tòa nên nếu xét thấy cần thiết sẽ công bố những lời khai của họ tại cơ quan điều tra. Thế nhưng, nạn nhân T khai nhận, nhân chứng Vũ Đình Ninh đã chết từ năm ngoái nên không đến theo giấy triệu tập được. Anh T khai nhận: "Tôi không nhớ rõ, vì thời điểm ấy đang đi làm nhưng nhớ vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2012".
Từ lời khai của nạn nhân T, Luật sư Thu Anh (Văn phòng Luật sư Nguyễn Khánh Toàn và Cộng sự) đặt nghi vấn, trong các bút lục hồ sơ vụ án cho thấy, ngày 5/9/2012 Cơ quan Công an TP Hải Dương đã lấy lời khai của nhân chứng này thể hiện có chứng kiến việc Nhương vô cớ đâm T (ông Ninh và T cùng thuê trọ một phòng và cùng đi hát dạo với nhau - PV). Vậy có hay không việc lập hồ sơ nhân chứng giả để ép tội bị cáo Nhương?
Luật sư Thu Anh lập luận: "Anh T và ông Ninh quen biết, cùng đi bán hàng với nhau nên lời khai sẽ có lợi cho nạn nhân. Hơn nữa, ông Ninh đã chết cách thời điểm lấy lời khai khoảng 3 tháng, nhưng không hiểu sao CQĐT vẫn lấy lời khai của nhân chứng này được. Mặt khác, trong kết luận giám định tâm thần không thể hiện thời điểm giám định là lúc nào, trước hay sau khi gây án? Trong khi đó, theo kết luận của Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa bị cáo Nhương bị tâm thần và đang được điều trị ngoại trú. Để làm rõ được vấn đề này, tôi đề nghị HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu VKSND cùng cấp trưng cầu lại giám định tâm thần đối với bị cáo Nhương".
Thế nhưng, bất chấp những mâu thuẫn chưa được làm sáng tỏ, HĐXX phiên sơ thẩm vẫn tuyên phạt bị cáo Nhương 36 tháng tù giam và bồi thường 4 triệu đồng tiền chữa trị vết thương cho nạn nhân T.
Theo Gia đình xã hội
Thủ tướng và lời cầu chúc cho hòa bình, phát triển Tuyên ngôn của một Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế hoàn toàn trùng khớp với chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc. Chiều 27/9 (giờ địa phương) tức là sáng 28/9 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi một thông...