Hà Nội: Tập huấn, lên kế hoạch phòng chống vi rút Zika
Ngày 4/2, Sở Y tế đã tổ chức cuộc họp lên kế hoạch phòng chống virus Zika xâm nhập trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận.
Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam, chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika nào, tuy nhiên khả năng xâm nhập vào nước ta là rất cao do trong nước đang có sẵn muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và vi rút Zika hoàn toàn có thể lây truyền nơi có muỗi Aedes lưu hành.
Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh đã yêu cầu Trung tâm Kiểm dịch quốc tế cần giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, tăng cường kiểm tra thân nhiệt của hành khách bằng máy đo thân nhiệt.
Những nơi có vi rút Zika đang hoành hành
Đặc biệt là hành khách đến từ các vùng đang có dịch bệnh do virus Zika. Nếu phát hiện trường hợp nào nghi mắc bệnh, thì thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng, để áp dụng biện pháp cách ly, chuyển tuyến điều trị để tổ chức giám sát dịch tại cộng đồng.
Đối với Trung tâm y tế dự phòng và trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình bệnh dịch do virus Zika trên thế giới để chủ động áp dụng những biện pháp phòng, chống nguy cơ dịch xâm nhập và bùng phát trên địa bàn thành phố.
Giám sát chặt chẽ các trường hợp có biểu hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng, cơ sở y tế. Đặc biệt những người gần đây có tiền sử đi du lịch hoặc trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh để có biện pháp khám xác định và quản lý kịp thời.
Hướng dẫn chuyên môn trong giám sát, xử lý dịch cho cán bộ làm công tác dịch tễ, xét nghiệm, đội cơ động phòng, chống dịch. Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác lấy mẫu bệnh phẩm để chủ động lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Vi rút Zika hoàn toàn có thể lây truyền nơi có muỗi Aedes
Các bệnh viện trong và ngoài công lập tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế tham gia phát hiện, điều trị người bệnh nghi ngờ mắc bệnh do virus Zika.
Video đang HOT
Tăng cường khám sàng lọc phát hiện ca bệnh nghi mắc virus Zika, nhất là những trường hợp có tiền sử dịch tễ (trở về từ vùng có dịch bệnh); đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men, sẵn sàng điều trị kịp thời cho người bị mắc. Thông báo cho Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã các trường hợp nghi ngờ để điều tra dịch tễ, xử lý dịch tại cộng đồng…
Trước đó, trả lời PV về tình hình nguy cơ lây lan của vi rút Zika, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, Bộ Y tế Việt Nam đã có thông tin về bệnh do vi rút Zika từ trước đó. Và đưa thông tin cảnh báo về nguy cơ dịch do vi rút này xâm nhập.
“Cũng như khuyến cáo người dân trên website của Cục Y tế dự phòng và Bộ Y tế ngay trong tháng 12/2015 khi thế giới ghi nhận thêm nhiều ca mắc bệnh ở các nước châu Mỹ, đặc biệt là Brazil.
Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh đã tổ chức buổi họp khẩn giữa các đơn vị y tế, để cùng thống nhất phương án phòng chống, giám sát dịch do vi rút Zika trong tháng 1/2016″, ông Phu nói.
Ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng
Vị cục trưởng khẳng định: “Ngay sau đó, một cuộc họp trực tuyến quan trọng giữa 2 điểm cầu Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh đã diễn ra đầu tháng 2/2016 do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì, có sự tham gia của các Bộ, ngành khác như Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… và các tổ chức y tế quốc tế như WHO, CDC US, FAO,…
Điều này cho thấy, ngành y tế Việt Nam đã có những kinh nghiệm phòng chống dịch mang tính quốc tế trước đây như phòng chống dịch Ebola, MERS-CoV, cúm gia cầm lây truyền sang người,…
Chúng ta đã có những kịch bản phòng chống dịch ở các cấp độ khác nhau tùy theo mức độ nguy cơ; có kế hoạch giám sát trên nhiều phương diện: Giám sát tại cửa khẩu, giám sát tại cơ sở y tế, giám sát tại cộng đồng, giám sát các chủng vi rút trên gia cầm,…”
Cũng tại cuộc họp, Sở Y tế đề nghị người dân hãy áp dụng biện pháp phòng chống bệnh như phòng chống bệnh sốt xuất huyết (chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy, nằm màn khi ngủ, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, môi trường xung quanh…)
Tập huấn hướng dẫn, giám sát và phòng chống bệnh do vi rút Zika cho các cán bộ y tế
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh do vi rút Zika đang làn truyền mạnh trên thế giới và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, sáng ngày 03/02/2016, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn, giám sát và phòng chống bệnh do vi rút Zika cho cán bộ y tế của 30 quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Tập huấn hướng dẫn, giám sát và phòng chống bệnh do vi rút Zika cho các cán bộ y tế
Qua lớp tập huấn, giúp các cán bộ y tế nâng cao năng lực hướng dẫn giám sát, phát hiện sớm ca bệnh để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch lây lan ra cộng đồng.
