Hà Nội tăng giá vé xe buýt từ 1/10
Vé lượt xe buýt sẽ tăng 2.000 đồng, vé tháng tăng thêm 20.000 – 65.000 đồng. Với mức giá mới, thành phố sẽ giảm trợ giá cho xe buýt gần 300 tỷ đồng mỗi năm.
Chiều 21/8, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, Thành ủy Hà Nội thống nhất mức điều chỉnh giá vé xe buýt áp dụng từ ngày 1/10.
Theo mức giá mới, giá vé xe buýt dưới 25 km là 5.000 đồng và 6.000 – 7.000 đồng cho hai cự ly còn lại. Đối với vé tháng, mức vé cho học sinh, sinh viên tăng lên là 45.000 đồng, những người khác là 90.000 đồng. Mức vé liên tuyến với học sinh, sinh viên là 90.000 đồng, những người khác là 140.000 đồng.
Trong khi đó, giá vé xe buýt ở Hà Nội hiện là 3.000 đồng với tuyến dưới 25 km, 4.000 đồng với các tuyến 25 – 30 km và 5.000 đồng với các tuyến hơn 30 km. Mức vé tháng một tuyến dành cho học sinh, sinh viên là 25.000 đồng, liên tuyến là 50.000 đồng, những người khác lần lượt là 50.000 đồng và 80.000 đồng.
Video đang HOT
Ngành giao thông cam kết nâng chất lượng xe buýt. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo ông Hải, giá vé xe buýt hiện tại được áp dụng từ năm 2005. Sau 7 năm, Chính phủ đã 8 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu, nhiên liệu cũng đã tăng hơn 3 lần… Nếu không tăng giá vé xe buýt, sức ép trợ giá sẽ là gánh nặng cho ngân sách thành phố.
Còn ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải khẳng định, tăng giá vé sẽ tạo điều kiện để đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Năm nay, Hà Nội sẽ thay thế khoảng 200 xe buýt cũ, tăng thêm 5 tuyến buýt mới bằng hình thức đấu thầu, các tuyến này sẽ được trang bị toàn bộ xe mới.
Theo khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), có 63% hành khách đồng ý tăng giá vé kết hợp với cải thiện chất lượng phục vụ của xe buýt.
Theo VNE
"Xắn tay" giải quyết vấn đề giao thông nhờ công nghệ
Hội thảo được tổ chức bởi Báo điện tử VietnamPlus phối hợp với Tạp chí Doanh Nhân và Truyền hình FujiTV.
- Nhờ công nghệ cảm biến số, khi có tình trạng tắc nghẽn, các thiết bị cảm biến sẽ tự động gửi thông tin về trung tâm điều hành, từ đó có những hướng dẫn người dân lưu thông kịp thời tránh di chuyển vào các điểm đang ùn tắc...
Đó là một trong những giải pháp được chia sẻ tại hội thảo Chiến lược và giải pháp quy hoạch giao thông đô thị bền vững vừa được tổ chức vào sáng nay, 26/7 tại Hà Nội thu hút sự tham gia của nhiều tên tuổi của làng công nghệ đến từ Nhật Bản như NTT Data, Fujitsu, Toshiba, Hitachi... Các bài thảo luận tập trung thiết thực vào quy hoạch giao thông đô thị của Việt Nam trong 20 năm tới, làm thế nào để Việt Nam tiết kiệm tối đa nguồn lực trong quy hoạch, xây dựng cơ cở hạ tầng đồng bộ cho giao thông đô thị.
Công nghệ cảm biến số để kiểm soát giao thông (Công ty NTT Data) là một ví dụ về tiết kiệm chi phí cơ hội, năng lượng và thời gian cho người tham gia giao thông. Công nghệ này cho phép thu thập dữ liệu giao thông thông qua các camera quan sát, hệ thống tín hiệu điều khiển thông minh và hệ thống cảm biến bao gồm các thiết bị cảm biến, biển báo, thiết bị truyền nhận thông tin đặt tại các điểm có lưu lượng xe qua lại cao hoặc các tuyến đường thường xuyên bị kẹt xe.
Khi có tình trạng tắc nghẽn, các thiết bị cảm biến sẽ tự động gửi thông tin về trung tâm điều hành. Các bảng LED điện tử được lắp đặt tại các địa điểm nói trên sẽ hiển thị các thông báo từ trung tâm điều hành về tình trạng giao thông, đồng thời hướng dẫn người dân lưu thông kịp thời tránh di chuyển vào vào các điểm đang ùn tắc.
Bài thuyết trình của đại diện công ty Fujitsu lại đưa ra một mô hình xã hội thông minh lấy con người là trung tâm. Với quan điểm đó, các giải pháp về cơ sở hạ tầng xã hội được xây dựng xung quanh con người, các giải pháp công nghệ thông tin truyền thông ICT được áp dụng để thu thập dữ liệu giao thông thông qua thăm dò và các sensors cảm biến, rồi được phân tích trên nền tảng Hội tụ (Convergence Platform). Từ đây sẽ có kết quả nhanh nhất phục vụ cho sự trơn tru trong hoạt động giao thông của con người.
Hội thảo Chiến lược và giải pháp quy hoạch giao thông đô thị bền vững nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều lãnh đạo Bộ, Ban ngành giao thông và các viện chiến lược, quy hoạch, quản lý giao thông vận tải của Việt Nam và các công ty của Nhật Bản như Tokyo Metro, Toshiba, NTT Data, Hitachi...
Theo vietbao
TP.HCM: Chỉ 1/10 lãnh đạo sử dụng email thường xuyên Trong hơn 300 cán bộ lãnh đạo các cấp của TP.HCM, chỉ có 30 người sử dụng hệ thống thư điện tử thường xuyên. Báo cáo "Tình hình sử dụng thư điện tử TP của các cấp lãnh đạo tại các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc TP.HCM" của Sở TT&TT TP.HCM đưa ra thống kê: tỷ lệ lãnh đạo không sử...