Hà Nội: Tất cả các quận, huyện có bệnh nhân sởi
Trong tuần qua (từ 17 – 23.9) trên địa bàn thành phố ghi nhận 12 trường hợp mắc sởi. Lũy tích năm đến nay có 389 trường hợp mắc. Bệnh nhân mắc sởi phân bố rải rác tại 30 quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên không có ca tử vong.
Sở Y tế Hà Nội cho biết: Tuy số ca mắc giảm so với những tuần trước đó tuy nhiên người dân không chủ quan, cần cho con em tiêm chủng đầy đủ.
Tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ tránh được bệnh.
Video đang HOT
TS Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội – cho biết, hầu hết trẻ mắc sởi đều chưa được tiêm ngừa vaccine hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Trong đó có nhiều trẻ dưới 9 tháng chưa đến lịch tiêm chủng đã mắc bệnh do miễn dịch mẹ truyền cho con không đủ.
TS Nguyễn Nhật Cảm cho hay, sởi là bệnh có tính cảm nhiễm rất cao. Một người chưa từng mắc sởi, không được tiêm vaccine thì gần như 100% sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Do đó, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng sởi đúng lịch, đủ mũi. Đây là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi cho trẻ. Biểu hiện của bệnh là sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,… dễ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý, số mắc sốt xuất huyết trong tuần vừa qua giảm so với tuần trước đó và số mắc sốt xuất huyết
từ đầu năm đến nay giảm mạnh (96,8%) so với cùng kỳ năm 2017 nhưng theo chu kỳ, sốt xuất huyết thường gia tăng vào thời điểm từ tháng 9 – 11 hàng năm.
Theo laodong.vn
Tắm cho trẻ bị mắc sởi như thế nào là đúng?
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều người thường kiêng nước, kiêng gió khi trẻ bị mắc bệnh sởi. Tuy nhiên thực tế việc giữ vệ sinh thân thể cho trẻ giai đoạn này vô cùng quan trọng để tránh bị bội nhiễm; dưới đây là lời khuyên của bác sĩ để tắm, giữ vệ sinh cho trẻ đúng cách.
Bệnh nhi mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Tạ Nguyên
Hiện tại số ca mắc sởi đang có dấu hiệu tăng lên tại một số địa phương, nhiều cha mẹ do chưa biết cách chăm sóc trẻ đã để xảy ra các biến chứng của bệnh gây nguy hiểm. Việc chăm sóc trẻ trong những ngày bị bệnh, nhất là giai đoạn ban đỏ đang mọc dày rất quan trọng. Đặc biệt vấn đề rất nhiều cha mẹ thắc mắc là có nên tắm cho trẻ khi bị sởi.
Ths.Bs Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Việc giữ gìn vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ trong giai đoạn mắc bệnh sởi là rất quan trọng vì nếu không đảm bảo vệ sinh da, trẻ rất dễ bị bội nhiễm. Các cha mẹ không nên kiêng quá kỹ mà không tắm cho trẻ hoặc chăm sóc trẻ ở nơi phòng quá kín".
Cũng theo BS. Hương, cách tắm cho trẻ bị sởi cũng khá đơn giản, chỉ cần cho trẻ tắm nước ấm, tắm ở nơi kín gió, không có gió lùa, tắm nhanh (dưới 10 phút) sau đó lau khô và giữ ấm người cho trẻ. Còn việc chăm sóc trẻ nên ở phòng thoáng khí, có thể mở hé cửa sổ để không khí bên ngoài tràn vào phòng. Đặc biệt phòng chăm sóc trẻ bệnh cần phải lưu thông không khí với bên ngoài để tránh tích tụ các vi khuẩn gây bệnh trong phòng trẻ.
BS.Hương cũng khuyến cáo, để phòng bệnh sởi cho trẻ, ngoài việc cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng sởi đủ mũi, đúng lịch; cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi có mầm bệnh, giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh đưa trẻ tới nơi tập trung đông người, cho trẻ ăn đủ chất để tăng cường sức đề kháng...
Với những trẻ có nguy cơ mắc bệnh nên tiến hành cách ly từ 5- 7 ngày để tránh lây bệnh bằng cách: Đeo khẩu trang, ở phòng thoáng khí.... Trẻ bị sởi phải nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác trong lớp học, trong trường. Không nên cho trẻ khỏe và trẻ bệnh dùng chung vật dụng cá nhân như: Khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa, đồ chơi... Cần làm sạch đồ chơi, đồ vật có thể chứa dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Với trẻ mắc sởi nhẹ có thể chăm sóc tại gia đình nhưng cần được theo dõi thật cẩn thận dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên chủ quan với bệnh. Khi thấy trẻ sốt cao hoặc bất thường, cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Theo baotintuc.vn
Người có thân hình dạng quả táo gặp nguy cơ viêm não cao hơn Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ khẳng định, vòng eo lớn cho thấy sự hiện diện của chất béo lắng đọng xung quanh các cơ quan nội tạng, làm tăng nguy cơ viêm não khi các tế bào miễn dịch có thể thâm nhập vào đại não, gây những tổn thương nghiêm trọng. Ảnh minh họa TheoThe Daily Mail, các nhà...