Theo Afamily/ trí thức trẻ
Nợ xấu vẫn là 'bóng ma' trong năm 2016
Tuy nợ xấu đã được sớm đưa về dưới ngưỡng 3% từ cuối quý III/2015, song các ngân hàng vẫn phải ra sức xử lý nợ những mong khơi thông dòng chảy tín dụng cũng như đảm bảo mục tiêu lợi nhuận trong năm 2016.
Việc xử lý nợ xấu chưa thể như kỳ vọng là do khâu phát mãi tài sản bằng bất động sản rất nhiều khê và chưa có giải pháp đầu ra
Tăng tốc xử lý, thu hồi nợ
Cùng với việc bán nợ cho VAMC, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro và tích cực triển khai thu hồi nợ. Vietcombank là ngân hàng điển hình về tự xử lý nợ. 8 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng đã tự xử lý được hơn 8.400 tỷ đồng nợ xấu, vượt 50% kế hoạch đề ra. Trong khi đó, cùng thời điểm, BIDV tự xử lý được hơn 4.200 tỷ đồng nợ xấu, hoàn thành 65% kế hoạch cả năm; MB hoàn thành tự xử lý nợ hơn 3.000 tỷ đồng; hay VPBank tự xử lý được hơn 2.000 tỷ đồng nợ xấu.
Tại ACB, Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn cho hay, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng đã thu hồi được 900 tỷ đồng nợ xấu. Ngoài ra, ACB có kế hoạch bán cho VAMC 1.000 tỷ nợ xấu trong năm 2015 và đã hoàn tất kế hoạch này vào cuối tháng 9, nâng tổng lượng nợ xấu bán cho VAMC trong 2 năm 2014 - 2015 lên 2.000 tỷ đồng, với mục tiêu kiểm soát nợ xấu về dưới 1% vào cuối năm 2015.
Hiện ACB còn khoản nợ "bầu" Kiên để lại chưa giải quyết xong. Trả lời ĐTCK về vấn đề này, lãnh đạo cấp cao ACB cho biết, các khoản nợ xấu liên quan đến "bầu" Kiên hiện vẫn được ACB trích lập dự phòng đầy đủ và đang từng bước xử lý theo đề án đã trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Tình hình khó khăn chung của thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây, nhất là khi ngành đang trải qua cuộc "đại phẫu" và đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Vì vậy, với các ngân hàng, để đảm bảo trong hoạt động và muốn làm sạch được nợ xấu, đòi hỏi tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận teo tóp, đồng thời cổ đông cũng phải hy sinh lợi nhuận.
Trường hợp điển hình phải kể đến là Eximbank, kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 2 năm gần đây không đạt kế hoạch do tăng trích lập dự phòng (dự phòng rủi ro tăng mạnh từ 84 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên 332 tỷ đồng, nên tổng lợi nhuận trước thuế quý III/2015 chỉ còn 110 tỷ đồng, giảm 61% so với quý cùng kỳ). Trong 11 tháng đầu năm 2015, Eximbank đã trích lập dự phòng rủi ro lên đến 1.172 tỷ đồng nên lợi nhuận còn lại 552 tỷ đồng trước thuế, đạt 55,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm (1.000 tỷ đồng).
Eximbank đang nỗ lực tái cơ cấu, trong đó vấn đề chính vẫn là giải quyết nợ xấu và cải thiện chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống 1,82% và cho vay khách hàng giảm 3% so với cuối năm 2014. Theo giải thích của ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Eximbank, Ngân hàng đã giảm cho vay tín chấp và danh mục cho vay sản phẩm tài chính lãi suất thấp và bán nợ xấu cho VAMC. Nếu loại trừ cho vay tín chấp và cho vay sản phẩm tài chính, tăng trưởng dư nợ cho vay thực tế đạt 11%, trong đó cho vay bán lẻ tăng 36%.
