Hà Nội tăng cường giám sát quản lý tài sản công là nhà, đất sở hữu nhà nước
Trong tháng 5 và 6, Thành phố Hà Nội tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố.
Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 08/QĐ-HĐND về việc tổ chức Đoàn giám sát của HĐND thành phố giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của thành phố, theo Hà Nội mới.
Theo đó, mục đích của đợt giám sát nhằm đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội của thành phố Hà Nội; quản lý, sử dụng quỹ nhà, quỹ đất 20-25% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị để làm nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
Yêu cầu của đợt giám sát phải đánh giá chính xác, khách quan, đúng thực tế và quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố về quản lý, sử dụng tài sản công.
Dự kiến, trong tháng 5 và 6/2022, Đoàn giám sát sẽ làm việc với UBND thành phố; các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã về nội dung này.
Trong đó, đoàn giám sát chú trọng xem xét, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công là các cơ sở nhà, đất, bao gồm: Trụ sở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị – xã hội của thành phố; nhà thuộc sở hữu Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ; nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích để ở nhà công vụ, nhà ở cũ, nhà tái định cư và nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước; quỹ nhà kinh doanh dịch vụ tầng 1 nhà chung cư tái định cư tại các dự án, khu đô thị (diện tích do thành phố quản lý); quỹ nhà, quỹ đất 20-25% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị để làm nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
Đoàn giám sát cũng sẽ tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, trách nhiệm để có kiến nghị với các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của thành phố.
Hà Nội sẽ hoàn thành 76 dự án nhà ở thương mại giai đoạn 2022-2025
Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố đang triển khai 149 dự án nhà ở, gồm 92 dự án nhà ở thương mại, cung cấp khoảng 34,69 triệu m2 sàn và 57 dự án nhà ở xã hội, cung cấp khoảng 6,64 triệu m2 sàn nhà ở.
Giai đoạn 2022-2025, khả năng Hà Nội sẽ có 76 dự án nhà ở thương mại hoàn thành, cung cấp 18,82 triệu m2 sàn nhà ở.
Cụ thể, đến cuối năm 2021 đã có 64 dự án nhận được quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, đã cơ bản xong giải phóng mặt bằng, hiện chuẩn bị hoặc đang chuẩn bị thi công xây dựng, còn lại 12 dự án vẫn đang rà soát, điều chỉnh tiến độ đã phê duyệt, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hoặc đang thi công xây dựng.
Hà Nội sẽ hoàn thành 76 dự án nhà ở thương mại giai đoạn 2022-2025.
Đối với dự án nhà ở xã hội, trong tổng số 57 dự án, hiện có 43 dự án dành cho người thu nhập thấp, cung cấp khoảng 3,57 triệu m2 sàn nhà ở; 9 dự án nhà ở dành cho công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, cung cấp khoảng 0,57 triệu m2 sàn nhà ở; 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung cung cấp khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở.
Trong những năm gần đây, Hà Nội đứng trước áp lực lớn về nhu cầu nhà ở, đặc biệt là phân khúc nhà giá rẻ. Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh, số người nhập cư lớn. Thời gian qua, thành phố cũng đã tập trung phát triển các dự án nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu an cư và cải thiện chất lượng sống cho người dân. Để thúc đẩy việc sớm xây dựng, hoàn thành các dự án này, thành phố đã kiến nghị Bộ Xây dựng rà soát kỹ lưỡng các thủ tục hành chính và cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch kiến trúc, quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy hoạch và các chủ đầu tư triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở...
Lấy tiền và đất ở đâu để làm 1 triệu căn nhà ở xã hội? Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trước kế hoạch xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của TPHCM. Đóng tiền thay vì đóng đất Theo Bộ Xây dựng, tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm căn...