Hà Nội tăng cường hơn 2.000 lượt xe khách dịp Tết Tân Sửu
Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội vừa công bố kế hoạch cao điểm phục vụ hành khách dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Hà Nội tăng cường hơn 2.000 lượt xe phục vụ hành khách dịp Tết Tân Sửu 2021 – Ảnh BX Mỹ Đình
Tin từ Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội, dịp Tết Dương lịch năm 2021, người lao động được nghỉ 3 ngày, dự kiến lượng khách qua bến sẽ đông hơn một chút so với các ngày cuối tuần trong năm. Với đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày, dự kiến lượng khách sẽ tăng khoảng 130 – 150% so với ngày thường.
Ông Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, các phương tiện vận tải trên các bến đang hoạt động với bình quân khoảng 50% hệ số trọng tải phượng tiện. Vì vậy, lượng xe cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên, đối với một số tuyến như: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Thái Bình, Sơn La, Lào Cai … có thể xảy ra tình trạng ùn cục bộ vào từng thời điểm song lượng xe trên tuyến và xe dự phòng tăng cường vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày.
“Lượng xe dự phòng tăng cường cho cả đợt cao điểm là 2.030 xe. Trong đó, Bến xe Giáp Bát dự phòng tăng cường 905 xe; Bến xe Gia Lâm dự phòng tăng cường 290 xe và Bến xe Mỹ Đình dự phòng tăng cường 835 xe. Ngoài ra, các tuyến buýt kế cận với tần suất cao cũng làm giảm tải lượng hành khách liên tỉnh đi các tuyến đường ngắn”, ông Toàn cho hay.
Video đang HOT
Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội yêu cầu, các bến xe triển khai tăng cường huy động 100% CBCNV đi làm trong đợt cao điểm phục vụ Tết. Tăng cường lực lượng tuần tra, ứng trực đảm bảo tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an toàn phòng chống cháy nổ.
Cùng đó, phục vụ hành khách chu đáo, thuận lợi, an toàn, văn minh, lịch sự, giải tỏa hết khách đi trong ngày. Đảm bảo không để xảy ra ùn tắc cục bộ. Kiểm tra thể lệ vận tải các xe ôtô hoạt động theo quy định, đảm bảo an toàn cho từng chuyến xe xuất bến.
Quảng Ninh: Tăng cường nâng cao hiệu quả trong công tác hoạt động cải cách Tư pháp
Công tác CCTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Sau khi Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020 được ban hành, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tiến hành củng cố, kiện toàn và bổ sung nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh, xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW; chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhất là lãnh đạo các cơ quan tư pháp tỉnh tổ chức quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW, Chương trình hành động của Tỉnh ủy tới tận cán bộ, công chức và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCTP từng giai đoạn và từng năm của đơn vị, địa phương mình. Qua 7 năm triển thực hiện, công tác CCTP trên địa bàn tỉnh đã thể hiện sự tiến bộ rõ nét ở nhiều mặt.
Hội nghị "Tập huấn kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp"
Cụ thể, trong thời gian qua, công tác bắt, giam, giữ và điều tra, xử lý tội phạm được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm, không có án tồn đọng, quá hạn luật định. Hàng năm, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh đều tổ chức các đoàn kiểm tra toàn diện hoặc theo từng chuyên đề nghiệp vụ tại các phòng trực thuộc và VKSND cấp huyện. Qua các cuộc kiểm tra đã chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại, đề ra hướng khắc phục những tồn tại, khuyết điểm đó và giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong nghiệp vụ của đơn vị, địa phương.
Bên cạnh đó, các Tòa án nhân dân cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự và kinh doanh thương mại đều tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết án, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của ngành.
Theo báo cáo của ngành TAND tỉnh, trong năm 2011 đến nay đã thụ lý trên trên 4.000 vụ án các loại, đã giải quyết xét xử trên 4.000 vụ, đạt tỷ lệ 96,6%, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hành chính tư pháp, thụ lý, thống kê, báo cáo và nhiều mặt công tác khác.
Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành rà soát, khảo sát thực tế tình hình tội phạm và số lượng cán bộ làm công tác điều tra án hình sự, kinh tế, ma túy hiện có ở từng cơ quan điều tra cấp tỉnh và cấp huyện để quyết định điều động, bố trí cán bộ phù hợp với tình hình thực tế.
Tỉnh cũng đã xây dựng được đội ngũ cán bộ dự bị, kế cận có đủ điều kiện về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác để đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý khi có nhu cầu cần bổ sung, thay thế.
Bên cạnh đó, xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng, các ngành luôn tạo điều kiện để cán bộ, kiểm sát viên, nhất là cán bộ trẻ trong quy hoạch dự nguồn tham gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị.
Đồng thời luôn luôn đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp tại kỳ họp HĐND: Các báo cáo định kỳ trước kỳ họp HĐND tỉnh về nội dung hoạt động của cơ quan tư pháp đều được hầu hết các đại biểu nhất trí, không có nhiều chất vấn. Bởi nội dung báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế đã nhận xét, đánh giá đúng những ưu, khuyết điểm và kiến nghị khắc phục với tinh thần phản biện thẳng thắn, đúng pháp luật và mang tính thuyết phục.
Trong công tác tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, Thường trực HĐND tỉnh và Ban Pháp chế đã tiến hành giám sát một số nội dung như: Việc tăng thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện; tình hình chấp hành pháp luật trong công tác giam, giữ của Trại tạm giam Công an tỉnh và nhà tạm giữ của công an các địa phương; việc thi hành Nghị định 60, 61 của Chính phủ về chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ; tình hình thực hiện chức năng kiểm sát án hình sự, thực hành quyền công tố của VKSND tỉnh và tình hình xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh định kỳ 06 tháng và hàng năm; tình hình chấp hành pháp luật về giải quyết án thi hành án dân sự.
Nói về công tác CCTP, Đại tá Nhâm Ngọc Tám, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng ninh cho biết: CCTP nói chung và CCTP của Công an tỉnh nói riêng là một yêu cầu cấp thiết và đang được triển khai đạt hiệu quả. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Công an các đơn vị, địa phương đã xây dựng các kế hoạch triển khai. Hằng năm, căn cứ chỉ đạo của Ban chỉ đạo CCTP, Công an tỉnh đều xây dựng các kế hoạch để triển khai thực hiện tốt công tác CCTP.
Theo đó, định kỳ 6 tháng đến 1 năm, Công an tỉnh đều tổ chức sơ kết, tổng kết công tác CCTP và xây dựng các báo cáo sơ kết theo từng năm nhằm phục vụ các đoàn kiểm tra của Bộ Công an và Ban chỉ đạo CCTP tỉnh.
Từ những kết quả trên cho thấy, nhiệm vụ CCTP theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực CCTP trong toàn tỉnh, góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội tỉnh.
Trao tặng công trình thể dục, thể thao tặng Giáo xứ Suối Rao Sáng 20-11, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức lễ bàn giao công trình văn hóa, thể dục-thể thao tặng Giáo xứ Suối Rao (xã Suối Rao, huyện Châu Đức). Toàn bộ công trình gồm: 7 bộ dụng cụ tập thể dục, thể thao ngoài trời, được lắp đặt trong khuôn viên giáo xứ; 1 bia ghi tên...