"Trước mắt, có thể lợi nhuận của Ngân hàng thấp, các cổ đông sẽ không nhận được cổ tức, nhưng trong tương lai, khi thu hồi được các khoản nợ xấu, các khoản dự phòng đã trích sẽ được hoàn nhập vào lợi nhuận, cổ tức sẽ tăng lên", ông Vũ nói.
Áp lực trước khối lượng lớn nợ xấu
Không chỉ với nhà băng lớn, mà ngân hàng quy mô vừa và nhỏ cũng đang nỗ lực xử lý và thu hồi nợ. Các số ngân hàng đã vượt kế hoạch cả năm về tự xử lý nợ, còn có OCB, SHB... Trong đó, SHB vượt gấp 2 lần kế hoạch (kế hoạch xử lý 500 tỷ đồng, nhưng thực hiện được hơn 1.100 tỷ đồng). Hay ABBank đến cuối tháng 8 thu hồi được 398 tỷ đồng nợ xấu, nhưng đến cuối tháng 9 đã đạt 656 tỷ đồng.
Trong khi đó, vẫn có những nhà băng còn cách xa mục tiêu tự xử lý nợ như SeABank mới hoàn thành được 14% chỉ tiêu, Kienlongbank đạt 23% chỉ tiêu... Tuy nhiên, với khối lượng nợ xấu gần 230.000 tỷ đồng mà VAMC "gom" về từ các ngân hàng, đến nay mới xử lý được hơn một nửa, đòi hỏi các nhà băng phải tăng trích dự phòng rủi ro, nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu mới có thể làm sạch nợ xấu, khơi thông dòng chảy tín dụng.
Theo nguồn tin từ NHNN, nhiều đơn vị đã vượt 100%, thậm chí 200%, có nơi còn vượt gần 600% chỉ tiêu bán nợ. BIDV bán nợ nhiều nhất cho VAMC, với tổng cộng hơn 11.000 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch 9.000 tỷ đồng). Tiếp đến là MaritimeBank khi bán gần 6.000 tỷ đồng, trong khi kế hoạch bán nợ chỉ 4.600 tỷ đồng. Vietcombank, MB, VPBank, LienVietPostBank, ACB, mỗi ngân hàng đặt chỉ tiêu bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu, song đến 30/9/2015 thì các nhà băng trên hoàn tất...
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho hay, đến cuối tháng 11/2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống được đưa về mức 2,72%. Đặc biệt, từ quý I/2015, không còn tồn tại 2 số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của các ngân hàng và số liệu kết quả giám sát của NHNN). NHNN cho biết, VAMC đang phát huy vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước, tuy nhiên, xử lý bài toán nợ xấu vẫn phải thuộc về trách nhiệm của ngân hàng.
Lãnh đạo các nhà băng lo ngại, nợ xấu chỉ mới giảm trên sổ sách, do trong 2 quý cuối năm 2015, các nhà băng đẩy mạnh việc bán nợ xấu cho VAMC theo chỉ tiêu NHNN áp đầu năm, còn việc xử lý nợ xấu xem ra còn nhiều khó khăn.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, với chỉ tiêu xử lý nợ được đưa ra trong năm nay ở mức 1.500 - 2.000 tỷ đồng, nhưng 9 tháng đầu năm, Ngân hàng chỉ mới giải quyết được một nửa. Việc xử lý nợ xấu chưa thể như kỳ vọng là do thủ tục phát mãi tài sản bằng bất động sản rất nhiều khê và chưa có giải pháp đầu ra.
Các ngân hàng kỳ vọng, thị trường bất động sản hồi phục là điều kiện tốt để đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu trong năm 2016, tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Mở TP. HCM, thị trường nhà đất thời gian qua có hiện tượng sốt "ảo".
Thông tư 14/2015/TT-NHNN vừa ban hành dù được nhiều người kỳ vọng là lối ra cho bài toán xử lý nợ xấu trong năm tới, song theo nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc mua - bán nợ xấu lẽ ra phải thực hiện trên cơ sở mua đứt bán đoạn thì hình như Thông tư chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Doanh nghiệp khởi động 2016 bằng kế hoạch tăng vốn Dù chưa thực sự kỳ vọng vào sức bật của thị trường trong năm 2016, nhưng nhiều DN vẫn chọn cách khởi động năm nay bằng kế hoạch phát hành tăng vốn. Dù chưa thực sự kỳ vọng vào sức bật của thị trường trong năm 2016, nhưng nhiều DN vẫn chọn cách khởi động năm nay bằng kế hoạch phát hành tăng...