Hà Nội: Tăng cường phòng chống tiêu chảy cấp
Trước diễn biến có chiều hướng phức tạp của dịch tiêu chảy cấp, Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường chủ động phòng chống và điều trị bệnh để hạn chế tử vong do bệnh dịch.
Ảnh minh họa
Với các đơn vị y tế dự phòng, Sở Y tế yêu cầu chủ động giám sát tiêu chảy cấp tại cộng đồng, khi phát hiện ổ dịch phải thực hiện khoanh vùng xử lý, lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh, quản lý người bệnh để hạn chế lây lan. Đảm bảo đủ cơ số thuốc, đáp ứng việc bù nước, điện giải và điều trị nguyên nhân cho bệnh nhân ngay từ cộng đồng và tuyến điều trị ban đầu theo đúng quy định.
Với các cơ sở điều trị tổ chức tập huấn lại cho nhân viên y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu chảy cấp của Bộ Y tế. Chuẩn bị đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men cần thiết sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân tiêu chảy cấp; thực hiện nghiêm túc việc thu dung, chẩn đoán, cấp cứu, cách ly, điều trị, chuyển tuyến bệnh nhân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch bệnh.
Các cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện việc kiểm tra giám sát vệ sinh dịch vụ ăn uống, đảm bảo đủ nguồn nước sạch sinh hoạt, điều kiện vệ sinh cho người bệnh, người nhà bệnh nhân như nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nơi rửa tay…tăng cường truyền thông để phòng chống tiêu chảy cấp trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Video đang HOT
Để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, ngành y tế đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong cộng đồng về phòng chống dịch bệnh tiêu chảy cấp và các biện pháp phòng chống dịch để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo Vnmedia
5 triệu người phóng uế bừa bãi: Dịch tiêu chảy rình rập
Theo ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế, mỗi ngày cả nước có hàng nghìn tấn phân thải ra môi trường, có khoảng 5 triệu người phóng uế ra môi trường.
TP.HCM được xem là nơi có môi trường ô nhiễm nhiều, nguy cơ gây ra dịch tiêu chảy
Trong cuộc họp về dịch bệnh chiều 6/8, Bộ Y tế cho biết, các ca mắc tiêu chảy cấp chủ yếu do điều kiện vệ sinh kém, nhiều nơi nguồn nước còn nhiễm khuẩn.
Theo số liệu Bộ Y tế tổng hợp, tính từ đầu năm 2014 đến nay, toàn quốc ghi nhận 301.570 trường hợp mắc tiêu chảy cấp, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại tỉnh Thanh Hóa và TP Hồ Chí Minh. Con số này giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Các trường hợp tử vong này xảy ra tại những địa phương có điều kiện vệ sinh kém, nước ao hồ tù đọng, cầu tiêu đặt trên ao cá, rác thải không được thu gom và thiếu nước sạch. Qua kiểm tra, phát hiện các nguồn nước sạch ở đây có rất ít chất clo dư và còn chứa một lượng đáng báo động vi khuẩn.
Theo ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế, mỗi ngày cả nước có hàng nghìn tấn phân thải ra môi trường, có khoảng 5 triệu người phóng uế ra môi trường. Đây là nguy cơ khiến dịch tiêu chảy luôn đe dọa.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 2014 có 62% hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, còn 38% nhà tiêu chưa đạt chuẩn. Tình hình môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Có 6 tỉnh còn tỷ lệ 60% hộ gia đình không có nhà tiêu vệ sinh,10 triệu hộ gia đình sử dụng cầu tiêu ao cá, đặc biệt ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo Bộ Y tế, tại TP.HCM, cuối tháng 7 vừa qua đã có 2 ổ dịch tiêu chảy cấp. Ổ dịch đầu tiên tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã có 9 ca mắc, 1 tử vong. Kết quả xét nghiệm cho thấy nguyên nhân là do vi khuẩn E.Coli. Bệnh nhân đều có biểu hiện chung đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có màu vàng.
Ổ thứ 2 ở ấp 5, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh với 2 người lớn và 3 trẻ em mắc cũng đã kết thúc với 1 ca tử vong dương tính với E. Coli.
Phát biểu tại hội nghị, PGS TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM: Hai ổ dịch này đã được khống chế nhưng điều lo ngại là các hộ gia đình sống ở khu vực tự phát nên vệ sinh thấp kém, nước ao hồ tù đọng, cầu tiêu, rác thải không được thu gom. Mỗi gia đình có 1 - 2 ao nuôi cá. Nhà vệ sinh được "tọa lạc" trực tiếp trên ao cá, hoặc xây trong nhà nhưng đường dẫn cũng đổ thẳng ra cho cá ăn.
Trong khi đó, nguồn nước máy sử dụng cho sinh hoạt hạn chế nên người dân cũng phải lấy nước giếng tự khoan tại nhà, thậm chí rửa bát chén với... nước ao. Ruồi muỗi nhiều, các dụng cụ chứa nước cũng không được che đậy nên cũng bị ruồi bâu. E. Coli không thể "coi thường" vì chính vi khuẩn này đã gây vụ dịch tiêu chảy cấp ở Đức năm 2011 làm 4.000 người mắc và 40 ca tử vong.
Cho đến nay, Viện Pasteur TP.HCM đã lấy mẫu ốc bươu tại chợ Cầu Xáng, nơi cung cấp thực phẩm cho rất nhiều hộ dân ở ở xã Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh xét nghiệm và dương tính với phẩy khuẩn tả từng gây ra vụ dịch tả cách đây 5 năm. Viện này đang tiếp tục điều tra về nơi sống của ốc bươu này để khu trú được khu vực nhiễm vi khuẩn này.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, môi trường là gốc, nước, thực phẩm rồi mới đến bệnh. Với điều kiện vệ sinh chưa tốt ở nhiều địa phương thì có thể trong thời gian tới vẫn tiếp tục có những ca tiêu chảy cấp, thậm chí là mắc bệnh tả.
Dự báo chu kỳ của dịch tả cách đây 3, 4 năm chúng ta nghi do thịt chó, rau sống nhưng gần đây phân tích nước thấy một vài nơi không đảm bảo. Chính vì thế để đảm bảo tiêu chảy không thành dịch cần đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Theo Infonet
Dịch tả nguy cơ xảy ra tại TP. HCM Mẫu ốc bươu lấy ở chợ TP HCM có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả khiến Bộ Y tế lo ngại nếu mầm bệnh phát triển trong nguồn nước có thể gây thành dịch. Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết mẫu điều tra được lấy từ cửa hàng bán ốc và...