Hà Nội: Tăng giá nước sạch liên tiếp từ 1/10
Giá nước sạch tại Hà Nội dự kiến sẽ tăng liên tiếp trong 3 năm liền kể từ 1/10 tới đây – Giám đốc Công ty nước sạch Hà Nội cho biết tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 10/9.
Theo phương án điều chỉnh giá nước sạch tại Hà Nội do bà Vương Thị Thu Hồng, đại diện Sở Tài chính Hà Nội trình bày, liên ngành Tài chính – Xây dựng – Lao động thương binh và xã hội – Cục thuế Hà Nội đã thẩm định và báo cáo UBND Thành phố xem xét điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch bắt đầu từ 1/10 tới đây, năm 2013, mức giá nước thấp nhất phục vụ sinh hoạt sẽ là 4.172 đồng/m3 và mức giá cao nhất là giá nước phục vụ kinh doanh dịch vụ sẽ là 14.137 đồng/m3 (tăng bình quân 26,3% so với mức giá bình quân thực hiện từ ngày 1/1/2010).
Tiếp đó, năm 2014, giá nước thấp nhất phục vụ sinh hoạt là 5.020 đồng/m3, mức giá cao nhất phục vụ kinh doanh dịch vụ là 18.342 đồng/m3 (tăng 24,8% so với mức giá bình quân năm 2013)
Đến tháng 10/2015, mức giá nước thấp nhất phục vụ sinh hoạt là 5.973 đồng/m3, mức giá cao nhất phục vụ kinh doanh dịch vụ là 22.068 đồng/m3 (tăng 19,34% so với mức giá bình quân năm 2014).
Theo bà Vương Thị Thu Hồng, lý do để liên ngành đề xuất Thành phố điều chỉnh tăng giá nước sạch là vì các chi phí đầu vào như tiền lương tối thiểu vùng đã tăng từ 800.000đ/người/tháng lên đến 2.350.000 đồng/người/tháng, trong khi lương tối thiểu chung cũng dã tăng từ 650.000đồng/người/tháng lên 1.150.000 đồng/người/tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn, tiền điện… cũng đã tăng nhiều.
Bà Hồng cũng viện dẫn một số lý do khác như mức thuế tài nguyên tăng từ 0,5 lên 3%, trong khi đó, giá tính thuế được tính theo giá bán lẻ thực tế, vì vậy, chi phí thuế tài nguyên cũng tăng 8,15 lần so với phương án được duyệt năm 2009. Ngoài ra, còn có một số khoản chi phí mới được quy định nhưng trong phương án tính theo giá nước năm 2009 chưa có như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, chi phí dịch vụ môi trường rừng, chi phí an toàn vệ sinh…
Video đang HOT
Cũng theo bà Hồng, liên ngành Thành phố đã thẩm định giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch năm 2014 là 7.906,14 đồng/m3 và năm 2015 là 8.296,16đồng/m3. Như vậy, nếu tăng giá nước như phương án trên thì năm 2013, mức giá nước bán ra chỉ bằng 85,09% giá thành; năm 2014 bằng 100% giá thành và năm 2015 mới có lãi (bằng 113,74% giá thành). Do đợt tăng giá vào 1/10 sắp tới do chưa bằng mức giá thành sản xuất nên công ty vẫn lỗ khoảng 185,24 tỷ đồng. Do vậy, số tiền lãi của năm 2015 sẽ dùng để bù vào chi phí còn thiếu của năm 2013.
Bà Hồng cũng cho rằng, giá nước tăng sẽ không ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người dân Hà Nội.
Nước sạch sẽ tăng giá từ 1/10 tới đây
Giá nước Hà Nội thấp hơn nhiều thành phố khác?
Chia sẻ tại buổi họp, Tổng Giám đốc Tổng công ty nước sạch Hà Nội – ông Nguyễn Như Hải cho biết, dù tăng giá, người Hà Nội vẫn đang được dùng giá nước sạch (mức thấp nhất) thấp hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác. Đơn cử như ở Quảng Ninh và Hải Dương có giá nước sạch thấp nhất là 6.200 đồng/m3; TP. Hồ Chí Minh là 5.300 đồng/m3…
“Tuy phương án tăng giá này thực sự chưa thỏa đáng nhưng vì nhiệm vụ chính trị, vì để tránh “sốc” nên chúng tôi phải chấp nhận tăng giá theo lộ trình và tăng vào thời điểm tháng 10 để không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng” – ông Hải nói.
Tuy nhiên, ông Hải không cho biết, chi phí đầu vào để sản xuất nước sạch tại Hà Nội so với chi phí tại các địa phương nói trên là như thế nào, bởi có ý kiến cho rằng, những địa phương có mật độ người dùng thấp thì chi phí chắc chắn phải cao hơn nơi có mật độ người dùng cao như Hà Nội. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng tại Hà Nội đã được đầu tư từ lâu, trong khi nhiều địa phương phải đầu tư từ đầu và vì vậy, “không nên so sánh giá nước ở Hà Nội thấp hơn các địa phương khác”.
Ông Tổng Giám đốc Tổng công ty nước sạch Hà Nội cũng cho biết, Tổng Công ty nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước lấy thu bù chi chứ không phải là một doanh nghiệp công ích. Công ty này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do đường ống nước vỡ liên tục bởi sự đào bới của nhiều doanh nghiệp khác, khiến đơn vị này “suốt ngày phải đi khắc phục sự cố”.
Ông Hải cũng cho biết, do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên trong thời gian qua, ngay tại nội đô Hà Nội vẫn còn khu vực Phú Thượng là chưa có nước sạch. Tuy nhiên, đến nay công trình nước sạch ở khu vực này đang chuẩn bị được bàn giao và đây là khu vực cuối cùng còn lại của nội đô của Hà Nội được cung cấp nước sạch.
Người đứng đầu Công ty nước sạch Hà Nội cu là một doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công ty nước sạch Hà Nội không có “mức lương khủng” như một số doanh nghiệp công ích ở TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, lương của Tổng Giám đốc là vào khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Theo_VnMedia
Giá nước sạch nông thôn tăng từ 6% - 25%
UBND TP đã đồng ý cho phép tăng giá nước sạch khu vực nông thôn trên địa bàn TPHCM kể từ ngày 1/4. Theo đó, giá nước sạch nông thôn sẽ tăng từ 200 - 1.600 đồng/m3 (tương đương 6% - 25%), tùy theo đối tượng sử dụng và khối lượng sử dụng hàng tháng.
Hiện khoảng 350.000 cư dân khu vực nông thôn trên địa bàn các quận huyện vùng ven của TPHCM sử dụng nước sạch nông thôn do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn TPHCM cung cấp. Mỗi tháng lượng nước tiêu thụ là 1,2 triệu m3.
Trước đó, đơn vị cung cấp nước lớn nhất thành phố là Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) cũng đã tăng giá nước lên từ ngày 1/1/2013. Theo đó, giá nước sạch trên địa bàn TPHCM sẽ được điều chỉnh tăng thêm từ 400 - 1.700 đồng/m3 (tùy theo đối tượng sử dụng), tương đương tăng từ 4% - 17% so với giá nước cũ.
Theo Dantri
Giá nước sạch Hà Nội sẽ tăng trong tháng tới Để bù đắp khoản lỗ do giá bán nước sạch thấp hơn so với giá thành sản xuất, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội dự kiến tăng giá nước phục vụ sinh hoạt lên hơn 4.000 đồng/m3, giá nước phục vụ kinh doanh lên hơn 14.000 đồng/m3 từ ngày 1/10 tới. Giám đốc Công ty Nước sạch Hà Nội Nguyễn Như...